Kinh tế tự nhiên là gì? Các đặc điểm của nền kinh tế tự nhiên

Tác giả: Trần Ngọc Diệp

Trước đây, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời. Sản xuất hàng hóa theo nền kinh tế tự nhiên, theo kiểu tự cung, tự cấp và nhỏ lẻ. Vậy kinh tế tự nhiên là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm kinh tế tự nhiên là gì?

Xem thêm: Nền kinh tế mở là gì? Các đặc điểm nổi bật của nền kinh tế này

Kinh tế tự nhiên là gì

Kinh tế tự nhiên là một loại hình kinh tế theo kiểu tự cung tự cấp, các sản phẩm hàng hóa được tạo ra chỉ có một mục đích duy nhất là phục vụ thỏa mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đó. Kiểu sản xuất này chỉ gắn với nền sản xuất với quy mô nhỏ, trình độ lao động thấp, các phương thức sản xuất kém phát triển, chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có trong tự nhiên.

2. Đặc điểm của nền kinh tế tự nhiên 

Thứ nhất, như đã nói ở trên, nền kinh tế tự nhiên là nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo kiểu tự cung tự cấp, vì vậy nó có quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có trong tự nhiên.

Đặc điểm của nền kinh tế tự nhiên

Thứ hai, trong nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chính, vì vậy mà nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế này. Trong nền kinh tế tự nhiên các phương tiện, kỹ thuật và công cụ canh tác còn hạn chế, lạc hậu, đa phần là các công cụ thô sơ, chưa có máy móc, dựa vào lao động chân tay là chủ yếu. 

Thứ ba, nền kinh tế tự nhiên cũng bị giới hạn bởi những nhu cầu và các nguồn lực cá nhân, với quy mô sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình không góp phần tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế tự nhiên như đã nói có quy mô nhỏ nên sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế hầu như là không có và nó cũng không bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh. Chính vì thế mà nó cũng sẽ không thể tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển khoa học, kỹ thuật  cũng như công nghệ tiên tiến góp phần thúc đẩy, phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả.

 Xem thêm: Phúc lợi kinh tế là gì? Tìm hiểu về nghiên cứu phúc lợi kinh tế 

3. Phân biệt kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa

Trước tiên, để phân biệt kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá, ta phải tìm hiểu kinh tế hàng hoá là gì.

3.1. Kinh tế hàng hóa là gì?

Kinh tế hàng hoá là gì

Kinh tế hàng hóa là một hình thái kinh tế sản xuất nối tiếp nền kinh tế tự nhiên. Trong nền kinh tế hàng hoá, có sự phân công lao động và trao đổi hàng hoá giữa người với người. Có nghĩa là hàng hoá có thể mang đi trao đổi, mua bán trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá, xuất hiện quan hệ hàng hóa - tiền tệ, các quy luật giá trị, vật ngang giá chung, quy luật cung cầu và quy luật lưu thông tiền tệ hình thành.

Ban đầu, trong nền kinh tế hàng hóa, trao đổi các sản phẩm hàng hóa chỉ mang hình thức trực tiếp. Ví dụ như người nuôi gà sẽ trao đổi với người sản xuất gạo, 1 con gà sẽ đổi lấy 1 bao gạo tuy theo sự thỏa thuận của 2 bên. Và nếu không có nhu cầu hay không có sự thỏa thuận thì trao đổi này sẽ không được thực hiện. Và sau đó tiền tệ ra đời, làm vật ngang giá chung, giải quyết vấn đề trao đổi hàng hóa trực tiếp của con người. 

3.2. So sánh kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa

Sau khi tìm hiểu sơ qua về 2 nền kinh tế là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá, ta có thể thấy được sự khác biệt to lớn giữa chúng. Sau đây là một số điểm khác biệt mà viecday365.com tìm hiểu được: 

So sánh kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá

Thứ nhất, như đã đề cập ở phần trên, nền kinh tế hàng hoá là nền kinh tế có sư phân công lao động và có trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể với nhau, giữa người này với người khác. Còn kinh tế tự nhiên là nền kinh tế tự cung tự cấp, trong đó không có sự trao đổi mà người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm, hàng hóa đó vừa là người tiêu dùng, vừa là người sản xuất. Sự ra đời sau của nền kinh tế hàng hoá là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của loài người. Đây không phải là sự tự phát mà là sự phát triển tất yếu, căn bản. Và tất nhiên khi ra đời sau, nền kinh tế hàng hoá sẽ kế thừa và phát triển cao hơn so với nền kinh tế tự nhiên. Vì vậy mà khi so sánh 2 nền kinh tế này với nhau, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, nền kinh tế hàng hoá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

Thứ hai, mục đích sản xuất của nền kinh tế tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ trong khi đó nền kinh tế sản xuất hàng hóa lại có mục đích để trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các chủ thể với nhau. 

Thứ ba, phương thức sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chủ yếu dựa vào lao động chân tay, những nguồn lực sẵn có của tự nhiên nên các phương tiện, công cụ sản xuất sẽ hạn chế, lạc hậu và kém hiện đại. Ngược lại, nền kinh tế hàng hóa lại có phương thức sản xuất hiện đại và phát triển hơn. Nền kinh tế hàng hóa còn dựa trên sự phân công lao động, có sự chuyên môn hóa trong sản xuất nên đã khai thác được những lợi thế mà tự nhiên mang lại cũng như những lợi thế về kỹ thuật, xã hội của từng người, từng vùng, từng địa phương.

Bên cạnh đó thì sản xuất hàng hóa tạo động lực phát triển kinh tế, làm tăng năng suất lao động, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người hơn trong xã hội. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người sản xuất trực tiếp ra nó mà còn đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể khác, góp phần làm tăng mối quan hệ giữa các ngành, các vùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Cuối cùng, về quy mô sản xuất của nền kinh tế tự nhiên nhỏ so với quy mô sản xuất của nền kinh tế hàng hóa. Quy mô sản xuất của nền kinh tế hàng hóa sẽ lớn hơn và phát triển hơn quy mô sản xuất của nền kinh tế tự nhiên. Quy mô sản xuất của nền kinh tế hàng hóa cũng không bị giới hạn bởi những nhu cầu và các nguồn lực cá nhân, với quy mô sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình giống với nền kinh tế tự nhiên mà dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Từ đó, góp phần tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo động lực cho cạnh tranh, tạo điều kiện cho việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp được thắc mắc kinh tế tự nhiên là gì cho bạn đọc. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được một phần nào cho các bạn, chúc các bạn học tốt!