Tìm hiểu về hbl là gì? Và những điều cần biết về thuật ngữ này

Tác giả: Đới Thanh Nga 09-08-2024

Với những ai làm việc trong ngành xuất nhập khẩu thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ và hiểu cụm từ HBL là gì. Tuy nhiên với những người bình thường, không làm việc trong ngành vận chuyển thì chắc chắn không thể hiểu rõ về HBL. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về HBL, vậy nên bạn đừng bỏ lỡ những chia sẻ trong bài viết của viecday365.com nhé.

1. Giải thích HBL là gì?

HBL là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong ngành xuất nhập khẩu, nó là từ viết tắt của cụm từ House Bill of Lading tạm hiểu là một loại vận đơn dành cho đường biển. HBL là những loại vận đơn do người giao nhận phát hành cho người vận chuyển. 

Người giao nhận có thể phát hành các loại vận đơn cho các hãng tàu như: Original Bill (Bill gốc), Surrender bill, Seaway bill,... tuy nhiên thì về mặt trách nhiệm và pháp luật sẽ là khác nhau đối với mỗi loại đơn.

Giải thích HBL là gì?

Một ví dụ cho bạn về House Bill như sau: có một bill gốc của công ty trung gian đã phát hành và công ty này lại không có tàu. Lúc này công ty trung gian cần phải thuê tàu của một hãng tàu nào đó, hãng tàu này sẽ không được thể hiện trên bill. Sau đó công ty này sẽ cấp cho khách hàng (người vận chuyển) một House Bill of Lading.

Nghe qua thì có vẻ như đây là một hình thức trung gian cấp vận đơn cho khách hàng để thu lại lợi nhuận, bạn cũng có thể hiểu đơn giản là như vậy.

Xem thêm: Tỉ lệ xuất nhập khẩu là gì? Sự thay đổi của tỷ lệ xuất nhập khẩu

2. Chức năng và tầm quan trọng của House Bill of Lading là gì?

2.1. Chức năng của HBL trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

HBL – vận đơn đường biển là một biên lai hàng hóa, nó được cấp bởi thuyền trưởng hoặc những người được nhận ủy quyền của người vận tải đã ký. Biên lai này chính là bằng chứng rõ ràng nhất để xác nhận việc người chở hàng đã nhận chuyển hàng theo thông tin được ghi chi tiết trên bill.

Chức năng của HBL trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Chức năng của nó là làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển hàng hóa và người gửi hàng, nó chính là chứng từ sở hữu đối với những loại hàng hóa. Bạn có thể sử dụng chứng từ này đê thanh toán hoặc định giá tại ngân hàng hay là chuyển nhượng quyền sở hữu của đơn hàng bằng cách ký hậu vận đơn.

Xem thêm: Khám phá xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Và ý nghĩa hoạt động này

2.2. Vai trò quan trọng của HBL trong hoạt động vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài

Một số vai trò quan trọng dưới đây của chứng từ HBL trong hoạt động vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài như:

- Sử dụng tính pháp lý của mình để điều chỉnh những mối quan hệ giữa người xếp hàng, người chở hàng và cả bên nhận hàng

- HBL đóng vai trò trong việc kiểm soát số lượng và chủng loại hàng hóa mà người bán chuyển đến cho người mua, những thông tin này cần phải được kiểm tra chính xác để tránh việc sai sót xảy ra

Vai trò quan trọng của HBL trong hoạt động vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài

- Là cơ sở để người chuyển hàng đóng thuế xuất nhập khẩu chính xác

- HBL là chứng từ quan trọng trong việc khai báo hải quan mồi khi rời bên hoặc cập bến từ nơi khác đến

- Loại vận đơn này có thể được sử dụng như một giấy tờ mua bán hàng hóa hoặc chuyển nhượng cũng như định giá tại ngân hàng

- Là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu

- HBL là chứng từ không thể thiếu được trong các hoạt động thương mại quốc tế và đóng vai trò trong việc thực hiện thanh toán tín dụng quốc tế

- Có thể sử dụng chứng từ này để bảo hiểm hoặc khiếu nại việc bồi thường tổn thất mỗi khi có sự cố hay mất mát xảy ra trong quá trình vận chuyển

Qua đây có thể thấy được vai trò của House Bill of Lading là vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu quốc tế. Mỗi đất nước sẽ có những quy định về pháp luật, nội dung và hình thức khác nhau của vận đơn, vậy nên cần nắm được những loại vận đơn khác nhau để có thể chủ động hơn và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có trong quá trình giao hàng.

