DMO là gì? Tại sao DMO có vai trò quan trọng trong ngành Du lịch?

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 30-08-2024

Quản lý điểm đến là một quá trình quản lý có sự khác biệt so với mô hình quản lý truyền thống. Quản lý điểm đến dựa trên việc đảm bảo các hoạt động du lịch mang lại lợi ích cho một điểm đến cụ thể. Đây thường là trách nhiệm của một tổ chức quản lý điểm đến, gọi tắt là DMO. Vậy DMO là gì? DMO có vai trò như thế nào trong ngành Du lịch? DMO có sự khác biệt như thế nào so với DMC? Tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu đúng về thuật ngữ DMO – Tổ chức quản lý điểm đến

1.1. Quản lý điểm đến là gì?

Quản lý điểm đến là khái niệm đề cập đến cách một tiếp cận tổng thể, trong đó nhiều khía cạnh của điểm đến được quản lý thông qua một quy trình phối hợp duy nhất.

Quản lý điểm đến có thể bao gồm quản lý hoạt động tiếp thị, chỗ ở tại địa phương, các tour du lịch, sự kiện, hoạt động, điểm tham quan và vận chuyển. Công việc quản lý điểm đến thường là trách nhiệm của một tổ chức quản lý điểm đến chuyên dụng gọi tắt là DMO.

Quản lý điểm đến là nhiệm vụ của DMO

Mục đích của quy trình quản lý điểm đến là để đảm bảo du lịch có những tác động tích cực đến điểm đến. Điều này có nghĩa là đảm bảo tối đa hóa lợi ích thông qua việc tối ưu hóa cung và cầu.

Một tổ chức quản lý điểm đến (DMO) thường sẽ bao gồm nhiều thành viên với nhiều bối cảnh khác nhau, trong đó bao gồm cả các nhân vật trong chính phủ, doanh nghiệp địa phương và những người khác trong ngành Du lịch.

Xem thêm: Khu du lịch là gì? Điều kiện thành lập hòn ngọc giữa trời 

1.2. Tổ chức quản lý điểm đến – DMO là gì?

DMO – Destination Management Organization – hay Tổ chức quản lý điểm đến là một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho một điểm đến cụ thể.

Mục đích của DMO là giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch tại một điểm đến thông qua hình thức đặt phòng theo nhóm tại các cơ sở kinh doanh trong khu vực.

Thuật ngữ DMO thường được sử dụng thay thế cho CVB, nhưng trên thực tế DMO có thể hoạt động hơi khác so với CVB truyền thống ở chỗ DMO tập trung chủ yếu vào hình thức là đi du lịch theo nhóm hơn là đi du lịch giải trí và công tác. DMO chịu trách nhiệm quảng bá điểm đến với mục đích đặt chỗ cho các cuộc hội họp và các sự kiện kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Tìm hiểu về DMO

DMO có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức tiếp thị, bao gồm tiếp thị quảng cáo, tiếp thị nội dung, quảng bá trên các phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo ngoại tuyến và tiếp thị theo trải nghiệm. Có nhiều loại điểm đến khác nhau, do đó, các nỗ lực tiếp thị điểm đến có thể bao gồm tiếp thị quốc gia, tiếp thị thành phố hoặc tiếp thị một khu vực địa lý cụ thể.

Các hoạt động quản lý điểm đến thường là đầu mối liên hệ chính thức của những người lập kế hoạch cuộc họp với những người cung cấp điểm đến. Với hiểu biết về các hoạt động kinh doanh cũng như các nguồn tài nguyên địa phương, mối quan hệ khách sạn bền chặt và nhiều nguồn lực, DMO giúp hợp lý hóa quá trình lập kế hoạch và lựa chọn địa điểm. DMO còn có thể đưa ra các khuyến nghị khách quan và thông tin phong phú về các cơ sở tổ chức hội họp, địa điểm bên ngoài và các hoạt động ngoài lề.

Là tổ chức phi lợi nhuận, DMO không tính phí dịch vụ của họ. Phần lớn kinh phí của họ đến từ hai nguồn thu chính là thuế sử dụng khách sạn và hội phí.

1.3. Cách mà DMO tác động tích cực đến các điểm đến

Một tổ chức tiếp thị điểm đến – DMO – có thể giúp tăng giá trị cho điểm đến bằng cách đưa ra những chiến lược quảng cáo toàn diện. Các bên liên quan trong ngành du lịch địa phương, chẳng hạn như khách sạn, công ty du lịch và các doanh nghiệp khác, tất cả đều có thể đóng góp vào chiến lược này, mục đích cuối cùng là để thu hút nhiều khách du lịch hơn.

DMO tác động tích cực đến các điểm đến

Ngoài ra, trên thực tế, nhiệm vụ của DMO còn có thể bao gồm cả việc xác định nhóm đối tượng chủ yếu có nhu cầu muốn đến thăm điểm đến nhất; xây dựng và quảng bá thương hiệu của điểm đến; xây dựng các chiến lược tiếp thị cụ thể nhằm vào một hoặc một vài nhóm đối tượng mục tiêu. Điều này đều góp phần vào quá trình việc phát triển các hoạt động du lịch và thu hút các nhà đầu tư

1.4. Quy trình thực hiện công tác quản lý điểm đến

Cách tốt nhất để thực hiện một chiến lược quản lý điểm đến đó là chia chiến lược thành bốn bước chính liên quan đến các khía cạnh của hoạt động du lịch, bao gồm địa điểm, con người, sản phẩm và quy trình.

1.4.1. Quản lý khía cạnh địa điểm

Về địa điểm, điều quan trọng là phải xác định rõ đích đến và hiểu được tại sao việc quản lý điểm đến một cách tổng thể lại mang đến nhiều lợi ích. Từ đó xây dựng những chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho điểm đến.

