Tham khảo mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng viết sao cho chuẩn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng
Từ nhiều năm trở lại đây tiếng Anh luôn là vấn đề quan trọng trong nhiều công việc, đặc biệt là khối ngành dịch vụ. Vì vậy khi đi xin việc thì một mẫu CV bằng tiếng Anh luôn giành được sự ưu tiên từ nhà tuyển dụng. Hôm nay hãy cùng viecday365.com tìm hiểu mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng chuẩn nhất nhé!
1. Tầm quan trọng của mẫu Cv tiếng Anh cho nhà hàng
Trong nhiều năm trở lại đây tiếng Anh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và học tập, bởi đất nước ngày càng phát triển hội nhập sẽ có nhiều du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam hơn. Chính vì vậy các nhà hàng quán ăn không chỉ phục vụ cho mỗi người Việt mà thực khách quốc tế cũng chiếm số lượng lớn, nên các nhân viên nhà hàng thông thạo tiếng Anh giờ đây đã trở thành điều cơ bản và tối quan trọng trong công việc.
Để đáp ứng nhu cầu, các ứng viên khi đi xin việc phải thể hiện được trình độ tiếng Anh của mình qua mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng, đây là ấn tượng đầu tiên về bản thân nên bạn phải viết sao cho hay và hợp lý, thể hiện trình độ của mình. Khi viết CV bằng tiếng Anh bạn không cần quá làm màu về bản thân quá nhiều, thay vào đó bạn hãy thể hiện khả năng của mình trong lúc viết CV bằng tiếng Anh. Vì vậy mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng.
Xem thêm: CV và Portfolio? Sự khác biệt giữa chúng? Bạn có biết không?
2. Cách viết mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng chuẩn nhất
2.1. Thông tin bản thân
Khi đã xác định viết CV bằng tiếng Anh thì tất cả các thông tin trong CV phải sử dụng tiếng Anh, các thông tin cá nhân của ứng viên cũng được thể hiện bằng tiếng Anh một cách chuẩn chỉ nhất.
Trong CV sẽ có các mục như:
Full name: là họ tên của ứng viên
Gender: là giới tính ứng viên, dù bản thân bạn là giới tính gì thì hãy ghi đúng giới tính trong giấy tờ tùy thân nhé.
Date of birth: ngày tháng năm sinh của ứng viên.
Marital status: phần này là tình trạng hôn nhân hiện tại của ứng viên.
Phone number: số điện thoại đang sử dụng và có thể liên lạc được với nơi làm việc
Address: địa chỉ hiện tại của ứng viên, bạn nên chỉ ra địa chỉ nơi bạn đang sinh sống chứ không phải quê quá của mình để nhà tuyển dụng ướm chừng khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc của bạn.
Cuối cùng là Email: bạn hãy điền địa chỉ email của mình để nhà tuyển dụng cũng như nơi làm việc thông báo những thông tin quan trọng như lương thưởng cho bạn.
2.2. Trình độ học vấn của ứng viên
Dù Cv có thể hiện bằng ngôn ngữ nào thì bạn cũng cần phải nêu rõ trình độ học vấn của bạn, trình độ học vấn được thể hiện sơ qua các mục như:
University: là tên trường đại học mà bạn đã hoặc đang theo học, nếu bạn không học đại học có thể bỏ qua phần này.
Time: là thời gian bạn theo học, có thể là 4 đến 5 năm, nhưng tốt nhất bạn nên ghi năm vào học và năm ra trường hoặc năm dự kiến ra trường.
Major: chuyên ngành học của bạn tại trường
GPA: đây là điểm trung bình của bạn khi tốt nghiệp, nếu chưa tốt nghiệp thì điểm này sẽ lấy trong thời gian gần nhất.
Ngoài ra bạn cũng có thể kể đến một vài khóa học có thể liên quan đến ngành học hay công việc của bạn để đa dạng hóa kiến thức cũng như cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người ham học hỏi. Đây cũng là điểm cộng để tăng thêm lợi thế cho bản thân.
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Trong bất cứ một CV nào thì phần mục tiêu nghề nghiệp là phần rất quan trọng, thể hiện mong muốn của bản thân trong công việc. Nó cũng thể hiện được định hướng của bản thân trong tương lai. Nhưng điều quan trọng là bạn phải thể hiện những điều ấy như thế nào trong CV để nhà tuyển dụng thấy bạn là một người có nghiêm túc với công việc của nhà hàng. Cụ thể bạn phải viết rõ ràng thành 2 mục là ngắn hạn và dài hạn.
Về mục tiêu ngắn hạn bạn hãy nêu mong muốn của bản thân, ngoài việc áp dụng những gì mình đã học được từ trường lớp vào công việc thì bạn mong muốn tiếp thu thêm những kinh nghiệm như thế nào. Lúc này bạn hãy thể hiện sự cố gắng của bản thân để có thể hoàn thành xuất sắc những công việc được giao.
