Các loại hình thức kinh doanh người chủ nào cũng cần biết

Tác giả: Phùng Hà 26-07-2024

Kinh doanh được cho là một trong những hoạt động giúp tạo ra lợi nhuận nhanh nhất trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, để kinh doanh một cách hiệu quả thì không phải ai cũng biết cách. Vì vậy, đến với bài viết này, viecday365.com sẽ chỉ cho các bạn những loại hình thức kinh doanh trên thị trường một cách cụ thể, chi tiết nhất.

1. Hình thức kinh doanh chuyên môn hóa

Kinh doanh chuyên môn hóa được hiểu là một doanh nghiệp đang kinh doanh một loại hàng hóa hay một nhóm hàng hóa nào đấy có liên quan tới nhau: xăng dầu, điện lực,...

1.1. Ưu điểm kinh doanh chuyên môn hóa

- Doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại mặt hàng cho nên mức độ tập trung, thời gian, công sức sẽ dồn hết vào loại hàng hóa này. Phía doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm rõ được mọi thông tin về thị trường, nhu cầu, sở thích của khách hàng, giá cả chung trên thị trường ra sao, tình hình hàng hóa lưu chuyển,... Và vì hiểu rõ, có đầy đủ căn cứ xác minh, thông số, dữ liệu phân tích về loại mặt hàng doanh nghiệp đang nhắm tới, họ nắm trong tay khả năng rất cao để trở thành độc quyền kinh doanh loại hàng hóa đó.

Ưu điểm kinh doanh chuyên môn hóa

- Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa cũng dễ dàng có được lợi thế trong cạnh tranh bằng việc nâng cấp kỹ thuật, cơ sở vật chất, các loại máy móc chuyên dụng. Trong thời đại công nghệ kỹ thuật lên ngôi, mọi công ty đều phải đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, đặc biệt những nhà doanh nghiệp sở hữu một loại hàng hóa duy nhất.

- Có khả năng tập trung đào tạo những nhân viên, các bộ, các chuyên gia, nhân sự kinh doanh giỏi về chuyên môn lẫn nghiệp vụ.

1.2. Nhược điểm kinh doanh chuyên môn hóa

- Do loại hình kinh doanh này chỉ tập trung vào một loại hàng hóa duy nhất, cho nên trước những biến động, cạnh tranh trong thị trường thì hệ số rủi ro là rất cao.

- Nếu như mặt hàng này không còn chiếm nhiều lợi thế trên thị trường trong và ngoài nước (tiến tới giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái), doanh nghiệp sẽ phải chuyển sang một hướng đi khác, thì khi ấy sự chuyển hướng này sẽ diễn ra chậm, gây ảnh hưởng nặng tới vấn đề tài chính của cả doanh nghiệp.

Nhược điểm kinh doanh chuyên môn hóa

2. Hình thức kinh doanh tổng hợp

Đúng như cái tên, đây là loại hình kinh doanh tổng hợp nhiều loại hàng hóa khác nhau. Hình thức kinh doanh này không bắt chủ doanh nghiệp phải phụ thuộc vào thị trường truyền thống vì doanh nghiệp sở hữu nhiều loại hàng hóa, mặt hàng nào chiếm lợi thế trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ chú trọng bán mặt hàng đó.

2.1. Ưu điểm hình thức kinh doanh tổng hợp

- Doanh nghiệp với các loại mặt hàng không giống nhau sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường cũng như phạm vi khách hàng được mở rộng. Vì vậy mà rủi ro được hạn chế, nhược điểm này trong hình thức kinh doanh chuyên môn hóa được khắc phục.

- Khả năng quay vòng vốn sẽ diễn ra nhanh hơn vì nguồn vốn kinh doanh chắc chắn sẽ không bị “tồn đọng”. Các nhà đầu tư sẽ biết cách phân tích thị trường để rồi tập trung công sức, tiền của vào những mặt hàng có khả năng lưu chuyển nhanh, tạo nhiều lợi nhuận cho công ty.

Ưu điểm hình thức kinh doanh tổng hợp

- Sở hữu nhiều mặt hàng đồng nghĩa với việc thị trường kinh doanh trở nên cực kỳ cạnh tranh và cạnh tranh trên diện rộng. Điều đó sẽ thúc đẩy nhà doanh nghiệp phải có ý tưởng riêng, sáng tạo, kích thích sự vận động, chủ động của doanh nghiệp hơn (Tương tự với giả thuyết Bàn tay vô hình).

2.2. Nhược điểm hình thức kinh doanh tổng hợp

- Ngược lại với kinh doanh chuyên môn hóa, loại hình kinh doanh tổng hợp rất khó có thể tham gia liên minh độc quyền vì chủ sở hữu phải phân tán mức độ tập trung đều cho các sản phẩm.

