Luật lao động là gì? Nhưng điều nhân viên mới cần biết

Tác giả: Hằng Lê 25-03-2024

48.5 triệu người trong độ tuổi lao động và vẫn tiếp tục gia tăng tại Việt Nam là con số được công bố bởi Tổng cục Thống kê năm 2018. Hầu hết mọi người đều đã biết đến Luật lao động tuy nhiên để có câu trả lời một cách đầy đủ và chính xác cho câu hỏi "Luật lao động là gì?" thì không phải ai cũng biết. Bài viết cung cấp thông tin trước hết là để có thể nắm được những quyền lợi được pháp luật bảo hộ của mình trong Luật lao động là gì và sau đó là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của người lao động cập nhật mới nhất.

Việc Làm Luật

1. Những thông tin liên quan đến vấn đề Luật lao động là gì?

1.1. Luật lao động là gì?

Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động thuê mướn có trả công lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Hiểu một cách đơn giản, Luật lao động là căn cứ để điều chỉnh các mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, bên cạnh đó cũng có những quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động cũng như người sử dụng lao động.

Việc làm ngành luật lao động đang có sức hút rất lớn đối với những bạn sinh viên ngành luật mới tốt nghiệp. Để tìm được một vị trí việc làm trong môi trường chuyên nghiệp cũng như mức thu nhập cao, bạn cần truy cập ngay viecday365.com để nhận những thông tin việc làm hấp dẫn nhất được cập nhật liên tực nhé!

Một số từ ngữ quan trọng cần nắm được như:

  • Người lao động là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, được trả công và chịu sự quản lý và điều hành của chủ lao động.
  • Người sử dụng lao động là những doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự một cách đầy đủ.
  • Tranh chấp lao động là những khúc mắc, tranh luận về quyền, nghĩa vụ và lợi ích nảy sinh giữa các bên trong một hay nhiều quan hệ lao động.
  • Tranh chấp lao động gồm 2 loại chính là tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động và giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Những quyền lợi của người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động:

Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

Đình công.

Xem thêm: Hợp đồng không thời hạn là gì?

1.2. Những quy định người mới nên lưu ý?

Đặc biệt đối nếu bạn là người mới được nhận làm việc, một số quyền lợi mà bạn cần phải nắm được để đảm bảo nhà tuyển dụng đáp ứng các quyền lợi hợp pháp và chính đáng được quy định tại Bộ luật lao động như:

Tùy thuộc vào tính chất công việc mà thời gian thử việc của các công việc khác nhau, tuy nhiên số lần thử việc vẫn là một lần và có các điều kiện sau: không quá 60 ngày với trình độ cao đẳng trở lên, không quá 30 ngày với trình độ trung cấp và không quá 6 ngày với các công việc khác

Tiền lương trong thời gian thử việc tùy vào thỏa thuận của chủ lao động và người lao động tuy nhiên không dưới 85%. Trong thời gian thử việc thì mỗi bên có quyền bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải báo trước và không cần bồi thường việc làm không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

Cập nhật những thông tin trên để bạn không rơi vào hoàn cảnh bị nhà tuyển dụng trả thù lao không xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra.

Xem thêm: Luật lao động mới nhất 2021 có những thay đổi gì đáng chú ý?

2. Hợp đồng lao động nên được chấm dứt khi nào?

2.1. Công việc được bố trí không đúng chuyên môn của bạn

Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm mà bất cứ người lao động nào cũng có thể gặp phải. Việc treo "đầu dê bán thịt chó" trong các tin tuyển dụng lao động, ứng tuyển một vị trí nhưng lại được bố trí làm việc tại một vị trí khác hoàn toàn là điều không khó để nhận thấy trong các công ty hiện nay. Tuy nhiên, người lao động thường "an phận" và không có nhiều phản ứng lại với công ty. Trong trường hợp này, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình mà không cần quan tâm hay lo lắng đến việc quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng.

