Tổng hợp những rủi ro khi bán hàng online mà người bán thường gặp

Theo dõi viecday365 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả viecday365.com Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngày đăng: 14-09-2024

Thời đại công nghệ số phát triển, kèm theo đó là đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ, vì vậy nhiều người đã nghĩ ra cách đó là bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Tuy vậy, hình thức bán hàng online lại có rủi ro và nhược điểm vô cùng lớn. Vậy những rủi ro của bán hàng online gồm có những gì? Cùng viecday365.com tìm hiểu những rủi ro khi bán hàng online qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Rủi ro khi bán hàng online là gì?

Sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... khiến  thị trường kinh doanh online ngày càng diễn ra sôi nổi. Người người nhà nhà đều tập tành bán hàng online, tuy vậy rủi ro trong việc bán hàng online là không hề nhỏ.

Bạn hiểu thế nào về rủi ro trong việc bán hàng online
Bạn hiểu thế nào về rủi ro trong việc bán hàng online

Rủi ro trong bán hàng online là những khó khăn, hạn chế, nhược điểm khi bán hàng qua mạng gây thiệt hại đến uy tín và “túi tiền” của người bán hàng. Những rắc rối này phát sinh từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, shipper, sản phẩm bán hàng,... gây ra không ít khó khăn và nản lòng cho những người bán hàng chân chính. Vậy những rủi ro bán hàng online cụ thể là gì và cách khắc phục chúng ra sao?

2. Những rủi ro khi bán hàng online và cách khắc phục

Dưới đây là một số rủi ro mà người bán hàng online thường gặp nhất.

2.1. Rủi ro vì bị đối thủ cạnh tranh cướp khách

Rủi ro khi bị đối thủ cạnh tranh cướp khách có thể xem là rủi ro lớn nhất khiến bạn bị mất thương hiệu và khách hàng tiềm năng.

2.1.1. Đối thủ cạnh tranh cướp khách khi bán hàng online

Đây có thể xem là “chuyện thường ngày như ở huyện” khiến các chủ shop, người bán hàng online luôn cảm thấy “nhức đầu” khi gặp phải. Đối thủ có thể cướp dữ liệu khách hàng của bạn bằng nhiều cách thức khác nhau, gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho việc bán hàng của bạn.

Đối thủ cạnh tranh có thể cướp khách của bạn
Đối thủ cạnh tranh có thể cướp khách của bạn

Bởi, dữ liệu khách hàng là một thành phần quan trọng, quyết định việc kinh doanh online của bạn có hiệu quả hay không? Việc nắm bắt thông tin của khách hàng giúp bán hàng của bạn đạt hiệu quả cao và tìm thấy những khách hàng tiềm năng. Vì vậy khi bị cướp khách, bạn không chỉ khiến khách hàng cảm thấy shop làm ăn mất uy tín mà còn khiến đối thủ được lợi.

Nhiều người không quá để ý đến dữ liệu của khách hàng cho đến khi họ trở thành một trong những “nạn nhân”. Ví dụ như bạn là người bán son chất lượng và chuẩn auth và bán hàng online qua Facebook. Bạn chốt các đơn hàng với khách hàng của mình thông qua việc khách hàng “comment” số điện thoại.

Tuy nhiên nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc kẻ gian có thể lấy số điện thoại của khách hàng, mạo danh tên và shop của bạn để giao hàng kém chất lượng cho khách. Khi đó, bạn vừa bị mất uy tín, mang tiếng là bán hàng giả, vừa bị mất các đơn hàng. Điều này kéo dài có thể khiến việc bán hàng của bạn gặp phải thua lỗ, dẫn đến phá sản.

Vậy giải pháp khắc phục rủi ro này là gì?

Cần có giải pháp khắc phục rủi ro hợp lý
Cần có giải pháp khắc phục rủi ro hợp lý

2.1.2. Giải pháp khắc phục rủi ro bị cướp khách

Đối với việc khắc phục rủi ro này, trước tiên bạn cần công khai số điện thoại bán hàng của mình và cảnh báo mọi người cẩn thận gặp phải lừa đảo. Nếu khách hàng muốn đặt hàng thì số điện thoại gọi xác nhận cần là số điện thoại của cửa hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể nhắc nhở khách hàng nên nhắn tin số điện thoại vào trang cá nhân hoặc fanpage chính thức để tránh lộ thông tin cá nhân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm bán hàng như quanlykhovan.viecday365.com để ẩn những bình luận chứa thông tin cá nhân của khách hàng, hạn chế vấn đề bị cướp khách của bạn.

2.2. Rủi ro khi bị khách bom hàng

Tình trạng khách bom hàng cũng xảy ra khá thường xuyên, có nhiều trường hợp khách đặt hàng nhưng gọi điện không nghe máy hoặc không chịu nhận hàng.

Khách bom hàng cũng xảy ra không hiếm
Khách bom hàng cũng xảy ra không hiếm

2.2.1. Khách hàng bom hàng khi bán hàng online

Nhiều trường hợp, chủ shop hoặc người bán hàng gọi điện chốt đơn hàng trước với khách, họ cam kết sẽ nhận hàng và khi giao hàng đến sẽ trả COD. Tuy nhiên, khi giao hàng đến khách hàng đó lại cố tình không nhận hàng, thậm chí là gọi điện không thèm nghe máy.

