Mẫn cán là gì? Mẫn cán có cần thiết trong công việc và cuộc sống?
Tác giả: Diệp Lạc 12-08-2024
Mẫn cán là một từ khá thông dụng được người xưa sử dụng khi muốn khen ngợi một ai đó, thời đại ngày nay, chúng ta ít khi nghe hay sử dụng từ này. Trong bài viết hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết mẫn cán là gì? Mẫn cán có cần thiết trong công việc và cuộc sống?
1. Mẫn cán là gì?
Khi muốn khen ngợi ai đó trong công việc, bạn đã biết cách dùng từ như thế nào chưa? Có phải bạn chỉ biết đến và sử dụng các từ có ý nghĩa cụ thể như “bạn tuyệt quá”; “bạn giỏi quá”; “bạn xuất sắc thật đó”,… có một cụm từ thường được thế hệ ông, cha, ba, mẹ chúng ta sử dụng khi muốn khen ngợi một nhân viên làm việc chăm chỉ, xuất sắc – “mẫn cán”. Vậy bạn có biết nghĩa nó là gì? viecday365 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay dưới đây.
Thật ra, có rất nhiều từ mà thế hệ cha mẹ sử dụng, đến giờ tôi vẫn không thể hiểu được, tại sao nó có nghĩa như vậy. Tuy nhiên, nếu chúng ta bình tâm lại và phân tích, bạn sẽ thấy “Ồ! Hóa ra là vậy!”. Mẫn cán là một từ ghép được tạo nên từ 2 từ đơn có ý nghĩa riêng biệt: “mẫn” trong từ cần mẫn, chăm chỉ, chịu khó; “cán” trong từ cáng đáng công việc, tức có thể lo toan và làm tốt các công việc.
Tóm lại, “mẫn cán” là một từ dùng để khen ngợi, dùng để chỉ những người tháo vát, năng nổ và nhiệt tình làm việc; công việc được phân công họ luôn luôn hoàn thành tốt mà không cần phải nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện.
Thông thường, mẫn cán được sử dụng trong các câu như: “em là một sinh viên mẫn cán”; “bạn là một nhân viên mẫn cán”; “cô ấy làm việc mẫn cán”; “con là người con dâu mẫn cán”; “anh là người cán bộ mẫn cán”;…
Xem thêm: Nỗ lực là gì? Hướng dẫn cách nỗ lực để mang đến thành công
2. Tầm quan trọng của mẫn cán đối với doanh nghiệp và nhân viên
Doanh nghiệp luôn luôn phải thay đổi, cập nhật sự biến động của thị trường và ứng phó lại với sự biến động đó; nếu không thay đổi, không vặn mình, doanh nghiệp khó có thể tồn tại. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, gần như không tồn tại thị trường độc quyền, thị trường nào cũng có những đối thủ cạnh tranh, những người đi đầu trong mỗi lĩnh vực.
Để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường, ngoài việc kiểm soát sự ảnh hưởng của thị trường đến doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải kiểm soát tốt nguồn nhân lực và khả năng phát triển của nội bộ doanh nghiệp; một trong những lý do chính làm nên sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nếu một doanh nghiệp chỉ tồn tại các nhân viên, sáng đi làm chấm công; làm hời hợt cho xong rồi chiều hết giờ đi về; vậy hiệu quả làm việc có được đảm bảo. Chắc chắn là không. Để công ty có thể phát triển và hoàn thành các mục tiêu đề ra, mỗi nhân viên phải tự trau dồi phẩm chất mẫn cán cho chính mình, chủ động hoàn thành các công việc được phân công với hiệu quả làm việc cao nhất.
Nếu để cho nhân viên tự mình nhìn nhận và cố gắng; họ sẽ không quan tâm, bởi họ nghĩ, làm việc chăm chỉ thì cũng tốt cho công ty, họ được hưởng điều gì? Lúc này, nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp cần tác động để tạo sự mẫn cán cho mỗi cá nhân nhân viên, họ quan tâm điều gì? Họ sẽ đặt tâm huyết làm việc và hoàn thành công việc vì điều gì? Chính xác là vấn đề tài chính.
Hãy đưa ra các quy định khen thưởng về tài chính của nhân viên, họ sẽ chủ động hơn trong quá trình làm việc, chủ động rèn luyện đức tính mẫn cán của mỗi người; góp phần mang đến sự phát triển của toàn doanh nghiệp.
Đối với nhân viên, mẫn cán có gì quan trọng? Mẫn cán là một đức tính tốt, nếu bạn sở hữu đức tính này, bạn sẽ hoàn thành tốt các công việc được cấp trên giao phó, thu hút sự chú ý đối với cấp trên và tạo ra cơ hội thăng tiến trong công việc.
Bạn có thể nghĩ như này: chỉ cần bạn quan tâm, bất cứ việc gì bạn cũng có thể hoàn thành tốt; vậy bạn còn lo lắng hay sợ mình sẽ chết đói khi không có công việc sao? Không hề. Chỉ cần bạn có năng lực, rất nhiều công ty hay doanh nghiệp khác sẽ chào đón bạn; hoặc công ty cũ sẽ tìm cách níu kéo để bạn ở lại; lúc này, bạn có người có quyền quyết định.
