[Giải đáp] Đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy? Bạn có biết?
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 15-05-2024
Làm cách nào để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng chỉ bằng một mẫu đơn xin việc? Nếu CV của bạn không thực sự nổi bật, đơn xin việc có thể là một điểm nhấn thay thế, nói lên những nguyện vọng và hoài bão của ứng viên. Nhưng đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy? Đã có ai đó giải đáp thắc mắc này giúp bạn hay chưa?
1. Đặc trưng của đơn xin việc viết tay và đánh máy
Từ lâu, thắc mắc về phương thức viết đơn xin việc đã không còn quá mới mẻ trên cộng đồng tìm việc làm. Nhiều ý kiến cho rằng, thời công nghệ kỹ thuật số lên ngôi, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thực sự lạc hậu khi chọn viết đơn xin việc bằng tay. Nhưng cũng có chiều hướng nhận thức ngược lại và cho rằng, một mẫu đơn xin việc viết tay thể hiện được sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong công việc.
Trước khi đi tìm câu đáp cho thắc mắc này, hãy cùng viecday365.com tìm hiểu và phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của hai phương thức viết đơn xin việc này nhé!
1.1. Lợi thế và hạn chế của đơn xin việc đánh máy
Nhìn chung, ai cũng biết rằng, soạn thảo văn bản là một lựa chọn phổ cập nhất hiện nay. Bất kể trong công tác ứng tuyển, tất cả những tài liệu liên quan đến xin việc nên thực hiện soạn thảo bằng máy để dễ nhìn, dễ đọc hơn. Thông thường, đơn xin việc là mẫu có sẵn trong hồ sơ xin việc, ứng viên có thể sử dụng luôn mẫu này hoặc cũng có thể tự soạn thảo một mẫu đơn khác trên word.
Nói về ưu điểm, đơn xin việc đánh máy đảm bảo yếu tố tiết kiệm công sức và thời gian, cho ra kết quả nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm rằng, khi sử dụng phương thức đánh máy đơn xin việc, chúng ta sẽ ít gặp phải các sai lầm trong chính tả, hành văn, buộc phải viết đi viết lại nhiều lần. Có nghĩa là công tác chỉnh sửa sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn. Cuối cùng, đánh máy là một lựa chọn đáng được ưu tiên cho những ứng viên không có kỹ năng trình bày đẹp, về cả chữ viết và hành văn.
Bên cạnh những lợi ích mang lại, đơn xin việc đánh máy cũng gặp phải một vài hạn chế nhất định. Chẳng hạn như, nó không thực sự thông dụng với một số đối tượng tìm việc lao động phổ thông, hay không có kỹ năng sử dụng máy tính. Đồng thời, phải nói rằng, các ứng viên rất dễ bị nhà tuyển dụng cảm thấy nhàm chán khi sử dụng chung một mẫu đơn xin việc đánh máy, theo cấu trúc và nội dung na ná nhau.
1.2. Lợi thế và hạn chế của đơn xin việc viết tay
Nói về đơn xin việc viết tay, người ta thường nhìn vào các điểm hạn chế của chúng nhiều hơn. Đa phần, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá không cao về hình thức này, bởi chúng quá cổ hủ và không thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công việc. Một số nguyên nhân cụ thể như sau khiến họ cảm nhận không tốt về mẫu đơn này:
- Thứ nhất, nó thể hiện mức độ lạc hậu của ứng viên.
- Thứ hai, dường như ứng viên chưa thực sự hứng thú và quan tâm đến công việc.
- Thứ ba, tố cáo kỹ năng sử dụng tin học văn phòng của bạn.
Nhìn chung, đơn xin việc viết tay không được ưa chuộng bởi chúng thực sự không làm ứng viên trở nên ấn tượng và nổi bật trước các đối thủ tầm cỡ. Mặc dù, trình độ và phẩm chất của bạn sẽ chẳng bao giờ thể hiện một cách đầy đủ và chính xác chỉ qua một văn bản thuần túy này. Nhưng suy cho cùng, nhà tuyển dụng luôn có tâm lý ứng viên nên đạt được yêu cầu tối thiểu của họ, đó chính là kỹ năng sử dụng máy tính.
Thiếu kỹ năng cũng cho nhà tuyển dụng hiểu rằng, đối với ứng viên này, họ sẽ mất nhiều thời gian để đào tạo cho bạn hơn là những ứng viên khác. Do đó, nguy cơ không được chấp nhận vào làm việc của những ứng viên sử dụng đơn xin việc viết tay là khá cao hơn so với các ứng viên sử dụng công nghệ trong cách viết.
Mặc dù “bị dè bỉu” là thế, nhưng vẫn rất nhiều ứng viên chọn cho mình cách viết đơn xin việc này. Và điều này luôn xuất phát ở những lý do không thể bàn cãi. Cụ thể như sau:
- Bạn sẽ cần khá nhiều thời gian và sự để tâm của mình trong quá trình viết tay đơn xin việc. Điều này cho thấy mức độ nghiêm túc và quan tâm đến công việc đang ứng tuyển.
- Đơn xin việc viết bằng tay thể hiện được cá tính và bản sắc của ứng viên hơn là những quy chuẩn khá chung trong đơn xin việc đánh máy.
