Kinh doanh gạo có lời không? Những lưu ý cần thiết khi kinh doanh gạo

Tác giả: Quỳnh Trang 14-09-2024

Tại sao nên kinh doanh gạo? Kinh doanh gạo có lời không? Kinh nghiệm khi kinh doanh loại lương thực này là gì? Đây chắc có lẽ là những câu hỏi được hỏi rất nhiều khi các tiểu thương chuẩn bị đầu tư để buôn bán mặt hàng này. Hôm nay, hãy cùng viecday365.com chia sẻ và cùng tìm ra định hướng trên con đường kinh doanh gạo bằng việc trả lời những câu hỏi trên cho các bạn nhé!

1. Lý do tại sao nên kinh doanh và buôn bán gạo?

Từ xưa đến nay, cơm trắng là một món ăn được coi là lương thực chính trong bữa cơm người Việt. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước có từ lâu đời. Gạo trở thành niềm tự hào của Việt Nam khi xuất khẩu và nổi tiếng với bạn bè quốc tế. 

Hạt gạo trắng

Trong nắng vàng 

Thành cơm ngon 

Em khen mãi.

Gạo là lương thực chính của người dân Việt

1.1. Thiết yếu và quá quen thuộc với người tiêu dùng

Như đã nói ở trên, gạo là loại lương thực thiết yếu và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân đất Việt. Lựa chọn để kinh doanh sản phẩm này là một nước đi khá an toàn cho những ai kinh doanh bởi phân khúc khách hàng đa dạng, lượng tiêu thụ ổn định và đã quá quen thuộc với người tiêu dùng. Không nói quá khi thị trường để tiêu thụ mặt hàng này tại Việt Nam là hơn 90 triệu người dân. Vì vậy có thể nói kinh doanh gạo là một điều vô cùng hợp lý dành cho những ai muốn bắt đầu.

1.2. Rủi ro ít và an toàn

Không chỉ là mặt hàng thiết yếu mà gạo còn có một đặc điểm vượt trội hơn so với những sản phẩm thực phẩm tươi sống đó là dễ bảo quản và lâu hư hỏng. Theo chúng tôi tìm hiểu thì đây cùng là một sản phẩm không cần quá nhiều vốn đầu từ khi bắt đầu. Đa dạng trong mặt hàng, phân chia theo nhiều phân khúc giá cho người tiêu dùng lựa chọn,... Và rất nhiều lý do khác để bạn lựa chọn mặt hàng này bắt đầu cho ý tưởng kinh doanh của mình. Thậm chí nếu biết cách và tận dụng thời cơ thì buôn bán gạo hoàn toàn có thể giúp bạn trở nên giàu có.

Rủi ro ít và an toàn

2. Cách để bắt đầu kinh doanh gạo 

Để bắt đầu kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào đó cũng sẽ có rất nhiều thứ phải chuẩn bị. Vậy để bắt đầu kinh doanh gạo thì chúng ta sẽ phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

2.1. Khách hàng mua gạo của bạn là ai?

Khách hàng là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi bạn bán bất cứ một sản phẩm nào. Tìm hiểu được đối tượng cụ thể sẽ giúp bạn xác định được rõ ràng tâm lý mua hàng của họ. Để từ đó có phương án nhập hàng cho phù hợp. Khách hàng của mặt hàng này rất đa dạng, họ có thể là khách mua lẻ là người dân, họ có thể là các nhà hàng, quán cơm, bếp ăn trong các doanh nghiệp, tập thể, nhà máy, trường học,... Xác định những loại gạo bán chạy và được ưa chuộng nhiều để cso thể đảm bảo đầu ra cũng như ổn định số lượng hàng nhập.

Cách để bắt đầu kinh doanh gạo 

2.2. Xác định số vốn khi kinh doanh gạo

Vốn là thứ không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Khi bắt đầu bạn cũng cần xác định cụ thể xem mình sẽ có bao nhiêu tiền để đầu tư cho mặt hàng này. Để biết được con số cụ thể cần có thì người bán sẽ phải xác định được mô hình kinh doanh của mình là gì? Lớn hay nhỏ? Khi trả lời được thì bạn cần nghiên cứu một chút về thị trường bán gạo ở xung quanh.

Tìm hiểu xem những cửa hàng bán gạo khác đang kinh doanh như thế nào, giá cả trung bình đang là bao nhiêu để có thể cân bằng với tình hình cụ thể của mình. Với một mô hình bán gạo lẻ thì thông thường bạn cần bỏ ra số vốn giao động trong khoảng từ 80- 120 triệu để trả cho các chi phí như tiền nhập hàng, mặt bằng, các vật dụng cần thiết như xô, chậu, thùng, bao,...

2.3. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cũng như lời lãi trong kinh doanh của bạn. Khi bắt đầu kinh doanh gạo, nếu bạn có đủ nguồn lực về kinh tế thì hãy ưu tiên lựa chọn các địa điểm như gần chợ, các khu nhà trọ, dân cư đông đúc, dễ nhìn và thuận tiện đi lại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý các tiêu chí như không gian thoáng đãng, khô ráo,... để lựa chọn mặt bằng phù hợp.

