Nghiên cứu mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn phù hợp với ngân sách
Theo dõi viecday365 tạiMức thu nhập của người dân ngày một tăng, và nhu cầu về mua sắm ngày một lớn. Vì lý do này mà hàng loạt các mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn ra đời. Bạn là người muốn làm giàu, muốn dấn thân trong lĩnh vực buôn bán nhưng còn băn khoăn không biết lựa chọn mô hình nào cho cửa hàng của minh? Tham khảo ngay bài viết về các mô hình cửa hàng tạp hóa sau đây của chúng tôi.
1. Ứng dụng mô hình cửa hàng tạp hóa đối với mặt bằng nhỏ với ngân sách phải chăng
1.1. Phân bổ sơ bộ cho mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn
1.1.1. Phân bổ dòng vốn hợp lý
Một trong những vấn đề đầu tiên khi muốn mở một cửa hàng tạp hóa đó là về vốn. Đây lại càng là một trong những vấn đề nhức nhối, cần phải ưu tiên hàng đầu đối với những cửa hàng mở có mặt bằng nhỏ. Kinh doanh luôn mang tới rủi ro về tài chính bất cứ lúc nào, đối với những chủ đầu tư mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn có kích thước nhỏ trong khoảng 25 m2 tới 30 m2 thì cần quản lý thật cẩn thận về dòng tiền cần thiết trong việc nhập hàng, dòng tiền cần cho việc đầu tư trang thiết bị chứa đựng, chi phí thuê mặt bằng. Đặc biệt là luôn để một khoản tiền dự bị trong trường hợp xấu có thể xảy ra như xử lý hàng tồn hay chi trả lương nhân viên trong thời kỳ dịch bệnh. Dành cho những mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn có mặt bằng nhỏ thì bạn hãy tối ưu ngân sách nhất có thể.
1.1.2. Tối ưu không gian, sức chứa hàng
Với bản chất là mô hình có diện tích mặt bằng nhỏ, đòi hỏi thứ hai sau khoản lên kế hoạch phân bổ tiền vốn hợp lý đó là bạn cần biết tối ưu không gian và sức chứa hàng cho cửa hàng của mình. Ngày nay, để tiện lợi hơn trong khâu tối ưu về không gian bên trong các cửa hàng mô hình nhỏ mà các loại giá, kệ đã ra đời và được sử dụng phổ biến. Hầu hết, những kệ để hàng này đều đã được nhà sản xuất lên sẵn thiết kế cùng với mức giá. Đa số đều là các kệ hàng có 3 tầng.
Bạn có thể tối ưu về không gian và sức chứa hàng bên trong hơn nữa qua việc liên hệ nhà sản xuất và đề xuất với họ về ý tưởng lắp thêm tầng cho kệ chứa. Ví dụ kệ cơ bản có 4 tầng thì bạn có thể đề xuất lắp lên tới 5 tầng, và tất nhiên là giá cả sẽ có chút thay đổi tùy vào khả năng thương lượng từ hai bên.
Trong vấn đề tối ưu không gian chứa hàng bên trong cửa hàng thì bạn cần chủ động và nhạy bén để liên hệ với chủ sản xuất kệ. Điều này là bởi lẽ, trên thị trường ngày nay, các nhà sản xuất chỉ đưa ra mặt hàng kệ chứa tiêu chuẩn và đội ngũ tư vấn bán hàng thường không đưa ra cho bạn ý kiến về việc lắp thêm tầng cho kệ vì điều này làm giảm khả năng chốt sale của họ. Vậy nên hãy lưu ý về vấn đề này nếu muốn không gian bên trong cửa hàng thoáng hơn.
1.1.3. Tập chung hàng hóa phổ thông
Đối với những mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn nhỏ, bạn nên chú trọng vào việc nhập và bán các mặt hàng phổ thông thay vì nhập đa dạng các loại hàng. Lý do là liên quan tới sức chứa hàng của cửa hàng và mức độ lưu thông hàng hóa. Các mô hình nhỏ thường có vị trí ở nông thôn hay những khu dân cư có mức thu nhập trung bình nên việc lựa chọn mặt hàng người dân sử dụng nhiều nhất sẽ nâng cao thuận lợi trong buôn bán của bạn.
1.2. Ứng dụng mô hình cửa hàng tạp hóa tại nhà
Các cửa hàng tạp hóa nhỏ thường được chủ cửa hàng tận dụng luôn mặt bằng là nơi ở của họ, điều này để tối ưu chi phí, cũng như dành tiền cho các khoản cần thiết khác. Trên cơ sở đó mà mô hình cửa hàng tạp hóa tại nhà đã ra đời.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mô hình này trong đời sống, từ nông thôn tới thành thị. Điểm chung của những mô hình này đó là cửa hàng tận dụng mặt bằng nhỏ, các sản phẩm nhập vào đều là thuộc các nhãn hiệu phổ cập toàn dân mà ai cũng biết và ai cũng tin dùng.
Mô hình này sẽ có một ưu điểm đó là số vốn bạn bỏ ra để nhập hàng ít, các mặt hàng dễ dàng tiêu thụ. Hơn nữa tận dụng mặt bằng vốn có của mình nên bạn sẽ không mất chi phí thuê mặt bằng.
