Dự án BT là gì? Những vấn đề về dự án BT mà ai cũng nên biết
Tác giả: Hà Ngọc Nhi 09-04-2024
Nếu như bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công trình thì có lẽ bạn cũng không còn xa lạ gì với cái tên dự án BT. Tuy nhiên với những ai không làm về lĩnh vực này mà muốn tìm hiểu để biết thêm những kiến thức cũng như định hướng tương lai thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Dưới đây viecday365.com xin giới thiệu với bạn bài viết Dự án BT là gì? Những vấn đề về dự án BT mà ai cũng nên biết. Cùng chúng mình tìm hiểu để nâng cao hiểu biết thôi nào. Kiến thức chẳng bao giờ là thừa cả đâu
1. Khái niệm BT là gì?
Hiện nay BT đang được sử dụng một cách rất phổ biến và được sự phổ cập của nhiều những cá nhân khác nhau. Nếu như bạn tra trên Google thì bạn có thể tra ra hàng loạt những thông tin về khái niệm này. Vậy bạn tự hỏi rằng nguồn nào sẽ cho ta một khái niệm về BT chính xác nhất?
BT là viết tắt của hai từ trong tiếng Anh Build – Transfer có nghĩa là xây dựng và chuyển giao. BT chính là hình thức đầu tư giữa nhà nước và cơ quan đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT với một khoảng thời gian nhất định để xây dựng, những công trình kết cấu hạ tầng mà ở đây là chủ yếu là công trình giao thông
Sau khi công trình được xây dựng, Chính phủ sẽ cố gắng tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi số vốn đầu tư đã được ký kết trong hợp đồng BT tại một khoảng thời gian nhất định. Hết thời gian xây dựng, nhà đầu tư sẽ phải chuyển giao công trình đó cho Nhà nước quản lý
BT chính là một trong những dự án đầu tư hàng đầu trong xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Hiểu một cách đơn giản thì đây là những dự án được cấp phép xây dựng và chuyển giao lại cho Nhà nước hoặc gọi một cách khác đó chính là phương thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng của chính phủ
Hiện nay, các dự án BT sẽ là những bước quyết định quan trọng cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông, điều kiện về môi trường,… trên toàn bộ cả nước. Không chỉ có vậy, BT còn có những ý nghĩa quan trọng hơn như thúc đẩy kinh tế bằng cách hình thành các đô thị lớn, giúp giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước và đảm bảo cho những bên tham gia dự án cùng có lợi
2. Dự án BT là gì?
Dự án BT được coi là một loại hợp đồng được sử dụng rộng rãi và hay bắt gặp nhất trong thực tế. Vì sao vậy? Vì thông qua dự án này, nó như một bước đà trong sự phát triển của cơ sở hệ thống hạ tầng của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. BT cũng có thể thanh toán trực tiếp cho các nhà đầu tư theo các thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng BT
Tại Khoản 5 Điều 3 theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư (theo hình thức đối tác công tư) đã quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng BT là:
Hợp đồng BT là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng cơ sở hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng đất quỹ, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác
Xem thêm: Việc làm hoạch định dự án
3. Nội dung của một hợp đồng dự án BT là như thế nào?
3.1. Mục đích ký kết của hợp đồng
Hợp đồng dự án BT – hợp đồng xây dựng và chuyển giao cơ sở hạ tầng cần bao gồm những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên có liên quan như Nhà nước, Chính phủ và doanh nghiệp xây dựng nhằm mục đích là hai bên cùng có lợi với những thỏa thuận trước đó
Việc nhà nước và chính phủ ký kết hợp đồng BT sẽ nhằm mục đích hướng tới sự phát triển về cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Những nhà đầu tư có tâm huyết và có sản phẩm bảo hành tốt, thực hiện bảo hành đầy đủ sẽ được Nhà nước coi trọng nhằm mục tiêu phi lợi nhuận hướng tới công ích
Nội dung của một hợp đồng BT sẽ bao gồm những quyền hạn và nghĩa vụ của các bên với mục đích nhằm đạt lợi nhuận. Với mỗi chủ đầu tư khác nhau nên sẽ có những mức lợi ích riêng biệt, nên các điều khoản cũng sẽ có những sự khác nhau
Các nhà đầu tư sẽ là những người thực hiện dự án BT với mục đích sinh lời cho nên họ sẽ yêu cầu những điều khoản về kinh tế, điển hình như thực hiện một dự án khác có khả năng sinh lời cao
Trong trường hợp bạn là một nhà đầu tư có mong muốn tham gia các dự án BT với mục đích sinh lợi nhuận đồng thời phát triển doanh nghiệp, thì bạn cần lưu ý thật kỹ về những yếu tố có liên quan để tối thiểu hóa chi phí cũng như thời gian của mình
Nhà nước sẽ ký kết hợp đồng với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội – mục tiêu phi lợi nhuận, thuần chứa tính công ích và vì sự phát triển chung của xã hội thì sẽ yêu cầu các điều khoản về chất lượng và bảo hành. Vì vậy để có được sự đồng nhất giữa hai bên cần có sự dung hòa làm cho cả hai bên cùng có lợi