Theo như phân tích, bạn có thấy đức tính mẫn cán chỉ đem lại cho ta toàn điều có lợi không? Còn chần chừ điều gì mà không rèn luyện đức tính này chứ!
Mẫn cán là một đức tính rất quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc; khi chúng ta làm việc hay sống vì một mục tiêu, trách nhiệm, ta sẽ thấy cuộc đời mình ý nghĩa, có mục đích; không phải cố gắng sống vất vưởng qua ngày, hay cố sống để “sau này được sướng”; cuộc sống không có sau này, cuộc sống của chúng ta bắt đầu từ hiện tai, ngay giây phút này; hãy sống sao cho mỗi giây phút trong cuộc đời đều trở nên ý nghĩa.
Xem thêm: Giới thiệu rõ nét về bảng đánh giá công việc mới nhất hiện nay
3. Dấu hiệu nhận biết nhân viên mẫn cán
Nếu để kể “thế nào được coi là một nhân viên mẫn cán e rằng, khó có thể kể hết. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng cách chứng minh, suy luận ngược trong toán học, nó lại là một câu chuyện đơn giản. Để làm nổi bật được điều phải chứng minh, chúng ta hãy đưa ra các đặc điểm đi ngược lại với yếu tố đó; trong đề bài này, nó chính là các yếu tố mà một nhân viên mẫn cán không nên có.
Đặc điểm của nhân viên mẫn cán là gì? Làm việc chăm chỉ, hoàn thành mục tiêu được đề ra. Vậy những người làm việc theo cảm hứng, vui thì làm tốt, không vui thì làm chẳng ra sao chính là yếu tố đầu tiên của một nhân viên không có đức tính mẫn cán.
Làm việc theo cảm hứng là một tính cách tồn tại ở rất nhiều đối tượng; đặc biệt là những người không kiên định với mục tiêu của chính mình. Lúc họ vui, hứng thú thì họ làm việc hết mình; nhưng sự vui vẻ đó lại không được duy trì lâu, họ nhanh chóng chán nản, bỏ bê và không quan tâm đến mục tiêu đó. Do đó, họ thường không đạt được thành tựu nổi bật gì trong cuộc đời.
Đây là một trong những lý do chính tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại; lý do trả lời cho việc, tại sao có người giàu, người nghèo và người sống bình bình.
Tại môi trường doanh nghiệp, nhân viên có hứng thú làm việc sẽ làm đủ chỉ tiêu, KPI đặt ra, tuy nhiên nếu không có hứng thú làm việc, họ sẽ dành thời gian đó cho việc vui chơi, giải trí, trò chuyện trong môi trường công sở. Bạn có hình dung được, nếu tình trạng này xảy ra, nó sẽ như thế nào? Bạn không hứng thú, không làm việc, thì doanh nghiệp phải đứng yên chờ bạn? Không đời nào.
Đây là một trong những lý do chính doanh nghiệp đặt ra các quy định, quy tắc và chỉ tiêu đối với nhân viên, đảm bảo tiến độ làm việc của mỗi cá nhân luôn được hoàn thành, không gây ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo, gây nên sự kìm hãm, trì trệ làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp.
Hứng thú làm hay không đó là quyền của bạn, tuy nhiên, bạn đến làm việc tại doanh nghiệp; bạn phải tuân theo các quy định tại đây; hứng thú hay không hứng thú đó là do bạn điều chỉnh; cái chính là phải hoàn thành mục tiêu đề ra; không gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc chung.
Có lối sống bừa bộn, hay thất hẹn và không có trách nhiệm đối với công việc. Bừa bộn là thói quen sống của rất nhiều người; bừa bộn không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nó còn khiến bạn mất thời gian cho việc tìm kiếm đồ, di chuyển đồ mỗi khi cần dùng tới. Hãy tìm hiểu và thực hiện theo phương pháp 5S của Nhật, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có giá trị hơn.
Thất hẹn gây nên rất nhiều sự khó chịu trong cuộc sống cũng như trong công việc. Bạn có phải là một người thích chờ đợi? Nếu bạn chờ đợi cả buổi mà họ không đến cũng như không một lời giải thích, bạn sẽ thấy sao? Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh đối phương trước khi hành động một điều gì đó. Đặc biệt, nếu thất hẹn với đối tác kinh doanh hay sếp của bạn, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra?
Chỉ quan tâm việc hoàn thành xong công việc cá nhân, làm cho có mà không quan tâm đến chất lượng làm được, gây ảnh hưởng đến công việc của cá nhân khác. Khi phát hiện lỗi mới mang lại sửa, gây mất thời gian, tốn chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của các bộ phận liên quan cũng như toàn công ty.
Trên đây là bài chia sẻ của mình mẫn cán là gì? Mẫn cán có cần thiết trong công việc và cuộc sống? Hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin chi tiết về tính từ “mẫn cán”.