- Lợi nhuận siêu ngạch cũng khó kiếm hơn vì mỗi ngành hàng kinh doanh đều là kinh doanh nhỏ.

- Vì không có tính chuyên môn hóa cao, cho nên doanh nghiệp khó bộc lộ được sở trường chuyên môn cũng như có nhiều khó khăn trong việc tìm, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Nhược điểm hình thức kinh doanh tổng hợp

3. Hình thức kinh doanh đa dạng hóa

3.1. Hình thức kinh doanh đa dạng hóa là gì?

Hình thức kinh doanh đa dạng hóa có thể xem là một chiến lược kết hợp cả hai loại hình kinh doanh chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp. Điều đó có nghĩa là chủ doanh nghiệp có thể đồng thời vừa đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh vừa tập trung chuyên môn cho một loại mặt hàng nhất định. 

Loại hình kinh doanh này nắm gần như mọi lợi thế trong tay, tuy nhiên, để có thể đi theo con đường này, người chủ sở hữu đòi hỏi phải có đủ nhân lực, trí lực cũng như vật lực để phát triển một cách toàn diện.

Hình thức kinh doanh đa dạng hóa

3.2. Kinh doanh đa dạng hóa nên được áp dụng như nào cho doanh nghiệp?

- Đa dạng hóa một ngành công nghiệp cụ thể

Doanh nghiệp đa dạng hóa một ngành cụ thể bằng mở rộng đặc thù ngành. viecday365.com sẽ đưa ra một ví dụ dễ hiểu như sau: Chủ sở hữu của những doanh nghiệp về các mảng như thu âm, sản xuất và phân phối album nhạc có thể mở rộng kinh doanh bằng cách đầu tư thêm dịch vụ cho các DJ tại những bữa tiệc âm nhạc, các sự kiện lớn,... Nói chung đa dạng hóa một ngành cụ thể tức là doanh nghiệp sẽ ra mắt, cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực mà nhà doanh nghiệp ấy đang theo đuổi. Cách đa dạng hóa này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều thị trường mới, tạo lợi thế cho doanh nghiệp. Giải pháp marketing chéo này đồng thời cũng giúp bạn PR cho sản phẩm của công ty mình trên phạm vi rộng hơn mà tiết kiệm được chi phí quảng cáo.

Hình thức kinh doanh đa dạng hóa

- Đa dạng hóa nhãn hiệu của doanh nghiệp

Nhà doanh nghiệp đa dạng hóa nhãn hiệu của mình bằng cách bán các sản phẩm và dịch vụ tới nhóm khách hàng chủ đạo nằm cả bên ngoài thị trường mục tiêu của bạn. Chẳng hạn trong một show hòa nhạc, phía tổ chức có thể cho phép kinh doanh thêm quần, áo, các loại phụ kiện liên quan, được truyền cảm hứng từ band nhạc hay buổi trình diễn. Người họa sĩ cũng hoàn toàn có thể bán các sản phẩm của mình thông qua phía các nhà sản xuất và phân phối thiết bị nội thất.

- Đa dạng hóa quốc gia

Đối với những chủ sở hữu có đủ điều kiện cần và đủ để đi theo hình thức kinh doanh đa dạng hóa, thì họ cần tập trung, chú trọng đến các thời cơ mở rộng thị trường phạm vi địa lí. Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm các nhau sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Tiềm năng doanh thu sẽ được tích lũy ngày càng nhiều nếu như chủ doanh nghiệp biết cách phát triển để trở nên độc nhất trong lĩnh vực cung cấp mặt hàng mình đang kinh doanh tại những khu vực được lựa chọn để mở rộng doanh nghiệp.

Hình thức kinh doanh đa dạng hóa

Chẳng hạn, công ty Cổ phần Sao Thái Dương đã ra mắt bộ sản phẩm dầu gội, dầu xả, sữa tắm thảo dược Nature Queen được ưa chuộng trong nước và cả thị trường khó tính như Mỹ và một số nước ở châu Âu; hoặc một hãng hàng không nhỏ có thể thống lĩnh thị trường khi tập trung vào lĩnh vực các nhà đầu tư của hãng hàng không lớn không chú trọng, đó là mang đến các chuyến bay tới những thành phố nhỏ, ít người.

Trên đây là những thông tin cơ bản, thiết yếu về các hình thức kinh doanh trên thị trường hiện nay. viecday365.com hy vọng các bạn sẽ tìm được giải đáp cho thắc mắc về các loại hình thức kinh doanh.