3.2. Nội dung của hợp đồng dự án BT
Mỗi dự án BT sẽ có những điểm khác biệt, nhưng sẽ bao gồm những nội dung chung như dưới đây:
- Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết hợp đồng
- Mục tiêu cũng như hoạt động của dự án BT, phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư của việc xây dựng công trình
- Nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án như thế nào
- Công suất, công nghệ, trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và những tiêu chuẩn kỹ thuật công trình dự án BT, tiêu chuẩn chất lượng của dự án BT
- Những quy định về giám sát và kiểm tra chất lượng công trình
- Các quy định về việc bảo vệ tài nguyên – môi trường trong quá trình thực hiện dự án BT
- Những điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ thiết bị cho xây dựng, vận hành dự án
- Tiến độ xây dựng công trình dự án, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp và thời điểm chuyển giao công trình dự án BT
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dự án cũng như cam kết bảo lãnh, phân chia những rủi ro có thể gặp phải
- Những quy định về phí, giá và các khoản thu (phương pháp xác định giá, phí, các điều kiện điều chỉnh mức giá, phí)
- Các quy định về việc tư vấn giám định thiết kế, thiết bị thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình
- Nhà đầu tư có trách nhiệm trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để có thể vận hành công trình sau khi chuyển giao dự án BT cho nhà nước
- Các điều kiện và thể thức để có thể điều chỉnh hợp đồng của dự án BT
- Các trường hợp mà dự án BT bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
- Thực hiện xử lý các vi phạm hợp đồng của dự án BT
- Bất khả kháng và nguyên tắc xử lý
- Những quy định về hỗ trợ, cam kết của cơ quan Nhà nước khi nhà đầu tư thực hiện dự án BT
- Hiệu lực của hợp đồng dự án BT
Bên cạnh đó, hợp đồng còn quy định một số những vấn đề khác như mối quan hệ doanh nghiệp dự án – các nhà đầu tư, áp dụng pháp luật của nước ngoài,…
Xem thêm: Đối tác công tư là gì? Hình thức của đối tác công tư – PPP là gì?
4. Phân biệt giữa BT, BOT, BTO
4.1. BOT và dự án BOT
BOT là viết tắt của các từ Build – Operate – Transfer có nghĩa là Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao. BOT là một hình thức đầu tư giữa cơ quan Nhà nước và công ty tư nhân, bỏ nguồn vốn để xây dựng trước thông qua một hình thức đầu tư đó chính là đấu thầu, sau đó sẽ vận hành hàng và khai thác một thời gian nhất định, nếu hết thời gian khai thác thì sẽ được chuyển giao lại cho các cơ quan Nhà nước
Hiện nay với một quốc gia đang phát triển và ở trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chính vì vậy hình thức đầu tư các dự án công trình giao thông được thực hiện theo hình thức BOT được phát triển một cách nhanh chóng. Những năm trở lại đây, đã có hàng trăm dự án BOT đã và đang được thực hiện
Các công trình giao thông của dự án BOT được các nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng những công trình giao thông, nên các phương tiện tham gia giao thông trên các công trình BOT đều phải thực hiện trả phí cho nhà đầu tư. Vì vậy các nhà đầu tư sẽ xây dựng các trạm thu phí các phương tiện giao thông trên công trình BOT thì sẽ được gọi là trạm thu phí BOT. Số tiền mà nhà đầu tư thu được từ những khoản phí này sẽ là cách cho họ chi trả số tiền mà họ đã đầu tư và thực hiện nâng cấp bảo trì công trình giao thông BOT này
Những phương tiện tham gia giao thông cơ giới như xe ô tô, xe máy kéo, xe sơ mi rơ moóc được kéo, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh đều là những phương tiện phải nộp phí (ngoại trừ các xe gắn máy chuyên dụng và một số xe ưu tiên khác)
4.2. BTO và dự án BTO là gì?
BTO là viết tắt của các từ Build – Transfer – Operate nghĩa là xây dựng – chuyển giao – Vận hành. Đây là hình thức đầu tư giữa các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình và những kết cấu hạ tầng. Khi một nhà đầu tư hoàn thành công trình đã hoàn thành, nhà nước sẽ được nhà đầu tư chuyển giao công trình đó và hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cơ quan Nhà nước sẽ để cho nhà đầu tư vận hành và khai thác dự án BTO trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn cũng như lợi nhuận đã đầu tư
Với những chia sẻ về bài viết Dự án BT là gì? Những vấn đề về dự án BT mà ai cũng nên biết, viecday365.com hi vọng bạn đã có được những kiến thức và thông tin bổ ích nhất. Thông qua đây bạn đã có thể hiểu được rõ ngọn ngành của BT và dự án BT cũng như sự khác nhau giữa BTO, BOT và BT. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống nhé!