3. Một số loại vận đơn HBL mà bạn nên biết 

Trong thực tế có rất nhiều loại HBL khác nhau và chúng được chia theo những tiêu chí như sau:

3.1. Phân loại theo chủ sở hữu của hàng hóa

Với cách phân loại này thì sẽ có 3 loại chủ sở hữu hàng hóa đó là:

- Vận đơn theo lệnh hay còn gọi là To order bill: với đơn này thì chủ sở hữu sẽ được ghi trực tiếp trên bill gốc, loài này chỉ cần có sự ký xác nhận đến từ người vận chuyển là có thể nhận hàng

Phân loại theo chủ sở hữu của hàng hóa

- Loại vận đơn vô danh: loại vận đơn này không có ghi tên hoặc bất kỳ thông tin gì hoặc được phát hành theo lệnh nhưng không ghi là lệnh của ai, vậy nên tất cả những người có đơn này đều có thể nhận hàng.

- Vận đơn đích danh: là loại ghi rõ họ tên và địa chỉ của người nhận, chỉ khi đúng người đó đến nhận thì hàng mới được giao

Xem thêm: Những điều bạn cần giải mã về DOC trong xuất nhập khẩu là gì?

3.2. Chia theo phương thức thuê tàu

Có hai phương thức thuê tàu được sử dụng phổ biến đó là: thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến 

- Đối với hình thức thuê tàu chợ thì đây là loại vận đơn được sử dụng rất phổ biến và hầu hết mọi đơn vị trên thị trường đều sử dụng để thuê container để chở hàng hóa

- Vận đơn theo hình thức thuê tàu chuyến là loại vận đơn được cấp khi đơn vị sử dụng dịch vụ thuê tàu chuyến và vận đơn này thường đi kèm với hợp đồng thuê tàu.

3.3. Phân loại theo phương thức chở hàng hóa

Trong phương thức chở hàng hóa thì có những phương thức phổ biến như: Đi thẳng, chở suốt và đa phương thức

- Đối với vận đơn chở suốt thì sẽ cấp cho chủ hàng mà không cần quan tâm đến việc hàng hóa có chuyển tải hay không, loại vận đơn này sẽ có nhiều người và nhiều tàu chuyên chở khác nhau nhưng lại chỉ có 1 vận đơn mang tính sở hữu.

Phân loại theo phương thức chở hàng hóa

- Với vận đơn đi thẳng: là loại vận đơn cấp cho những đơn hàng được vận chuyển thẳng từ cảng lấy hàng đến cảng dỡ hàng mà không thông qua chuyển tải hoặc ghé qua cảng nào cả

- Với vận đơn đa phương tiện: Loại vận đơn này được sử dụng cho những hoạt động vận chuyển container bằng nhiều phương pháp vận chuyển kết hợp với nhau như: hàng không, đường bộ, đường biển

3.4. Phân loại theo tính pháp lý của loại hàng hóa

Căn cứ vào tính pháp lý thì có hai loại vận đơn sử dụng đó là: Original Bill là vận đơn gốc và Copy B/L là vận đơn bản sao. 

- Loại vận đơn gốc: là loại vận đơn có dấu mộc và có chữ ký xác nhận bằng tay và mang tính chất là chủ sở hữu của hàng hoá

Phân loại theo tính pháp lý của loại hàng hóa

- Loại vận đơn bản sao: So với loại vận đơn gốc thì nội dung của vận đơn bản sao sẽ là giống nhau, tuy nhiên với vận đơn bản sao thì sẽ không có dấu mộc đỏ và chữ ký bằng tay. Khi sử dụng loại vận đơn bản sao này thì sẽ không có giá trị và tác dụng chuyển nhượng như vận đơn gốc.

Như vậy, qua bài chia sẻ trên từ viecday365.com thì bạn đọc cũng có thêm những hiểu biết về HBL là gì và có được những kiến thực liên quan đến loại vận đơn dành riêng cho đường biển này. Những chia sẻ trong bài viết là vô cùng bổ ích và mong rằng những điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm về HBL trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.