2.4. Xác định nguồn cung cấp gạo và sắp xếp gạo khi bán

Trong quá trình bắt đầu kinh doanh mặt hàng này, bạn cần tìm hiểu và chọn lựa nguồn cung cấp hàng phù hợp nhất. Nguồn hàng phải đảm bảo về về chất lượng nhưng vẫn có giá thành tốt. Đây là một việc không dễ và cần ở bạn một chút thời gian để đi khảo giá trên thị trường cũng như tìm hiểu về chất lượng trước khi đưa ra lựa chọn hợp tác cuối cùng.

Bạn có thể đến tận các chợ đầu mối về gạo để tham khảo. Tại Hà Nội thì có chợ gạo Hoài Đức, phía trong thì có chợ gạo ở Tiền Giang,.... Hoặc bạn cũng có thể tham khảo  tại các đại lý lớn để nhập hàng và tìm ra nguồn hàng phù hợp. Khi nhập hàng thì bạn cần lưu ý về các chính sách hợp đồng đổi trả hàng hóa, cam kết về chất lượng, nhập hàng vừa đủ để hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh nhé.

Cuối cùng là sắp xếp và bày trí hàng hóa để bắt đầu kinh doanh. Về vấn đề này, bạn có thể tham khảo những cách bày trí truyền thống hoặc cũng có thể nâng cấp nó bằng những sáng tạo của mình. Đảm bảo gạo cần được để ở nơi khô thoáng và để lên cao hơn một chút so với mặt đất nhằm bảo quản gạo được tốt hơn.

Xác định nguồn cung cấp gạo và sắp xếp gạo khi bán

3. Kinh doanh gạo có lời không? Cách để kinh doanh gạo có lãi

Câu trả lời cho kinh doanh gạo có lời không chắc chắn sẽ là có. Chỉ có điều là số lời lãi đó là cao hay thấp mà thôi. Điều đó phụ thuộc vào cách thức kinh doanh cũng như cách mà bạn vận hàng chính cửa hàng gạo của mình. 

3.1. Cách để kinh doanh gạo có lãi

3.1.1. Tìm nguồn hàng với giá tốt

Có thể nói đây là yếu tố hơn thua nhau trong lời lãi mỗi khi so sánh giữa các cửa hàng buôn bán gạo với nhau. Tìm được nguồn hàng với giá sỉ ưu đãi sẽ quyết định rất nhiều đến lợi nhuận của bạn. Như đã nói ở trên thì bạn cần tham khảo rất nhiều nơi trước khi đưa ra quyết định.

Bên cạnh đó bạn cần chú trọng vào những vấn đề như chiết khấu trong quá trình mua nếu bạn nhập hàng nhiều. Hoặc bạn cũng có thể trở thành những đại lý cho những nhà phân phối gạo để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình kinh doanh cũng như nhận được mức giá ưu đãi từ những nhà phân phối lớn này.

3.1.2. Chiến dịch bán hàng và chăm sóc khách hàng

Thời đại công nghệ dịch vụ phát triển dẫn đến nhu cầu được phục vụ của con người được tăng cao. Chính vì vậy dù là một mặt hàng truyền thống nhưng khi kinh doanh gạo cũng rất cần đầu tư về vấn đề dịch vụ cũng như những chiến dịch bán hàng hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể quảng cáo sản phẩm gạo bằng những hình thức quảng cáo khác nhau, phát tờ rơi, quảng cáo trên các trang mạng xã hội,... Đưa ra những chiến lược về giá bán, ưu đãi khi khách hàng mua với số lượng nhiều.

Bạn có thể áp dụng hình thức mua combo từ hai loại gạo với giá tốt hơn để khách hàng có thể dùng thử,... Yên tâm là với một chiến dịch kinh doanh thông minh kết hợp với việc bán hàng văn minh, tử tế với người mua hàng, chắc chắn việc kinh doanh gạo của bạn sẽ đem lại những lợi nhuận xứng đáng.

Chiến dịch bán hàng và chăm sóc khách hàng

3.2. Những lưu ý hữu ích khi kinh doanh gạo

Một số lưu ý mà chúng tôi muốn gửi đến bạn khi bạn kinh doanh những hạt ngọc trời của đất Việt này. Đầu tiên ngoài những hình thức bán gạo trực tiếp như trước kia thì bạn hoàn toàn có thể tăng thêm doanh thu bằng việc kinh doanh online với mặt hàng này. Khi kinh doanh gạo bạn cũng cần đảm bảo quá trình kinh doanh của mình là đúng với pháp luật.

Xây dựng các chương trình khuyến mại cho khách hàng để thu hút và mở rộng thị trường tiêu thụ. Và quan trọng hơn tất cả đó là chất lượng sảm phẩm gạo mà bạn mang đến cho người tiêu dùng. Chất lượng tốt sẽ là thức níu chân khách hàng ở lại với bạn lâu bền. Hãy kinh doanh có tâm, tìm nguồn hàng uy tín và xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp. thì dù kinh doanh bất cứ thứ gì bạn cũng sẽ có “ lời lãi” thôi.

Những lưu ý hữu ích khi kinh doanh gạo

Kinh doanh là một lĩnh vực không hề dễ dàng, nhiều rủi ro nhưng nếu biết cách thì nó lại là lĩnh vực có thể kiếm cho bạn được bộn tiền. Hy vọng thông qua bài viết về việc kinh doanh gạo có lời không của viecday365.com này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn và tìm được cho mình những kinh nghiệm hữu ích. Chúc bạn đọc luôn có thật nhiều sức khỏe và bắt đầu công việc kinh doanh một cách thuận lợi nhé!