2.2. Vấn đề lương trả muộn hoặc nợ lương người lao động

Người lao động không được trả lương đủ hoặc trả lương không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng đã ký. Nỗi bận tâm về lương và thời hạn trả lương là vấn đề lớn người lao động gặp phải và nó trở nên nghiêm trọng ở chỗ bạn sẽ thực sự bị stress khi tháng nào cũng đối mặt với tình trạng chậm lương, nợ lương. Lương là một yếu tố quan trọng để duy trì động lực làm việc. Do đó, nếu bạn đang cảm thấy khó chấp nhận với.

2.3. Bị ngược đãi hoặc đối xử bất công

Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động. Tình trạng ngược đãi lao động tại Việt Nam ở mức cao tuy nhiên đã và đang có nhiều cải thiện tích cực trong việc xây dựng môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, công ty. Có thể bạn đã biết, tuy nhiên vẫn phải nhắc lại về tầm quan trọng của công đoàn. Là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp có trách nhiệm đại diện tiếng nói cho công nhân và là bộ phận chăm sóc đời sống tinh thần của người lao động, công đoàn là nơi bạn có thể phản ảnh bất cứ thứ gì ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân cũng như của cả người lao động khác.

Quấy rối tình dục nơi công sở là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ chất lượng công việc, môi trường làm việc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người lao động – đặc biệt là lao động nữ. Đôi khi bạn không nhận ra đó là một trong những hình thức quấy rối, do vậy thường nhẫn nhịn cho qua. Tuy nhiên, nếu gặp phải những trường hợp này thì bạn hoàn toàn có thể tố cáo để bảo vệ quyền riêng tư của mình:

  • Dùng từ khiếm nhã: so sánh với các ngôi sao có thân hình khêu gợi, thường xuyên buôn lời lẽ mang tính thô tục và đề cập tới các vấn đề liên quan đến tình dục. Vậy nên, dùng từ khiếm nhã cũng là một trong những kiểu quấy rối tình dục mà không phải ai cũng biết.
  • Có những cử chỉ sàm sỡ, vuốt ve, đụng chạm: đây có lẽ là một biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất của những hành vi quấy rối tình dục tại nơi công sở. Có lẽ không cần phải bàn cãi thêm nữa, bạn có thể cảnh cáo, tố cáo nếu bạn gặp phải những hành động trên.
  • Đánh giá khả năng tình dục của người khác và đưa tranh ảnh khiêu dâm: điều này có lẽ là rất bất lịch sự nếu ai đó bình luận ai hình ảnh của người khác đặc biệt là nói đến chuyện tình dục. Nếu trong trường hợp như vậy, bạn nên tránh tham gia hoặc nếu đó là mình, hãy mạnh dạn tố cáo.
  • Quấy rối qua điện thoại di động: là một hình thức rất phiền phức khi điện thoại là vật cần thiết và phải đem theo hằng ngày của bạn, việc nhận những tin nhắn hay cuộc gọi quấy rối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống hằng ngày của bạn.

Các hành vi này có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu, vậy nên hãy để những kẻ có những hành vi không tốt, khiếm nhã với chúng ta nhận sự trừng trị xứng đáng của pháp luật.

2.4. Các trường hợp khác

Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Xem thêm: Các hình thức kỷ luật lao động quy định theo luật mới ra sao?

3. Những lưu ý khi bạn chấm dứt hợp đồng quy định trong Luật lao động là gì?

Khi bạn là người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn rất cần lưu ý một số điều quan trọng sau để tránh việc mất những quyền lợi đáng có như:

  • Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
  • Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
  • Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này

Nếu bạn làm sai quy định, rất có thể số lương bạn vất vả mới kiếm được sẽ không cánh mà bay một cách vô lý. Vậy nên, hiểu những điều quan trọng này sẽ giúp bạn bảo vệ được những quyền lợi đáng có của mình.

Những thông tin được cung cấp trong bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu được luật lao động là gì và có thêm được những mẹo nhỏ để tồn tại và phát triển trong môi trường làm việc ngày một cạnh tranh hiện nay.