Content editor là gì? Content editor và editor có giống nhau?
Tác giả: Trần Hải Minh
Thời đại truyền thông phát triển như vũ bão cùng với sự tràn lan của hàng loạt những nội dung sáng tạo trên các nền tảng khác nhau. Như một vị trí để đảm bảo mức độ đạt chuẩn cũng như hiệu quả mà nó mang lại đối với doanh nghiệp, một vị trí là content editor được tuyển dụng. Vậy thực hư trách nhiệm và hiệu quả mang lại của content editor là gì, chúng ta hãy cùng nhau đào sâu hơn ngay tại đây.
1. Content editor là gì và những điều chưa biết
Khi nhắc đến editor người ta sẽ nghĩ ngay tới công việc liên quan đến xử lí hình ảnh, âm thanh, video cho những nội dung đã hoàn thiện về phía text. Tuy nhiên với content editor lại khác biệt một chút, công việc của một content editor chủ yếu liên quan tới phía nội dung mặt chữ và hoàn toàn không có liên quan tới các dạng hình đa phương tiện hỗ trợ như ảnh, âm, hình.
Một content editor có thể sẽ là người biên soạn nội dung ngay từ đầu, đảm nhiệm vị trí như một biên tập viên, sáng tạo toàn bộ nội dung sao cho hợp với các chiến dịch. Lúc này các khâu như khảo sát thị trường, lên ý tưởng, thực hiện ý tưởng hoàn chỉnh đều sẽ do content editor phụ trách. Vậy thì biên tập viên với content editor có khác gì nhau? viecday365 sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn ở phần dưới đây:
Khá là khó để có thể phân biệt vị trí và vai trò của 2 chức danh này bởi vì đầu việc khi thực hiện công việc là khá giống nhau. Tuy nhiên có thể hiểu rằng một content editor sẽ phụ trách và chịu trách nhiệm với mức độ thu hút của nội dung đó. Nói chính xác hơn là đầu việc và áp lực của content editor sẽ lớn hơn so với một biên tập viên tiêu chuẩn.
Cũng có nhiều trường hợp content editor sẽ chỉ là người quan sát, đánh giá và sửa kết quả cuối của biên tập viên. Để đặt lên bàn cân so sánh thì lúc này content editor sẽ giống như một người kiểm duyệt nội dung. Những yếu tố quan trọng, hợp lí và thu hút sẽ được cân nhắc để làm nổi bật hơn đồng thời những yếu tố dư thừa có thể xem xét loại bỏ.
Bên cạnh đó content editor còn đảm nhiệm phần việc tham gia vào team thiết kế để tạo ra những ấn phẩm truyền thông hợp với gu thẩm mỹ chung, có khả năng thu hút khách hàng và chuyển đổi từ khách hàng thành lợi nhuận, doanh thu. Tất này điều này cũng chỉ ra thêm 1 phần trách nhiệm của content editor là cần thiết tham gia vào các hoạt động thiết kế nhằm tối ưu hóa mối liên kết giữa nội dung và hình ảnh.
Xem thêm: Content seeding là gì? Những điều cơ bản cần biết về content seeding
2. Công việc của một content editor là gì?
2.1. Chuẩn bị các nội dung
Tất nhiên đã liên quan tới content thì công việc chính của tất cả các content là lên nội dung. Có thể sẽ tùy thuộc vào quy mô cũng như nhân sự được giao cho một đầu việc để tiến hành phân chia khác nhau. Nhưng nhìn chung để chuẩn bị nội dung các content editor sẽ cần những yếu tố sau đây
Lên ý tưởng phác thảo
Họp và bàn duyệt về ý tưởng phác thảo
Trình bày cách triển khai ý tưởng thành nội dung chi tiết
Trình bày ý tưởng thành nội dung chi tiết
Liên tục theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thiện, tiếp cận của nội dung sáng tạo
Đón nhận đánh giá và phản hồi của khách hàng
Thông thường sẽ có khoảng từ 2 đến 3 người trong một team với những mục nội dung không quá nặng nề. Tất nhiên cũng có trường hợp các cá nhân làm việc năng suất, được các cấp cao hơn tin tưởng thì họ hoàn toàn có thể tự mình hoàn thiện các nội dung mà không cần tới sự trợ giúp.