Hoặc trong một số trường hợp khách hàng nghe máy nhưng lại thông báo có việc đột xuất nên không muốn nhận hàng và cũng không hoàn trả tiền ship. Khi đó, bạn vừa không bán được hàng, vừa phải trả tiền ship cho bên vận chuyển bao gồm cả tiền ship chuyển hàng đi và giao hàng về.

Đặc biệt, nếu bạn bán hàng là đồ ăn online có thời hạn sử dụng thì tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của bạn và hoàn đi hoàn lại có thể khiến đồ ăn gần hết hạn hoặc hết hạn. Nếu gặp trường hợp đó, bạn sẽ phải cầu cứu mọi người mua giúp với giá rẻ hơn hoặc tự bản thân ăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra quá nhiều lần, bạn cũng không thể ăn đồ ăn khách bom được mãi, khiến cho bạn làm ăn thua lỗ.

Khách bom quá nhiều khiến bạn thua lỗ
Khách bom quá nhiều khiến bạn thua lỗ

2.2.2. Giải pháp khắc phục tình trạng khách bom hàng

Để có thể khắc phục tình trạng khách hàng bỏ bom, bạn nên gọi điện chốt hàng trước với khách và xác nhận lại địa chỉ, số điện thoại và đơn hàng để đảm bảo chắc chắn. Nếu không liên lạc được, bạn nên hủy giao đơn đó để tránh mất phí vận chuyển.

Ngoài ra, bạn có thể đưa ra phương pháp thanh toán trước hoặc cọc tiền ship hàng hoặc chuyển khoản tiền đặt cọc để hạn chế tối đa rủi ro khách bom hàng. Tuy nhiên biện pháp này có thể khiến một số khách hàng phật lòng.

2.3. Rủi ro khi gặp shipper không chuyên nghiệp

Ngoài 2 rủi ro trên thì việc shipper không chuyên nghiệp hoặc thiếu trung thực cũng có thể xảy ra.

Shipper thiếu chuyên nghiệp khiến hàng của bạn gặp vấn đề
Shipper thiếu chuyên nghiệp khiến hàng của bạn gặp vấn đề

2.3.1. Gặp shipper không chuyên nghiệp khi bán hàng online

Trong nhiều trường hợp, vấn đề không phải từ bên người bán và người mua mà có thể do người vận chuyển. Bạn có cảm thấy khó chịu khi mặt shipper quá cau có hoặc thái độ khi giao hàng? Shipper giao hàng chậm và không cẩn thận trong quá trình vận chuyển?... Tất cả những điều đó khiến khách hàng của bạn khó chịu và bạn cũng có thể gặp phải tổn thất không nhỏ.

Ví dụ như mặt hàng mà bạn lựa chọn bán online là bánh sinh nhật, bạn đã đặt hẹn với khách là giao lúc 7 giờ tối. Khi bạn tìm thuê ship thì đã cẩn thận nhắc nhở rằng nên cẩn thận trong việc di chuyển, tránh việc bánh kem bị méo mó và hỏng hóc. Khi shipper giao hàng đến khách hàng phản ánh là giao trễ hẹn 30 phút và bánh kem bị xô lệch, méo mó. Điều này không chỉ khiến khách hàng khó chịu, lỡ việc mà còn khiến bạn bị mất uy tín và việc kinh doanh bị ảnh hưởng.

Bạn nên lựa chọn các đơn vị vận chuyển uy tín để giao hàng
Bạn nên lựa chọn các đơn vị vận chuyển uy tín để giao hàng

2.3.2. Giải pháp khắc phục rủi ro shipper thiếu chuyên nghiệp

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tìm người ship hàng qua các địa chỉ uy tín như Ahamove, Giao hàng nhanh, Grab, Go Việt, Viettel Post,... để có chính sách giao hàng hợp lý và được bồi thường nếu gặp các tình trạng về vận chuyển.

Khi gọi shipper qua các đơn vị vận chuyển uy tín, giúp người mua và người bán đều hài lòng cũng như có các chính sách bồi thường phù hợp nếu xảy ra tình trạng hàng giao hàng thiếu, hàng bị bóp méo, hàng đổ vỡ,... và lỗi do bên vận chuyển.

Như vậy, rủi ro trong việc bán hàng online là không hề ít và có thể bạn cũng đã gặp một trong số các trường hợp trên. Rủi ro khi bán hàng online không phải ít, vì vậy người bán nên cẩn thận hơn trong quá trình xử lý thông tin và dữ liệu khách hàng để tránh tình trạng mất khách. Đồng thời, bạn cần có những giải pháp khắc phục tình trạng khách bom hàng và liên quan đến vấn đề vận chuyển, đảm bảo khách hàng của bạn luôn hài lòng và bạn cũng gây dựng được uy tín, niềm tin cho khách hàng.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3633 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT