Kiểm dịch thực vật là gì? Tóm gọn mọi điều về kiểm dịch thực vật
Tác giả: Cát Tường
Quá trình phát triển của xã hội đặc biệt là sự gia tăng sản lượng tiêu thụ ngày càng nhiều của ngành ngoại thương nội thương hàng hóa. Hoạt động trao đổi hàng hóa ngày càng mạnh mẽ giữa các nước, các vùng của một quốc gia đây là cơ hội để rất nhiều loại sâu bệnh xâm nhập từ nước này qua nước khác, từ vùng này qua vùng khác gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, phẩm chất cây trồng, vật nuôi. Thấy rõ mối nguy hại cần có biết pháp khắc phục ngay từ khâu đóng hàng xuất khẩu, các cơ quan chức năng đã tiến hành hoạt động kiểm dịch thực vật trước khi hàng hóa được xuất ra ngoài khu vực. Vậy kiểm dịch thực vật là gì, bạn biết chưa? Cùng viecday365.com tìm hiểu chi tiết về hoạt động này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Một số lý luận cơ bản về kiểm dịch thực vật
1.1. Khái niệm kiểm dịch thực vật là gì?
Bắt nguồn từ khi ngành ngoại thương nội thương hàng hóa được trao đổi ngày càng mạnh mẽ giữa các nước, các vùng của một quốc gia, từ cuối thế kỷ 19, nhiều nước đã xuất hiện pháp lệnh kiểm dịch thực vật bởi hoạt động xuất khẩu, trao đổi hàng hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu bệnh lan truyền nhanh ở phạm vi rộng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm dịch thực vật theo từng quốc gia, cụ thể:
- Ở Anh từ năm 1983, kiểm dịch thực vật bắt đầu được tiến hành với định nghĩa là lưu giữ thực vật hoặc để ở trạng thái cách ly cho đến lúc thấy chúng khỏa mới thôi hoặc kiểm định thực vật là tất cả các nỗ lực ngăn chặn sự lan truyền mọi vật thể sinh vật không cần thiết giữa các khu vực khác nhau.
- Ở Liên Xô cũ năm 1973 kiểm dịch thực vật là tổng hợp các biện pháp của nhà nước nhằm ngăn chặn và lan truyền của sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm, mục đích là bảo vệ tài nguyên thực vật quốc gia.
-…
- Ở Việt Nam, pháp lệnh kiểm dịch thực vật ra đời năm 1956 với định nghĩa là biện pháp mang tính pháp lệnh nhà nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của các loại dịch hại từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác.
1.2. Nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật là gì, cùng tìm hiểu nhé!
- Kiểm dịch thực vật: Kiểm tra những nông lâm sản xuất nhập giữa các nước, không cho nhập vào và xuất ra những sản phẩm có các loại sâu bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch đối ngoại (những loại sâu bệnh chưa từng có ở nước đó)
- Kiểm dịch đối nội: Kiểm tra hàng hóa được luân chuyển từ khu vực này sang khu vực khác trong cùng một vùng lãnh thổ, không cho các loại sâu bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch đối nội (là những loại sâu bệnh chỉ có ở một vùng riêng biệt trong nước)
1.3. Mục đích của kiểm dịch thực vật
Dù khái niệm kiểm dịch thực vật ở các quốc gia có khác nhau thì mục đích chung của hoạt động kiểm dịch thực vật được tiến hành là nhằm ngăn chặn sự lan truyền các loại dịch hại nguy hiểm do hoạt động trực tiếp của con người gây ra, đặc biệt là những dịch bệnh từ nước ngoài lan truyền vào trong nước mà loại sâu bệnh này trước đây chưa từng có trong nước. Bên cạnh đó, kiểm dịch thực vật còn để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với nghĩa rộng là an toàn sản xuất nông lâm nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp góp phần lưu thông và trao đổi thực vật, sản phẩm thực vật không mang sâu bệnh nguy hiểm để phát triển nông lâm nghiệp, lưu thông thương nghiệp, thực hiện hợp tác quốc tế.
1.4. Đặc điểm của kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật bao gồm 05 đặc điểm sau:
- Kết hợp giữa gác cửa và phục vụ:
+ Ngăn chặn dịch hại từ nước ngoài xâm nhập vào một quốc gia
+ Phục vụ sản xuất nông nghiệp, lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước
- Kết hợp giữa biện pháp pháp chế và biện pháp kỹ thuật
+ Biện pháp pháp chế là quản lý con người (đề cập tới các cán bộ làm công tác kiểm dịch thực vật)
+ Biện pháp kỹ thuật là con người để phát hiện kịp thời, ngăn chặn tiêu diệt dịch hại
- Kết hợp giữa phòng ngừa và trừ diệt: Biện pháp chế, hành chính kỹ thuật để ngăn ngừa dịch hại trên thực vật, sản phẩm thực vật. Nỗ lực, kiên quyết có hiệu quả dẫn đến tiêu diệt tận gốc kiểm dịch thực vật
- Kết hợp giữa đội ngũ kiểm dịch thực vật chuyên nghiệp và lực lượng xã hội: Phạm vi kiểm dịch thực vật rất rộng, liên quan nhiều nước, vùng, đơn vị, ngành, thành viên xã hội. Kiểm dịch thực vật ngoài đội ngũ chính phải phối hợp với xã hội trong nước, ngoài nước.
- Kết hợp sự nghiên cứu, ứng dụng của khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng:
+ Khoa học cứng: là kiểm tra, phát hiện, xử lý, phòng chống
+ Khoa học mềm: dự báo khả năng xâm nhập vào của dịch hại, phân tích khả năng thích ứng của chúng và tính nguy hiểm của chúng
1.5. Đối tượng kiểm dịch thực vật là gì?
Đối tượng kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Đối tượng kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Chỉ các loại sâu bệnh không được phép nhập khẩu mà nhà nước quy định nằm trong danh sách mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố.
- Đối tượng kiểm dịch thực vật trong nước là các loại sâu bệnh cần tiến hành kiểm dịch trong lúc di chuyển thực vật và sản phẩm thực vật. Danh sách đối tượng kiểm dịch cũng do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố, có thể bổ sung để bảo vệ sản xuất nông nghiệp địa phương
2. Thủ tục và giấy tờ trong hoạt động kiểm dịch thực phẩm
2.1. Cơ quan kiểm dịch thực vật là gì?
Cơ quan kiểm dịch thực vật là đơn vị có trách nhiệm thực thi các biện pháp kiểm tra nông lâm sản trước khi xuất khẩu nhằm đảm bảo hàng hóa không có dịch bệnh gây nguy hại cho các vùng nhận hàng hóa. Các tổ chức thực hiện bao gồm:
- Cục bảo vệ thực vật có trách nhiệm: Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan kiểm dịch thực vật cấp giấy chứng nhận theo quy định của thông tư “Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật”
- Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận và lưu hồ sơ theo quy định trong Thông tư “Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” và các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật
Ở Việt Nam hiện nay đã có 9 Chi cục kiểm dịch vùng trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tại các Tỉnh, Thành phố bao gồm: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Định, Hà Nội, Nghệ An, Lạng Sơn, Lào Cai và Cần Thơ được đánh số từ vùng 1 – vùng 9.
Việc làm nông lâm nghiệp tại Hồ Chí Minh
2.2. Giấy kiểm dịch thực vật là gì?
Giấy kiểm dịch thực vật là một loại chứng từ xuất nhập khẩu chứng minh hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu vào thị trường của nước nhập hàng. Với các nước nhập khẩu hàng hóa họ cần giấy kiểm dịch thực vật từ bên xuất khẩu, yêu cầu họ xuất trình khi qua cửa hải quan vì đây là một loại chứng từ bắt buộc mà nếu không có hải quan nước nhập khẩu có quyền tịch thu và hủy hàng hóa, phạt tiền bên cung ứng hoặc trả lại hàng về nước xuất khẩu.
Cơ quan kiểm dịch thực vật ở quốc gia xuất khẩu là đơn vị phát hành giấy kiểm dịch thực vật. Có thể dùng bản sao hoặc bản gốc để đăng ký. Trước khi cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, vận chuyển nội địa hay quá cảnh cho lô hàng mà chủ hàng muốn nộp bản sao thì trước đó phải nộp bản chính.
2.3. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật là gì?
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật được ban hành theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT dùng để nộp vào bộ hồ sơ khai hải quan lô hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan và quá cảnh để đăng ký làm thủ tục hải quan. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật phải có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật và sau đó nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho cơ quan hải quan trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông quan.
2.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là gì?
Sau khi cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm dịch phải thực hiện trách nhiệm tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đã đủ giấy tờ theo quy định hay giấy tờ đã được khai đúng nội dung chưa? Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ còn với hồ sơ đúng quy định, cơ quan kiểm định tiến hành kiểm tra, quyết định địa điểm và bố trí công thức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự:
- Kiểm tra sơ bộ: Là kiểm tra bên ngoài lô hàng các tiêu chí về bao bì, phương tiện vận chuyển, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp, kiểm tra sự tồn tại của các loại côn trùng bên ngoài lô vật thể
- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong và lấy mẫu hàng theo quy định, áp dụng các phương pháp kiểm định theo quy chuẩn quốc gia như lấy mẫu kiểm dịch thực vật, thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại,…
Sau khi thực hiện các bước kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đạt tiêu chuẩn không có dịch bệnh gây hại và theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Đối với trường hợp không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì lô hàng sẽ không được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời chủ hàng hóa phải được thông báo để biết tình hình. Do đó giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một loại văn bản quan trọng chứng minh hàng hóa xuất khẩu đã được kiểm dịch đảm bảo không có dịch bệnh, sâu hại phát tán xâm nhập vào quốc gia nhập khẩu.
Việc làm xuất nhập khẩu tại Hà Nội
3. Tầm quan trọng của kiểm dịch thực vật
Để hiểu được tầm quan trọng của kiểm dịch thực vật ta có thể hiểu theo hậu quả mà dịch bệnh trong hàng hóa xuất khẩu gây nguy hại như sau:
- Hàng hóa có dịch bệnh xâm nhập vào nơi mới gây nên tác hại nguy hiểm. Đến khu vực mới gặp điều kiện thuận lợi dẫn đến sâu bệnh tồn tại, sinh sản, phát triển gây hại nguy hiểm
- Tác dụng của nhân tố con người trong việc gây ra sự lan truyền sâu bệnh nguy hiểm hại cây trồng
- Kiểm dịch thực vật là hoạt động kinh tế xã hội thông qua pháp chế để khống chế người làm lây lan sâu bệnh nguy hiểm.
Kiểm dịch thực vật được tiến hành với mục tiêu:
- Ngăn chặn đẩy lùi sự lây lan của sinh vật gây hại nguy hiểm
- Tiêu diệt, khống chế sự phát triển lây lan của bất cứ sinh vật gây hại nào xâm nhập vào
Trên đây chỉ là một số thông tin cần biết về “kiểm dịch thực vật là gì?” ngoài ra kiểm dịch thực vật còn rất nhiều quy định và thông tin khác nữa các bạn có thể tìm hiểu trong Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Quốc hội ban hành số: 41/2013/QH13. Hy vọng tuy không trọn vẹn thông tin về kiểm dịch thực vật nhưng viecday365.com cũng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Hãy luôn đồng hành cùng viecday365.com để cập nhật thông tin mới mỗi ngày nhé!