[Bật mí] Cơ sở pháp lý là gì cùng sự áp dụng thực tiễn hiện nay

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 07-05-2024

Chính bạn cũng nhận thấy rằng tất cả mọi quy định hay văn bản ban hành đều dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể để tính pháp luật được trở nên rõ ràng hơn. Thông qua chính hiệu lực mà văn bản đó đem lại khẳng định thêm về vai trò và trách nhiệm cao cả của người thực hiện tuy nhiên văn bản đó có khả thi hay không lại là sự căn cứ vào cơ sở pháp lý. Vậy bản chất của cơ sở pháp lý là gì mà tại sao cơ sở pháp lý lại có vai trò quan trọng như vậy? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu ngay bây giờ để giải quyết điều còn thắc mắc nha.

1. Bản chất của cơ sở pháp lý là gì hiện nay

1.1. Sự tách biệt riêng về khái niệm ra sao?

Sự tách biệt riêng về khái niệm ra sao?

Đầu tiên với từ “cơ sở” chúng ta có thể hiểu được rằng đây chính là một nền tảng cho những mối quan hệ cùng sự xây dựng trên đó để tồn tại và phát triển. Còn về “pháp lý” là thuật ngữ chỉ về các văn bản pháp luật dùng để ám chỉ hoặc miêu tả những hiện tượng, khía cạnh, trạng thái nội dung pháp lý trên phương diện khác nhau của đời sống pháp luật một quốc gia. 

Có điều pháp lý lại chỉ là những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật và giá trị bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội nào đó và tính pháp lý sẽ nắm ở chính định nghĩa đi kèm. Khái niệm với sự thể hiện cụ thể cho các sự vật, hiện tượng trong hệ thống pháp luật tiến tới sự giải đáp các quy định được pháp luật ban hành hiện hành. 

Ví dụ dễ hiểu hơn như hiệp định Giơnevơ của Việt Nam năm 1954 cơ sở giá trị pháp lý sẽ chính là các quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết. Hay khái niệm cho tội phạm, hình phát trong Bộ luật hình sự là các khái niệm phạm trù pháp lý do nhà làm luật xây dựng nên đi kèm giá trị pháp lý theo từng khái niệm riêng biệt. 

Qua sự phân tách cùng sự gộp lại đó chúng ta có thể hiểu một cách toàn diện và chính xác nhất về cơ sở pháp lý chính là một nền tảng các từ được định nghĩa theo pháp luật để có thể củng cố tạo nên các những quy tắc riêng, quy định riêng trong các tổ chức. Và cơ sở pháp lý trong chính mối quan hệ mật thiết đó thể hiện cho chính bất kỳ hành động nào xảy ra để nhằm đảm bảo được sự tương đồng về một quy định chung mà tất cả mọi người cần thực hiện. Bởi nếu ai đó làm trái sẽ bị tiến hành chịu sự trừng phạt của pháp luật vậy nên để không muốn chịu xử lý thì các thành viên sẽ buộc tuân theo cơ sở pháp lý ban hành mà thôi. 

1.2. Giá trị của cơ sở pháp lý

Giá trị của cơ sở pháp lý

Thông qua chính khái niệm của pháp lý mà chúng ta có thể thấy được hiệu lực của cơ sở pháp lý và giá trị pháp lý trong chính một bộ luật được ban hành. Hoặc đem lại giá trị đối với một văn bản về quy phạm pháp luật thi hành và áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào đó có sự liên quan.

Cùng đó trong các hệ thống của những văn bản pháp luật luôn có được sự tổng quát cũng như việc bao hàm tạo nên văn bản có điểm riêng biệt thể hiện cho chính cấp độ cao thấp, phạm vi cho sự điều chỉnh hay tác động. Và tất nhiên là sự tác động đó của văn bản được tính cả về mặt không gian xuất hiện xảy ra, thời gian tương xứng sự việc cũng như các đối tượng được áp dụng là gì. Tức là dù cso nhiều văn bản quy phạm áp dụng cho một vấn đề nhưng thức bậc nào cao hơn sẽ được áp dụng văn bản đó. 

Đặc trưng nhất có lẽ giá trị pháp lý của một văn bản sẽ được xây dựng trên cơ sở của pháp lý và mức độ không gian phạm vi lãnh thổ áp dụng sẽ là toàn quốc gia. Có nghĩa dù bạn là công dân sống tại nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch tại Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cho cơ sở pháp lý áp dụng, chỉ thay đổi khi thời gian văn bản pháp luật đó có sự thông qua thực hiện sửa đổi, bổ sung phù hợp theo điều kiện kinh tế thực tế. 