1.4.2. Quản lý khía cạnh con người

Trong khi đó, về khía cạnh con người, cần xác định rõ một hoặc nhiều hơn một nhóm đối tượng có nhiều khả năng đến điểm đến nhất và mục đích chính của họ là gì. Bạn cũng nên nắm rõ thông tin về những đối tác của mình trong quá trình quản lý điểm đến.

Quy trình thực hiện quản lý điểm đến

1.4.3. Quản lý khía cạnh sản phẩm

Những gì các DMO cần quan tâm ở khía cạnh này đó là điểm đến có những tài nguyên gì đặc sắc để cung cấp cho khách du lịch và các doanh nghiệp đang tìm kiếm “vùng đất hứa” để đầu tư.

Một DMO đến thường sẽ xem xét đến nhiều vấn đề như trải nghiệm du lịch tổng thể, cũng như các chi tiết nhỏ hơn như lựa chọn chỗ ở, địa điểm tham quan và cơ sở hạn tầng của địa phương.

1.4.4. Quản lý khía cạnh quy trình

Khía cạnh quy trình liên quan đến việc xác định chính xác những hành động cần thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thực hiện các phương án phù hợp để đảm bảo những trải nghiệm du lịch ở điểm đến phù hợp với những mong đợi của khách du lịch.

Tiếp thị điểm đến là một đề mục công việc quan trọng trong các trách nhiệm của DMO. Tiếp thị điểm đến góp phần làm cho điểm đến nổi bật hơn so với các điểm đến khác và có sức hấp dẫn riêng đối với các nhóm khách du lịch tiềm năng. Tuy nhiên, tiếp thị một điểm đến là một quá trình phức tạp, có thể liên quan đến việc triển khai đồng thời một số chiến lược khác nhau.

Xem thêm: Thời vụ du lịch là gì? Ngành du lịch cần xác định mùa vụ ra sao?

2. Vai trò của DMO trong ngành Du lịch

Tính cạnh tranh và sức hấp dẫn của điểm đến đến từ chính việc sử dụng các chiến lược hiệu quả dựa trên sự cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan bên trong điểm đến du lịch.

DMO có vai trò quan trọng trong ngành du lịch

DMO nổi lên như một nhân tố quan trọng trong việc phát triển và quản lý du lịch ở cấp độ điểm đến với nhiều chức năng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu tiềm năng, các chức năng này có thể bao gồm lập kế hoạch chiến lược, thực hiện chính sách du lịch điểm đến, phát triển sản phẩm du lịch, quản lý khủng hoảng, nâng cao và đảm bảo chất lượng, phát triển lực lượng lao động và duy trì di sản văn hóa của điểm đến.

Một số lợi thế của việc có một Tổ chức quản lý điểm đến – DMO – hiệu quả có thể kể đến như sau:

- Thiết lập lợi thế cạnh tranh

- Xây dựng văn hóa du lịch tại các điểm đến

- Hạn chế tác động của sự tăng trưởng quá mức lượng khách du lịch tại một điểm đến

- Tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu

Xem thêm: Bật mí khái niệm du lịch là gì? Những vấn đề cần biết về cụm từ 

3. DMO và DMC – Sự khác nhau và mối quan hệ hợp tác

DMC – Destination Management Company – là tên viết tắt của Công ty quản lý điểm đến .

DMC cũng có kiến ​​thức sâu rộng về các tài nguyên du lịch và tình hình kinh tế xã hội của một địa phương nhưng chủ yếu liên quan đến những vấn đề trên thực tế. DMC chuyên môn về tổ chức và thực hiện các sự kiện hơn là lựa chọn điểm đến và khách sạn như DMO. Họ xử lý tất cả các khía cạnh của một chương trình từ việc đặt vé máy bay cho khách du lịch đến lên chủ đề cho các sự kiện, các hoạt động và tour du lịch đến các hoạt động vận chuyển và giao nhận.

Khác với DMO, DMC cung cấp các dịch vụ có thu phí.

DMC hợp tác làm việc với DMO, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị và các điểm đến. Giống như DMO, họ cũng có những hiểu biết về nhiều khía cạnh liên quan đến điểm đến. DMC thường sẽ làm việc với DMO trong quá trình kiểm tra điểm đến để giới thiệu những ưu điểm nổi trội của điểm đến cũng như cung cấp trải nghiệm tổng thể cho khách hàng.

DMO có quan hệ hợp tác chặt chẽ với DMC

Các DMC cần phải có một văn phòng ở mỗi một điểm đến. Nhiều công ty du lịch, đặc biệt là những công ty có các chương trình ưu đãi, thường sẽ ưu tiên thiết lập quan hệ đối tác với DMC. Ở những khu vực mà DMC không có trụ sở tại địa phương, công ty du lịch sẽ phụ thuộc rất nhiều vào DMO để tìm kiếm các đề xuất xây dựng tour du lịch, trong đó bao gồm địa điểm, các hoạt động, nhà hàng và phương tiện đi lại…

Bên cạnh đó trong khi mục tiêu tổng thể của DMO là giám sát việc thực hiện các chương trình, thì mục tiêu chính của DMC lại là quản lý một chương trình liền mạch từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, cả hai tổ chức đều có cùng mục đích đó là làm nổi bật lên những gì tốt nhất của điểm đến và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách du lịch nhằm “lôi kéo” khách du lịch quay trở lại.

Như vậy bạn đã hiểu được DMO là gì và cách mà DMO tác động đến các hoạt động du lịch tại một điểm đến. Kết hợp với các DMC, DMO có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tăng mức độ phủ sóng của các điểm đến. Truy cập viecday365 để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.