Mục tiêu dài hạn: phần mục tiêu dài hạn là từ 3 đến 5 năm, sau một khoảng thời gian dài công tác trong nhà hàng bạn đã đạt được những thành tựu nhất định và lúc này mục tiêu của bạn có thể là chức vụ quản lý ca, hay thậm trí là cửa hàng trưởng trong các nhà hàng. Bạn phải diễn tả bằng tiếng Anh một cách hợp lý và trau chuốt, đừng cố đặt ra những mục tiêu lớn lao như thăng tiến lên một chức vị rất cao trong thời gian ngắn, điều khó khá không thực tế và có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp khả năng của ứng viên.
2.4. Các kỹ năng
Đối với ứng viên muốn ứng tuyển các vị trí trong nhà hàng, chưa kể đến kinh nghiệm thì bạn phải có những kỹ năng hết sức cơ bản, là kim chỉ nam giúp bạn tiếp xúc với mọi người một cách hay và lịch sự nhất. Ngoài ra bạn hãy nêu các kỹ năng liên quan đến công việc của bạn, không thể xin vào khối nhà mà kể kỹ năng hội họa hay chụp ảnh, tất nhiên nó là một kỹ năng tốt nhưng nó không liên quan và không giúp ích được gì cho nhà hàng mà bạn ứng tuyển. Có khá nhiều kỹ năng mà một nhân viên trong nhà hàng cần đáp ứng như:
Communication: kỹ năng giao tiếp, với châm ngôn khách hàng là thượng đế thì bạn phải giao tiếp thật khéo léo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Presentation: kỹ năng thuyết trình trước đám đông: đây là kỹ năng khá quan trọng không chỉ trong nhà hàng mà các công việc khác cũng rất cần. Bạn cần trình bày những ý tưởng hay giải thích bất cứ vấn đề gì cho khách hàng.
Organizing: kỹ năng tổ chức, sắp xếp: trong nhà hàng, bạn phải biết cách sắp xếp vị trí khách hàng cho phù hợp với số lượng khách, khách dẫn theo trẻ em thì ngồi khu vực nào là hợp lý,…
Conflict resolution: có kỹ năng giải quyết vấn đề, nhất là các mâu thuẫn: trong nhà hàng không tránh khỏi những mâu thuẫn hay các vấn đề mà khách hàng gặp phải, vậy nên bạn phải có kỹ năng giải quyết chúng để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.
Và còn rất nhiều kỹ năng khác mà một người làm trong khối nhà hàng phải đáp ứng, bạn nên lựa chọn những câu từ hợp lý, trình bày ngắn gọn những kỹ năng này bằng tiếng anh để CV của bạn có thể pass qua vòng phỏng vấn.
2.5. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một mục rất quan trọng được nhà tuyển dụng quan tâm trong các CV bằng tiếng Anh, bạn nên ghi một cách rõ ràng và mạch lạc những công việc đã làm và mô tả nó bằng những từ khóa quan trọng, liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển càng tốt. Hãy đảm bảo việc liệt kê các công việc ứng với các nội dung như:
Job title: tên công việc bạn đã từng làm
Company: tên doanh nghiệp hoặc công ty tổ chức bạn đã làm
Time: ghi thời gian cụ thể mà bạn bắt đầu và kết thúc công việc.
Main responsibilities: các nhiệm vụ mà bạn làm trong công việc đó như thế nào?
Nếu chưa có kinh nghiệm thì những hoạt động cộng đồng hay tình nguyện và tham gia câu lạc bộ cũng làm nổi bật CV của bạn. Những kinh nghiệm này là trải nghiệm tích cực của bạn, và ghi những hoạt động cũng như công việc bạn làm gần nhất lên trước nhé.
Xem thêm: Người tham chiếu trong CV là gì? Người bảo lãnh năng lực ứng viên
3. Một số lưu ý trong mẫu Cv tiếng anh cho nhà hàng
Trong Cv bạn cần trình bày sao cho ngắn gọn súc tích, các nội dung cần sắp xếp và phân chia vị trí một cách hợp lý. Nhất là các nội dung quan trọng như kinh nghiệm làm việc hay các kỹ năng đều phải thể hiện một cách rõ ràng. Nếu hai phần này bạn trình bày không chính xác thì rất có thể CV của bạn có thể bị loại ngay lập tức.
Ngoài ra vì CV được viết bằng tiếng Anh nên bạn phải kiểm tra ngữ pháp và chính tả một cách chặt chẽ, tra cứu thật kỹ xem mình có viết sai hay thiếu gì không. Nếu bạn không thành thạo tiếng Anh lắm thì có thể tham khảo thêm các mẫu trên mạng để giành được ưu thế cho mình nhé.
Sở hữu mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng sẽ giúp các bạn tăng cơ hội trúng tuyển, việc của bạn là phải viết sao cho hợp lý và các thông tin đưa ra phải mang tính thuyết phục nhà tuyển dụng. Hy vọng các thông tin trên từ viecday365.com sẽ giúp cho các ứng viên tìm được việc làm ưng ý.