Chỉ là khi áp dụng thì thời điểm mà một văn bản pháp luật đó có hiệu lực về giá trị pháp lý cũng được quy định riêng. Sẽ được tùy thuộc vào chính cá nhân đưa ra quyết định tại thời điểm phù hợp được xác định. Chính xác hơn là có hiệu lực từ khi quyết định được ban hành cùng mốc thời gian được ghi trên giấy hay mốc chung được quy định theo pháp luật. 

Xem thêm: Việc làm Luật

2. Vậy cơ chế pháp lý và vấn đề pháp lý sẽ ra sao?

2.1. Về mặt cơ chế pháp lý 

Về mặt cơ chế pháp lý 

Hiểu một cách đơn giản rằng cơ chế pháp lý chính là cơ chế cho việc thực hiện tổ chức các hoạt động cho một hệ thống hay bộ máy tổ chức, thể chế chính trị nào đó. Và cơ chế này sẽ được đảm bảo với pháp luật thông qua đó để giám sát các hoạt động mang tính tư pháp nhanh hơn, chuẩn xác hơn rất nhiều. 

Hay cơ chế pháp lý cũng chính là cơ chế để tổ chức các phương thức vận hành của hệ thống theo các quy tắc, quy chuẩn của pháp luật cùng phương tiện hợp lý khác nữa. Thông qua chính sử dụng các cơ chế đó sẽ tác động đến nhũng chủ thể của hoạt động  phải thực hiện quyền tư pháp, giúp cho các hoạt động đi theo đúng quy luật. Cạnh đó ngăn chặn được sự lạm dụng về quyền lực cùng các hoạt động tiêu cực khác đi kèm theo tác động tới chủ thể cũng như toàn xã hội. Đơn giản hơn cơ chế pháp lý là cách để nâng cao tinh thần trách nhiệm pháp lý của chính các cơ quan tư pháp, các nhóm về cán bộ công chức tư pháp liên quan cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý. 

2.2. Về mặt vấn đề pháp lý

Về mặt vấn đề pháp lý

Ngoài vấn đề cơ chế pháp lý thì còn các vấn đề về pháp lý đi kèm đây là những câu hỏi, những vấn đề trọng tâm còn tồn tại và cần tới sự tranh luận hướng tới sự giải quyết theo pháp luật cụ thể cho vấn đề. Đúng theo bản chất hướng tới nếu muốn giải quyết được một tình huống phát sinh thì việc cần xác định được những vấn đề pháp lý được đặt lên hàng đầu rồi từ đó mới áp dụng về các quy định liên quan cần thiết để giải quyết. 

Khi đã xác định được hướng giải quyết thì mọi vấn đề lúc này trở nên đơn giản hơn, chỉ còn một số vấn đề phức tạp hơn sẽ cần thời gian cho việc để thu thập điều tra. Sau đó tiến hành về tổng hợp những bằng chứng cụ thể chứng minh mới có thể giải quyết đặc biệt đối với vụ án hình sự sẽ thường mất thời gian nhiều hơn cho việc điều tra và xác định vấn đề pháp lý cụ thể là gì để tiến hành định tội chính xác hơn. 

Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên tư vấn Luật

3. Cụ thể hơn về sự an toàn pháp lý với các dự án bất động sản

3.1. Sự an toàn của pháp lý dự án nhà đất là gì?

Sự an toàn của pháp lý dự án nhà đất là gì?

Mua bán hay quản lý bất động sản là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay về sự an toàn pháp lý cần đảm bảo những yếu tố nào? Các giấy tờ liên quan mà khách hàng cần tới sự kiểm tra thường xuyên là gì? Bởi chính trong những năm qua chủ khách hàng và nhà đầu tư có sự tranh chấp không minh bạch về giấy tờ rất nhiều điều này dẫn tới sự lo ngại về xác minh tính an toàn pháp lý của các dự án bất động sản mà mình mua. 

