Doanh thu hòa vốn là gì? Doanh thu hòa vốn được tính như thế nào?

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 13-12-2024

Doanh thu hòa vốn cùng với sản lượng hòa vốn và điểm hòa vốn là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định được thời điểm bắt đầu kinh doanh có lời, cũng như đưa ra những sự điều chỉnh trong kế hoạch sản xuất để tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận. Vậy doanh thu hòa vốn là gì? Doanh thu hòa vốn được tính như thế nào đối với doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm và doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm? Cùng tìm hiểu về cách tính doanh thu hòa vốn qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về doanh thu hòa vốn

1.1. Doanh thu hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là thời điểm mà doanh thu từ các hoạt động kinh doanh vừa đủ để bù lại lượng chi phí vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Doanh thu hòa vốn được xác định tại điểm hòa vốn. Doanh thu hòa vốn đề cập đến số tiền tối thiểu thu được từ hoạt động kinh doanh sao cho doanh nghiệp có thể dựa trên đó để trang trải hoặc bù lại tổng chi phí tối đa cho hoạt động sản xuất và bán hàng.

Việc xác định điểm hòa vốn có vai trò rất quan trọng

Để xác định được chính xác tương quan giữa chi phí tối đa, khối lượng hàng hóa sản xuất và lợi nhuận, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hòa vốn. Đây cũng là một hoạt động thường xuyên nằm trong nghiệp vụ kế toán quản trị nội bộ doanh nghiệp.

Doanh thu hòa vốn được tính bằng cách lấy chi phí cố định chia cho tỷ lệ số dư đảm phí.

Trong đó, chi phí cố định, hay chi phí bất biến, là chi phí không có sự thay đổi về tổng số mặc cho mức độ hoạt động có sự thay đổi như thế nào đi nữa. Chi phí cố định bao gồm chi phí dành cho việc thuê nhà xưởng, tiền bảo hiểm, tiền lương nhân công, chi phí bảo trì và thuế tài sản. Doanh nghiệp sẽ vẫn phải chịu chi phí cố định ngay cả khi không thu được một đồng doanh thu nào.

Tỷ lệ số dư đảm phí được tính bằng tỷ lệ phần trăm số dư đảm phí tính trên doanh thu đó. Tỷ lệ số dư đảm phí biểu thị mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu.

Doanh thu hòa vốn liên quan mật thiết đến sản lượng hòa vốn

Số dư đảm phí thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Chi phí biến đổi bao gồm chi phí mua sắm nguyên vật liệu, tiền lương trực tiếp trả cho công nhân, hoa hồng từ hoạt động bán hàng và nhiều loại chi phí khác có liên quan đến động thái mua hàng hay những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.

Doanh thu hoà vốn được sử dụng để tính sản lượng hòa vốn bằng cách chia cho giá bán trung bình trên mỗi sản phẩm khi bán ra thị trường. Sản lượng hòa vốn cũng được tính bằng cách lấy tổng chi phí cố định chia cho chênh lệch giữa giá bán sản phẩm và chi phí biến đổi trung bình trên một đơn vị sản phẩm đầu ra.

Sản lượng hòa vốn ám chỉ thời điểm mà doanh nghiệp dự kiến không thể nào tạo ra doanh thu và cũng sẽ không bị lỗ từ số lượng sản phẩm bán ra. Doanh thu hòa vốn có được từ việc bán các sản phẩm hòa vốn.

Chính vì vậy mà doanh nghiệp có thể xác định đúng khối lượng hàng hóa sản xuất và xây dựng chiến lược tiếp thị bán hàng nhằm đạt được mục tiêu doanh thu bán hàng ban đầu đã đặt ra.

Điều chỉnh kế hoạch sản xuất để giảm doanh thu hòa vốn

1.2. Công thức tính doanh thu hòa vốn

1.2.1. Đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm

Thu nhập từ việc bán sản phẩm sẽ được tính theo công thức sau đây:

Thu nhập = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận

Trong đó, lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0 khi được xác định tại điểm hòa vốn. Lúc này thu nhập sẽ được tính bằng tổng của biến phí và định phí.

Mặt khác, doanh thu hòa vốn sẽ được tính như sau:

Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán

Trong doanh nghiệp sản xuất, mỗi món hàng tiêu thụ sẽ ứng với một số dư đảm phí nhất định. Số dư đảm phí của một món hàng còn được sử dụng để tính toán sản lượng hòa vốn bằng cách lấy tổng chi phí cố định chia cho số dư đảm phí.

Từ tỷ lệ số dư đảm phí, ta có thể tính toán ra được thu nhập hòa vốn. Thu nhập hòa vốn có được bằng cách chia toàn bộ chi phí cố định cho tỷ lệ số dư đảm phí.

