ENT là gì? Những tiêu chí cơ bản khi kiểm tra nhu cầu kinh tế
Tác giả: Diệp Lạc 04-07-2024
Đối với những người lĩnh vực kinh tế thì không còn lạ gì với thuật ngữ chuyên ngành ENT, đặc biệt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc. Cùng viecday365.com tìm hiểu các tiêu chí cơ bản khi doanh nghiệp cần kiểm tra nhu cầu kinh tế.
1. Khái niệm về ENT
ENT là tên viết tắt của Kiểm tra nhu cầu kinh tế - một thuật ngữ không còn xa lạ gì với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.
Dựa theo bản cam kết của WTO cùng với Nghị định 09/2018/NĐ-CP được ban hành năm 2018 thì ENT hay còn biết đến là kiểm tra nhu cầu kinh tế là một loại thủ tục cực kỳ cần thiết đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên về mảng phân phối.
Các doanh nghiệp cung cấp giấy phép cho dịch vụ đại lý nhận hoa hồng, bán lẻ và bán buôn áp dụng với tất cả mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp đều phải đáp ứng thủ túc này khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh theo hình thức thành lập các cơ sở bán lẻ (không tính cơ sở đầu tiên).
Đây là bước không thể bỏ qua khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần xin cấp phép trong việc thành lập hoặc chứng nhận lập cơ sở bán lẻ.
Xem thêm: Học kinh tế ngành nào tốt nhất? Có triển vọng việc làm nhất?
2. Cơ sở pháp lý đối với việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
Trong khoảng thời gian 3 năm kể từ ngày thành lập thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được quyền xin cấp phép thành lập các đại lý, công ty bán lẻ, bán buôn, nhận hoa hồng đối với những mặt hàng sản xuất hoặc nhập khẩu hợp pháp về Việt Nam theo như bản cam kết dịch vụ khi gia nhập WTO. Việc cấp giấy phép này sẽ được căn cứ trong việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Xem thêm: Lợi nhuận kinh tế là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng lợi nhuận kinh tế?
Dựa vào bản cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có mong muốn mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực phân phối theo hình thức thành lập cơ sở bán buôn, bán lẻ.
Để việc này được cấp phép thì Việt Nam đã chuyển vấn đề này sang quy định của pháp luật quốc hội thông qua quyết định số 10/2007/QĐ của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và Thông tư số 09/2007/TT - BTM. Để thực hiện công việc kiểm tra nhu cầu kinh tế thì cần phải thu thập các ý kiến, đóng góp từ các đối tượng trực tiếp nhận sự điều chỉnh này đó chính là các cơ sở bán lẻ được rót vốn đầu tư nước ngoài cùng với những góp ý từ cơ quan chức năng có liên quan để hoàn thiện quy định này tạo nên sự minh bạch, nới lỏng trong quá trình xem xét và đánh giá.
Theo như Thông tư số 08/2014/TT-BCT được Bộ Công Thương ban hành về quy định cụ thể trong quá trình hoạt động trao đổi hàng hóa và các công việc liên quan trực tiếp với hoạt động giao dịch của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Cùng với đó là Thông tư số 34/2013/TT-BCT đã ban hành năm 2013 đã công khai toàn bộ quá trình thực hiện trao đổi hàng hóa và các công tác liên quan trực tiếp với hoạt động giao dịch của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam để thay thế Quyết định số 10/2017/QĐ-BTM.
Tất cả các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ cùng với những nội dung liên quan đến quá trình thành lập các cơ sở đó đều được quy định chi tiết theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Đây là văn bản đang được áp dụng hiện nay để nhằm hướng dẫn chi tiết về công việc kiểm tra nhu cầu kinh tế.
Căn cứ theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP điều 23 khoản 1 để thực hiện quá trình kiểm tra nhu cầu kinh tế thì phải thuộc trường hợp: Doanh nghiệp muốn thành lập thêm các cơ sở bán lẻ (không tính cơ sở đầu tiên) và không áp dụng đối với những công ty bán lẻ có diện tích hoạt động dưới 500m2 khi được đặt trong các trung tâm thương mại (như các gian hàng) và các loại hình nhỏ như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi.
3. Các tiêu chí cơ bản để thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế
Để các doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ thì phải đảm bảo được các tiêu chí sau đây mới được thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT):
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
- Khi các cơ sở bán lẻ được phép hoạt động thì sẽ được căn cứ dựa trên quy mô của khu vực thị trường địa lý mà các cơ sở đó ảnh hưởng trực tiếp tới.
- Căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp ban đầu đã được cấp phép hoạt động trong khu vực thị trường địa lý.
- Đối với các cơ sở bán lẻ hoặc chợ truyền thống trong khu vực bán lẻ có hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường, lĩnh vực đó như thế nào.
- Việc thành lập các cơ sở bán lẻ được dự đoán về mức độ tác động đến mật độ giao thông, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường của khu vực đặt cơ sở.
- Khi thành lập các cơ sở bán lẻ đó thì có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực đặt cơ sở đó như thế nào. Để xác định vấn đề này thì sẽ dựa trên các yếu tố như:
Nhờ việc lập các cơ sở bán lẻ đó mà tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho thị trường lao động Việt Nam.
Mục đích của các cơ sở bán lẻ ngoài việc nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp gốc thì còn giúp ích cho việc phát triển và hiện đại hóa công nghiệp bán lẻ của khu vực thị trường địa lý.
Khi lập các cơ sở bán lẻ thì sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới môi trường và giúp cải thiện điều kiện sống của người dân tại khu vực thị trường địa lý.
Đảm bảo các cơ sở bán lẻ có đủ khả năng và đáp ứng được các khoản thu đóng góp cho ngân sách Nhà nước như đóng thuế, đóng phí,...
Căn cứ vào Nghị định ban hành năm 2018 theo điều 23 khoản 2 đã được quy định theo cơ sở đánh giá tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) của Hội đồng ENT cần phải xác định rõ ràng mức độ phù hợp khi đặt các cơ sở bán lẻ tại các vị trí được yêu cầu để Chủ tịch hội đồng ENT đánh giá và quyết định có cấp phép cho việc thành lập cơ sở bán lẻ tại các điểm đó hay không thông qua văn bản kết luận.
Đối với việc thành lập các cơ sở bán lẻ thì các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng các trình tự yêu cầu không được bỏ qua bất kỳ bước nào đặc biệt là việc thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế. Để được cấp phép thành lập các đại lý hoa hồng, bán lẻ, bán buôn thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí đã nêu bên trên thì mới đảm bảo việc thành lập được hợp pháp.
Hiện nay đã có những thông tin Việt Nam sẽ đồng ý bỏ kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 5 năm kể từ khi Hiệp ước EVFTA có hiệu lực, dự kiến việc thực hiện ENT sẽ được tiến hành năm 2015. Tuy vậy cho đến thời điểm đó các doanh nghiệp vẫn cần phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự đã quy định từ trước.
Xem thêm: [Nắm bắt] Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết nhất
Bên trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) cùng với các tiêu chí cụ thể để các doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ. Để tìm kiếm các thông tin hữu ích liên quan đến ngành kinh tế truy cập website viecday365.com