Để giúp cho việc nắm bắt giấy tờ cho việc mua bán dự án đầu tư bất động sản đầu tiên người mua cần quan tâm các cơ sở pháp lý căn cứ như:

+ Căn cứ luật đất đai 2013

+ Căn cứ luật kinh doanh bất động sản 2014

+ Căn cứ luật xây dựng 2014

+ Căn cứ luật nhà ở 2014

Còn về việc xác minh cho sự minh bạch, an toàn theo cơ sở pháp lý

Còn về việc xác minh cho sự minh bạch, an toàn theo cơ sở pháp lý của dự án bất động sản đó thì cần xem xét về các giấy tờ cụ thể:

+ Giấy về quyền sử dụng đất phù hợp về giao đất, cho thuê đất hay chứng minh về quyền được sử dụng đất dự án bất động sản đó.

+ Giấy chứng minh cho việc bạn hoàn thành nghĩa vụ liên quan tài chính về việc sử dụng đất.

+ Giấy tờ liên quan tới việc quy hoạch, xây dựng chi tiết với tỷ lệ 1/500 được phê duyệt hoàn thành. 

+ Cùng đó giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ về thông tin như vậy để đảm bảo tính an toàn thì bạn cũng nên xem xét cả về phía nhà đầu tư, người chủ thầu dự án, đơn vị thiết kế đi kèm các thông tin liên quan tới dự án ngay trên chính các phương tiện truyền thông. Bởi nếu đó là dự án đã từng có sự việc về khiếu kiện hay vướng mắc sẽ được đăng tải và cập nhật thông tin kịp thời và chính bạn cũng nhận biết được để tránh. Hay bạn cũng hoàn toàn có quyền được yêu cầu chủ đầu tư cho xem về các giấy tờ chứng minh cho sự minh bạch nếu bạn có nhu cầu sử dụng và mua dự án để phát triển.

Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì? Điều cần biết về trách nhiệm pháp lý

3.2. Các lưu ý cơ bản về pháp lý nhà đất

Các lưu ý cơ bản về pháp lý nhà đất

Đầu tiên việc khi thực hiện chuyển nhượng nhà đất cần chú ý đó là về các loại thuế cần đóng góp nhà đất chỉ trừ các trường hợp được miễn theo quy định riêng. 

+ Lệ phí trước bạ thì nhà đất chính là đối tượng cần chịu phí bằng mức 0,5% nhân với giá tính lệ phí trước bạ do chính ủy ban nhân dân, thành phố trực thuộc của trung ương ban hành. 

+ Mức thuế thu nhập cá nhân sẽ có hai cách để xác định đó là sẽ tính theo mức quy đổi là = 25% giá trị lợi nhuận bán hoặc mua. Giá mua sẽ tính là mức ghi trên hợp đồng chuyển nhượng, còn đối với giá mua được căn cứ trên hợp đồng mua bán. Còn riêng về nhà không có nguồn gốc từ việc nhận chuyển nhượng mua lại thì sẽ được tính theo căn cứ vào thời gian chứng nhận về quyền sở hữu để tính. 

+ Các giấy tờ cho việc mua bán đó khi được đưa ra sẽ cần tới sự công chứng đầy đủ gồm hợp đồng cho việc chuyển nhượng, thực hiện tặng, cho, bán hay thế chấp gắn liền đất. Và các giấy tờ có thể xác nhận tại chính các tổ chức hành nghề công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã thực hiện công chứng đều có hiệu lực. 

+ Ngay cả đối với nhà thế chấp cũng được mua bán khi việc thỏa thuận với ngân hàng được chấp thuận và tất nhiên việc mua bán này sẽ thuộc về sự thỏa thuận và không có sự trái về pháp luật. Bạn sẽ làm việc với bên mua và ngân hàng nhận thế chấp để thực hiện thỏa thuận liên quan tới mua bán cũng như thanh toán vay nợ với ngân hàng.

Cùng đó việc thực hiện mua bán đó cũng sẽ còn rất nhiều về sự thắc mắc khác liên quan cần tới sự giải đáp cụ thể hơn về giấy tờ. Vậy nên việc trước khi mua bán nhà đất nào đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng.

Bài viết trên đây chính là những giải đáp kỹ càng và đầy đủ mà viecday365.com chia sẻ mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng và chính xác hơn về khái niệm cơ sở pháp lý là gì. Cũng mong rằng sau khi tìm hiểu về cơ sở đó bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về các vấn đề pháp luật, văn bản luật pháp ban hành. Để luôn tự ý thức và chấp hành đúng theo quy định được ban hành.