Nhìn chung thì đây là công việc mang tính sáng tạo cao, để đánh giá mức độ hiệu quả còn phải cân nhắc tới các yếu tố không bền vững như: may mắn, thuật toán của nền tảng, nội dung được đưa tới những đối tượng nào, có bao nhiêu phần trăm các đối tượng có mức độ ảnh hưởng quan tâm, có bao nhiêu phần trăm các yếu tố có tầm ảnh hưởng tiếp cận được và có bao nhiêu phần trăm các yếu tố có tầm ảnh hưởng chia sẻ nội dung. Nhưng nhìn chung một người làm việc lâu năm trong lĩnh vực này sẽ có những kinh nghiệm nhất định giúp họ rút ngắn thời gian giữa các bước và cải thiện hiệu suất công việc kha khá.
2.2. Tham gia vào phần thiết kế hình ảnh
Tất nhiên một bản brief là bắt buộc khi giao nội dung cho bên thiết kế. Tuy nhiên bản brief sẽ không thể hiện được tất cả các ý đồ cũng như tinh thần của nội dung muốn truyền đạt. Do đó để tối ưu hóa nội dung thì sẽ cần content editor tham gia vào hoạt động sản xuất hình ảnh. Bạn có thể góp ý, trực tiếp đưa ra những yếu tố mà mình muốn có trong ấn phẩm. Sau đó người thiết kế sẽ cân nhắc và thêm các yếu tố theo như yêu cầu của bạn mà tránh mất đi tính mỹ quan của ấn phẩm.
Sau khi người thiết kế đã đưa tới sản phẩm bản mẫu thì bạn cần phải đánh giá lại nội dung truyền tải, thông tin có trên ấn phẩm đã đủ làm hài lòng bạn hay chưa, cũng như tình mỹ quan của sản phẩm đã đạt yêu cầu hay chưa. Tất nhiên sẽ còn cần nhiều ý kiến khác nhau mới có thể đi tới kết luận lựa chọn ấn phẩm cuối cùng. Tuy nhiên ý kiến trực quan của content editor sẽ có giá trị khá cao trong công cuộc tham chiếu.
2.3. Tạo báo cáo, họp với trưởng content
Tất nhiên sẽ có nhiều người quản lí content trực thuộc cấp cao hơn content editor, tuy nhiên họ sẽ thường không thể theo sát trong cả quá trình do đó bạn, phải tự động tổng hợp các thông tin liên quan, quá trình hoàn thiện sản phẩm, cũng như sản phẩm có đúng với chi phí đề ra, doanh thu đề ra hay không. Tất cả việc tổng hợp yếu tố này đều do content editor đảm nhiệm.
Nghe có vẻ hơi nhiều việc nhưng đây chính là cơ hội để content editor có thể tự đánh giá về hiệu quả hoạt động của bản thân mình. Đồng thời bạn cũng nên lắng nghe những nhận xét của những người đồng nghiệp hoặc sếp, những người có trình độ kinh nghiệm cao hơn bản thân trong một lĩnh vực để có thể hoàn thiện khả năng nghiệp vụ của mình.
Xem thêm: Cấu trúc silo là gì? Lợi ích cấu trúc silo trong SEO
3. Mức lương của content editor tại Việt Nam
Nhìn chung trong thời kì hiện nay, thì ngành marketing đang phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là với bộ phận giới trẻ. Chính vì vậy content editor cũng được coi là một trong những công việc được săn đón khá nhiều dù là với vai trò người ứng tuyển hay người tuyển dụng đi chăng nữa.
Do khối lượng công việc đặc thù của ngành marketing nói chung và content editor thường khá rộng và nhiều, nên mức lương mà một content editor nhận được trung bình hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 7tr cho tới 20tr. Trung bình mức lương của một content editor tại Việt Nam là 12tr, một con số không lớn nhưng đủ để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên công việc cần sức sáng tạo lớn, thời gian làm việc căng thẳng và liên tục đồng thời cần có các yếu tố khách quan như may mắn,... Nên thường nếu như bạn không thật sự quan tâm và cố gắng sẽ rất có để có thể đi theo công việc content editor một cách lâu dài.
Vừa rồi là tất cả những chia sẻ về công việc content editor là gì, những điều thú vị trong công việc mà chúng ta có thể sẽ trải qua. Đồng thời đó cũng chính là những chia sẻ về các mục tiêu, yêu cầu của content editor đối với người ứng tuyển. Mong rằng qua bài viết vừa rồi các bạn sẽ hiểu rõ hơn cũng như có những lựa chọn đúng đắn trong ngành nghề và lĩnh vực.