Mỗi sản phẩm có một số dư đảm phí nhất định

1.2.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng

Vì mỗi loại mặt hàng lại có giá bán khác nhau, nên sản lượng và doanh thu hòa vốn bắt buộc phải được tính toán một cách tương đối theo chỉ tiêu bình quân.

Quy trình tính doanh thu hòa vốn như sau:

- Bước 1: Tính tỷ lệ % của từng loại mặt hàng

Tỷ lệ % của từng loại mặt hàng được tính bằng cách lấy doanh thu của từng laoij mặt hàng chia cho tổng doanh thu, sau đó lấy kết quả phép chia trên nhân với 100.

- Bước 2: Tính tỷ lệ % số dư đảm phí của từng loại mặt hàng

Để tính tỷ lệ % số dư đảm phí của từng loại mặt hàng, ta lấy tỷ lệ số dư định phí nhân với tỷ lệ kết cấu sản phẩm.

- Bước 3: Tính thu nhập hòa vốn chung của tất cả các mặt hàng

Thu nhập hòa vốn chung được tính bằng cách lấy tổng chi phí cố định chia cho % số dư đảm phí bình quân.

- Bước 4: Xác định doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của từng loại mặt hàng

Xác định sản lượng hòa vốn của từng loại mặt hàng

Doanh thu hòa vốn của từng loại mặt hàng được tính bằng cách lấy doanh thu hòa vốn chung đã tính được ở bước 3 nhân với tỷ lệ % của từng loại mặt hàng đã tính ở bước 1.

Sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm được tính bằng thương số giữa doanh thu hòa vốn của từng loại mặt hàng và giá bán từng loại mặt hàng.

2. Ví dụ về cách tính doanh thu hòa vốn

Một doanh nghiệp buôn bán nhỏ đã bán ra được 100.000 sản phẩm trong một năm và thu về 23 tỷ đồng. Ta tính được giá bán của mỗi sản phẩm là 230.000 VNĐ.

Giả sử tổng chi phí biến đổi là 14.950.000 VNĐ thì chi phí biến đổi cho mỗi sản phẩm sẽ là 149.500 VNĐ.

Từ đó ta tính toán được tổng số dư đảm phí là 14.950.000.000 VNĐ (Lấy doanh thu trừ đi chi tổng chi phí biến đổi).

Tỷ lệ số dư đảm phí mỗi sản phẩm là 149.000 VNĐ.

Tỷ lệ số dư đảm phí là 14.950 VNĐ.

Tiếp theo, giả sử chi phí cố định hàng năm là 5.750.000 VNĐ thì:

Doanh thu hòa vốn sẽ rơi vào khoảng 8.846.145.000 VNĐ.

Sản lượng hòa vốn là khoảng 38.462 sản phẩm.

Nếu chủ doanh nghiệp nhỏ yêu cầu lợi nhuận là 10% trên doanh thu hoặc tương ứng với 2.300.000 VNĐ, thì doanh thu hòa vốn đã điều chỉnh để đạt được mức lợi nhuận đó là khoảng 12.384.626.000 VNĐ, tương ứng với khoảng 53.846 sản phẩm.

Điểm hòa vốn cho biết thời điểm doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh có lời

3. Tham khảo thêm ý nghĩa của hòa vốn

Hòa vốn chưa hẳn đã không có lợi ích gì. Đôi khi, các doanh nghiệp sẽ dựa vào hòa vốn để xem xét tác động của sự thay đổi chi phí đến lợi nhuận thu được. Chẳng hạn, nguồn cung nguyên vật liệu bị thiếu hụt hoặc nhu cầu về nguyên vật liệu tăng đột biến có thể dẫn đến chi phí mua nguyên vật liệu bị “đội”’ lên, từ đó làm tăng chi phí biến đổi và làm giảm đi số dư đảm phí.

Hoặc trong trường hợp khác, giả sử tổng doanh thu và chi phí cố định đều không thay đổi thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ giảm xuống. Điều này kéo theo doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn tăng lên. Hiểu theo một cách khác thì doanh nghiệp sẽ phải bán nhiều sản phẩm hơn để có đủ tiền bù đắp lại chi phí sản xuất. Khi đó, người quản lý có thể tính đến việc điều chỉnh giá bán để bù đắp cho những sự biến đổi về chi phí ở trên.

Như vậy, doanh thu hòa vốn được xác định tại điểm hòa vốn. Đồng thời doanh thu hòa vốn cũng liên quan trực tiếp đến điểm hòa vốn – là thời điểm mà doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh có lời. Nếu doanh thu hòa vốn cao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại kế kế hoạch sản xuất để nhanh chóng thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.