ĐỊA CHỈ TẠM TRÚ LÀ GÌ? – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ SỔ TẠM TRÚ
Tác giả: Trần Mai Phương 21-03-2024
Mọi vùng miền trên đất nước đề có những đặc điểm khác nhau: phong tục, thời tiết, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất ,… Cũng chính vì lí do này đã có sự thay đổi dân cư trong từng vùng, miền. Họ tìm một nơi phù hợp với sở thích, những nhu cầu để sinh sống. Từ đấy cho ra đời cụm từ “địa chỉ tạm trú”
Tuy nó rất phổ biến đối với đời sống chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này. Cùng chúng mình tìm một số thông tin cần biết về địa chỉ tạm trú nhé!
1. Địa chỉ tạm trú là gì?
1.1. Tạm trú là gì?
Theo từ điển Tratu soha thì tạm trú có nghĩa là: “tạm ở một thời gian, không ở thường xuyên một cách chính thức”
1.2. Địa chỉ tạm trú là gì?
Là nơi sinh sống không ổn định và bị giới hạn về mặt thời gian
2. Những điều cần biết về đăng ký sổ tạm trú
2.1. Đối tượng cần đăng ký sổ tạm trú
Những công dân đang sinh sống, học tập, lao động tại một nơi thuộc xã, phường, quận, huyện ,… không thuộc nơi được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mười ngày (kể từ ngày đến) phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, quận, huyện,.. đó ( Trong trường hợp là nhà ở phải là nơi hợp pháp do thuê, mượn, được sự đồng ý của chủ nhà bằng văn bản )
2.2. Thủ tục đăng ký tạm trú
- Đại diện các cá nhân hay hộ gia đình xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn,… nơi đăng ký thường trú
- Các giấy tờ chứng minh được ngôi nhà đó thuộc quyền sở hữu của mình
- Nộp cho công an xã, phường,…một số các giấy tờ khác: đơn báo cáo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ,bản khai nhân khẩu
Nếu bạn muốn tìm việc làm tại địa điểm tạm trú bạn cần xuất trình giấy tờ trạm trú, bảo lãnh của mình với công ty, doanh nghiệp ứng tuyển.
2.3. Thời hạn của sổ tạm trú
Trước đây, theo quy định sổ tạm trú không xác định thời gian nhưng bây giờ theo quy định về luật cư trú, sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng .
Lưu ý: Người đại diện cho hộ gia đình đi đăng ký sổ tạm trú là người có năng lực hành vi nhân sự và đủ 18 tuổi. Nếu trong trường không có người nào đủ 18 tuổi hoặc đủ 18 tuổi nhưng bị hạn chế về mặt hành vi nhân sự thì được cử một người đại diên làm chủ hộ.
2.4 Thủ tục gia hạn sổ tạm trú
Nếu sau 30 tháng (kẻ từ ngày hết hạn trong sổ tạm trú) mà các cá nhân, hộ gia đình vẫn muốn tiếp tục sinh sống tại nơi tạm trú thì phải đến cơ quan công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn thời gian tạm trú. Thời gian ra hạn của mỗi lần tạm trú không vượt mức thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trong trường hợp sổ tạm trú hết hiệu lực sử dụng mà các cá nhân hay hộ gia đình vẫn muốn tiếp tục sinh sống thì đại diện các cá nhân hay hộ gia đình tới cơ quan công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.
Trong trường hợp hết hạn sổ tạm trú mà cá nhân , hộ gia đình mà không đến cơ quan công an làm thủ tục gia hạn sổ tạm trú thù sẽ bị cơ quan thẩm quyền hủy đăng ký tạm trú.
Hiện nay, giảm biên chế là gì? là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng quan tâm hãy tìm hiểu thông tin chi tiết ngay tại viecday365.com nhé.
3. Phân biệt địa chỉ tạm trú và địa chỉ thường trú
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa cụm từ “địa chỉ tạm trú” và “địa chỉ thường trú”. Vậy làm sao để phân biệt được địa chỉ tạm trú với địa chỉ thường trú? Chúng khác nhau ở điểm nào?
3.1. Khái niệm
- Địa chỉ tạm trú : Là nơi sinh sống không ổn định
- Địa chỉ thường chú: Là nơi sinh sống ổn định và thường xuyên
3.2. Thời hạn
- Địa chỉ tạm trú: 24 tháng
- Địa chỉ thường trú: Không có thời hạn
3.3. Đối tượng
- Địa chỉ tạm trú: Những công dân đang sinh sống, học tập, lao động tại một nơi thuộc xã, phường, quận, huyện ,… không thuộc nơi được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mười ngày (kể từ ngày đến) phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, quận, huyện,.. đó ( Trong trường hợp là nhà ở phải là nơi hợp pháp do thuê, mượn, được sự đồng ý của chủ nhà bằng văn bản )
- Địa chỉ thường trú:
+ Đối với đối tượng thường trú tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp tại tỉnh nào thì sẽ được đăng ký thường trú tại tỉnh đó.
+ Đối với đối tượng thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
- Trường hợp được chủ sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập tên vào sổ hộ khẩu của mình. Trường hợp đó phải thõa mãn các yêu cầu dưới đây
- Vợ hay chồng về chung sống cùng
- Con cái về sống cùng cha mẹ, cha mẹ về ở cùng con cái
- Người khuyết tật không có khả năng lao động, người bị mất hành vi nhân sự ,… anh, chị ,em, cô,dì, chú , bác,…người giám hộ
- Công dân nghỉ hưu,mất sức không có khả năng lao động về ở với anh, chị, em ruột
- Những công dân chưa đến tuổi vị thành niên về ở cùng với cô, dì, chú, bác, ông bà,… người giám hộ khi bố, mẹ mất hoặc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng
- Công dân độc thân về sống cùng ông, bà nội hoặc ngoại
- Trường hợp công dân được cơ quan nhà nước điều động tới nơi khác
- Đã từng đăng kí thường trú. Nay về sinh sống
Việc làm cho sinh viên mới ra trường
3.4. Hồ sơ bắt buộc khi đến làm thủ tục
- Địa chỉ tạm trú:
+ Chứng minh nhân dân
+ Đơn báo cáo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
+ Bản khai nhân khẩu
+ Các giấy tờ chứng minh nơi mình sinh sống hợp pháp
- Địa chỉ thường trú:
+ Bản khai nhân dân
+ Giấy thông báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
+ Các giấy tờ chứng minh nhà ở hợp pháp (trừ trường hợp công dân được chủ hộ khẩu cho nhập tên vào hộ khẩu của mình
Lưu ý:
+ Đối với trường hợp công dân nghỉ hưu, …về sống với anh, chị, em ruột thì cần các giấy tờ sau:
- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ anh, chi, em ruột như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy xác nhận của UBNN xã nơi mình sinh sống
- Các giấy tờ chứng minh công dân đó hết khả năng lao động: giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy xác nhận của UBNN xã nơi cư trú, giấy xác nhận của bệnh viện,…
+ Đối với trường hợp bị mất sức, tàn tật, bị tâm thần, mất khả năng nhận thức…
- Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh
- Giấy xác nhận của UBNN xã và của cơ sở ý tế cấp huyện trở lên
Việc làm ngành luật tại Hà Nội
Hiện nay có rất nơi (đặc biệt là các thành phố lớn) có số người tới sinh sống, học tập và làm việc rất lớn.Nhưng lại ít ai biết về những thông tin về “địa điểm cứ trú” . Vì vậy chúng tôi muốn biên soạn một bài khá là đầy đủ về các vấn đề xoay quanh “địa điểm cư trú” để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nó và không bị vi phạm pháp luật.