- Đơn xin việc viết tay là văn bản có mức độ tin cậy và được xác thực cao hơn.
- Nó cho thấy thái độ đối với việc ứng tuyển của bạn là hoàn toàn chứa đựng những năng lượng tích cực.
2. Câu trả lời cho câu hỏi đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Trong một thế giới “hư hư ảo ảo” song hành cùng công nghệ hiện đại. Có thể một mẫu đơn xin việc được ứng dụng trên những nền tảng có sẵn như bố cục, cách chỉnh sửa, soạn thảo,... đôi khi sẽ vô tình mang đến những ứng viên có phiên bản hoàn hảo đến với nhà tuyển dụng. Mặc dù, hình ảnh về phiên bản đó có thể đa phần là không đúng sự thật, vì chính bản chất của sự cẩu thả cũng có thể được công nghệ “chắp vá” và lấp đầy những lỗ hổng.
Nếu nhận thức được điều này và chọn phương thức viết tay đơn xin việc. Có thể ứng viên sẽ cần đầu tư hơn về công sức, về thời gian cho một nội dung và hình thức được chỉn chu đến mức tối đa. Nếu bạn yêu thích hình thức này, trong quá trình ứng tuyển, bạn vẫn có thể toàn quyền quyết định sử dụng nó. Thiết nghĩ, các nhà tuyển dụng thông minh sẽ không ngần ngại trước sự lựa chọn của một ứng viên có thể làm tốt và cống hiến hết mình cho công việc.
Nên dù cho phương thức bạn lựa chọn đến viết đơn xin việc là gì? Chúng đều có thể mang lại cho bạn những sự đặc biệt về cá tính và dấu ấn riêng trong mắt nhà tuyển dụng!
3. Một số điểm quan trọng cần lưu ý khi dùng đơn xin việc viết tay
Nếu như đối với đơn xin việc đánh máy, bạn chỉ cần điền nội dung theo form có sẵn. Đặc biệt chỉ cần chú trọng đến nội dung lý do viết đơn. Nhưng đối với phương thức viết tay, có thể bạn sẽ phải nằm lòng những điểm quan trọng như sau:
- Nguyên tắc khi viết đơn xin việc bằng tay:
- Thứ nhất, hãy sử dụng loại giấy A4 chất lượng tốt để viết đơn
- Thứ hai, chỉ sử dụng duy nhất một loại mực trong xuyên suốt quá trình viết nội dung cho đơn xin việc.
- Thứ ba, mặc dù khi viết tay, sẽ không có một quy chuẩn về bố cục cho bạn thực hiện. Tuy nhiên hãy cố gắng phân chia bố cục cho nội dung một cách khoa học và rõ ràng.
- Thứ tư, không sai chính tả, không viết tắt các từ ngữ, không cẩu thả, không gạch và tẩy xóa các nội dung trong đơn xin việc.
- Nguyên tắc trước khi viết:
- Nghiên cứu và đọc thật kỹ những yêu cầu ứng tuyển cụ thể trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng.
- Nghiên cứu và tìm hiểu những thông tin có liên quan sâu sắc đến công việc bạn đang ứng tuyển cũng như nhà tuyển dụng đang cung cấp công việc.
- Phác thảo dàn ý, sườn bài, các ý tưởng bạn muốn đề cập ra giấy nháp.
- Cập nhật và chỉnh sửa hồ sơ xin việc.
- Hướng dẫn cách viết tay đơn xin việc:
- Đối với đoạn mở đầu: Sử dụng kính ngữ để viết kính gửi ai? (cụ thể hóa thông tin nhận đơn). Đoạn mở đầu nên đề cập đến bạn là ai, bạn ứng tuyển cho vị trí nào, với lý do gì và cho biết cách mà bạn đã đọc được thông tin tuyển dụng.
- Đối với đoạn giữa: Nên chia thành các đoạn nhỏ, chỉ gói gọn từ 4 - 5 câu. Trình bày rõ những đặc trưng về giá trị nổi bật và phù hợp nhất của bản thân với công việc cũng như công ty. Phần giữa là cơ hội để bạn gây ấn tượng và kích thích sự tò mò của nhà tuyển dụng. Do đó, cần súc tích nhưng thật đầy đủ và đặc biệt là đúng trọng tâm nhé. Lưu ý, đừng nên lặp lại những nội dung bạn đã đề cập ở mẫu CV xin việc. Hãy chỉ cho biết nguyện vọng, kinh nghiệm, kỹ năng và đặc biệt là những gì bạn có thể cống hiến vì công ty mà thôi.
- Đối với đoạn kết: Hãy lịch sự đưa ra một lời kêu gọi nhà tuyển dụng sắp xếp cho bạn ở một buổi phỏng vấn để tiếp tục nói rõ hơn về những gì bạn có thể cống hiến cho công ty. Đừng quên nhắc nhà tuyển dụng xem mẫu CV của bạn để hiểu rõ hơn về bạn. Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành đến họ vì đã dành chút thời gian quý giá cho mẫu đơn xin việc này. Phần kết nên bao gồm kính ngữ và chữ ký của bạn nhé!
Trên đây là những chia sẻ của viecday365.com về vấn đề đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy. Hy vọng bạn đã quyết định được phương thức phù hợp với bản thân mình!