Tuy vậy, mô hình cửa hàng tạp hóa tại gia này cũng có nhược điểm đó là bạn phải lựa chọn mặt hàng cẩn thận, lưu ý sức chứa để tối ưu không gian bên trong. Bạn cũng phải kiểm soát được lượng hàng tồn và xuất để đảm bảo việc lưu thông không bị ứ đọng. Cuối cùng là việc thuê nhân viên, các cửa hàng tại gia thì người làm chủ yếu sẽ chính là bạn, việc thuê nhân viên đối với mô hình này sẽ không được tối ưu chi phí và không hợp lý.
2. Mặt bằng lớn
2.1. Phân bổ sơ bộ
2.1.1. Phân bổ về các dòng tiền cần kiểm soát
Nếu bạn là người có ngân sách dư giả hơn, vốn đầu tư lớn hơn thì bạn có thể mở một cửa hàng tạp hóa có mô hình lớn hơn. Việc quan trọng ở đây là bạn cần liệt kê được những dòng tiền quan trọng cần phải lưu ý. Đối với các mô hình lớn, việc thuê mặt bằng là cần thiết, với số tiền thuê mặt bằng không hề nhỏ nên bạn cần đánh giá xem mặt bằng này có tối ưu cho việc buôn bán hay không rồi mới bàn bạc về giá thuê.
Ngoài dòng tiền chi trả thuê mặt bằng hàng tháng thì việc thuê nhân viên cũng nên được lưu tâm. Mô hình lớn đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần nhiều nhân viên bán hàng hơn. Ngoài việc tính ra mức lương cho từng nhân viên, bạn cũng nên để một khoản tiền dự bị trong việc phát sinh các trường hợp xấu trong khoản nhân sự này.
Cuối cùng đó là dòng tiền về nhập hàng, kiểm soát hàng tồn kho đảm bảo lưu thông tốt. Khác với mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn nhỏ, mặt hàng bạn nhập ở đây sẽ nhiều hơn nên cần một số vốn lớn hơn.
2.1.2. Tối ưu không gian để hàng
Đối với mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn nào cũng cần được tối ưu không gian chứa hàng. Với mô hình lớn, việc tối ưu không gian của bạn ngoài việc giúp để được nhiều hàng hơn cùng giúp cho việc đi lại, chọn hàng của khách hàng diễn ra thoải mái. Ngoài ra, việc tối ưu không gian bên trong cũng sẽ giúp bạn dễ dàng triển khai một số chiến dịch giảm giá, thu hút khách hàng.
2.1.3. Lựa chọn đa dạng nhãn hiệu hàng nhập
Khác với các mô hình cửa hàng nhỏ, hàng hóa nhập cho mô hình lớn sẽ đa dạng hơn với mục đích nới rộng phân khúc người mua hàng. Ví dụ, ngoài các sản phẩm bình dân về dầu ăn như Neptune, meizan, simply thì bạn nên tham khảo nhập thêm các dòng sản phẩm cao cấp khác như dầu ô liu, dầu mè, điều này giúp bạn tăng thêm khả năng thuyết phục những khách hàng có mức thu nhập cao mua hàng.
2.2. Điểm mặt hai mô hình tạp hóa tự chọn có mặt bằng vừa và lớn
2.2.1. Ứng dụng mô hình cửa hàng tạp hóa dạng siêu thị mini
Nếu bạn có một khoản ngân sách ở mức trung bình hoặc có diện tích mặt bằng sẵn có trong khoảng 60 m2 thì nên áp dụng mô hình dạng siêu thị mini. Ở mô hình này, đối tượng khách hàng của bạn sẽ rộng hơn một chút so với mô hình cửa hàng tạp hóa tại gia. Ngoài các sản phẩm bình dân thì mặt hàng nhập sẽ là khác sản phẩm từ các nhãn hiệu khác nhau để khách hàng có thêm sự lựa chọn trong việc mua hàng. Một vài cái tên đình đám ứng dụng mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn dạng siêu thị mini như là Circle K, FamilyMark, GS25.
Một trong những hạn chế khi kinh doanh mô hình siêu thị mini là việc phải thực hiện thủ tục đăng ký và các giấy tờ liên quan đến kinh doanh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Mô hình cửa hàng tạp hóa kinh doanh hàng nhập khẩu với ngân sách lớn
Đối với những ngân sách lớn thì mô hình cửa hàng tạp hóa kinh doanh hàng nhập khẩu sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Mô hình này thường sẽ được đặt ở những khu đô thị, biệt thự, đó là những nơi ở của giới thượng lưu có mức thu nhập cao.
Đối với mô hình cửa hàng tạp hóa kinh doanh hàng nhập khẩu thì bạn sẽ cần có một khoản ngân sách lớn để nhập hàng, đa số đều là hàng ngoại nên giá nhập khá là cao. Nhưng bù lại, bạn sẽ nhận được tiền lãi cao hơn.
Bên cạnh đó, mô hình lớn này cũng sẽ đòi hỏi về thủ tục pháp lý phức tạp hơn vì có liên quan tới thuế nhập, hàng nhập khẩu và thủ tục giấy tờ hải quan nên bạn cần lưu ý trong việc xử lý giấy tờ này.
Đọc tới đây, chúng tôi hi vọng bạn đã có góc nhìn sơ bộ về các loại mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn và lựa ra được mô hình phù hợp với ngân sách tài chính cá nhân nhất. Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này và muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tới các mặt hàng cần nhập hay xử lý hàng tồn kho như nào để hiệu quả thì hãy tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi trên phần mềm quanlykhovan.viecday365.com.
1289 0