[Bật mí] CIB là gì - Cùng cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 06-05-2024

CIB để nhắc tới dành cho các bạn ngoài lĩnh vực ngân hàng chắc có lẽ là xa lạ nhưng đối với những ai trong ngành thì thuật ngữ này đã thực sự được sử dụng nhiều hơn. Nhắc tới hàng ngày khi làm việc điều đó đã tác động cho lượt tìm kiếm có sự gia tăng cùng việc gắn liền các công tìm kiếm đi kèm cho CIB. Vậy thực chất CIB là gì? Cơ hội và triển vọng việc làm gắn liền với CIB ra sao chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu ngay bây giờ qua bài viết này nha. 

Tìm việc Ngân Hàng

1. Hãy cùng nắm bắt xem cib là gì?

1.1. Đi tìm lời giải đáp cho thuật ngữ “ám chỉ” CIB

Đi tìm lời giải đáp cho thuật ngữ “ám chỉ” CIB

Thực tế cho thấy CIB là một thuật ngữ ngắn để dùng cho một môi trường ngân hàng cố định nhưng lại đem lại việc gây tranh cãi rất nhiều. Có lẽ chính do sự áp dụng không hoàn toàn đó mà chỉ là dành riêng đã tạo nên sự mâu thuẫn. Vậy bản chất của CIB là gì và CIB được sử dụng cụ thể như thế nào?

CIB được sử dụng nhiều nhất đó chính là việc chỉ tới một chức danh, vị trí làm việc cùng khối khách hàng lớn và rất lớn từ cá nhân tới doanh nghiệp thuộc ngân hàng quân đội Việt Nam. Hay một cái tên viết tắt dễ hiểu mà bạn thường xuyên bắt gặp hơn đó chính là MB Bank. 

MB Bank được biết đến là một hệ thống ngân hàng lớn với các hoạt động với tính quy mô và được phân chia các khối vụ thể, đặc biệt là về mảng đối tác hợp tác. Bởi lẽ đó mà ngân hàng luôn cần tới một số lượng lớn về chuyên viên quan hệ khách hàng CIB cho công tác kinh doanh của mình. 

Có thể có rất nhiều người sẽ chỉ hiểu theo cách thông thường hơn về ý nghĩa là đối tác, khách hàng nhưng để đối với nhà tuyển dụng và ứng viên thì lại quan tâm tới khái niệm ẩn chứa sau đó về công việc. Qua như chính tên gọi được áp dụng chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản về chính CIB là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Dành để chỉ về những cá nhân, chuyên viên đảm nhận công việc vai trò là cầu nối chăm sóc khách hàng lớn tiềm năng, liên hệ và mở rộng chính về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng doanh nghiệp về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Một vị trí được cho là chủ lực cùng nghĩa vụ to lớn gắn kết, xây dựng niềm tin cho các mối quan hệ hướng tới khai thác dịch vụ hỗ trợ tài chính được triển khai. 

1.2. Vậy CIB có được sử dụng “Similar to” tại các ngân hàng khác 

Vậy CIB có được sử dụng “Similar to” tại các ngân hàng khác 

Mặc dù thực tế CIB là thuật ngữ được dành riêng cho khối ngân hàng MB bank nhưng với một số ý nghĩa tương tự thì nó cũng còn xuất hiện ngay tại chính các ngân hàng khác. Bởi khi nhắc tới chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ kinh doanh kinh tế của mỗi doanh nghiệp sẽ luôn là yếu tố thiết yếu cần tới để đem lại doanh số. Chỉ là mỗi một ngân hàng, doanh nghiệp áp dụng sẽ sử dụng các tên gọi khác nhau để phân biệt mà thôi. Vậy nên, để giúp các bạn có thể hiểu được rõ hơn về CIB với sự sử dụng tương tự tác các ngân hàng khác thì ngay dưới đây sẽ là sự chia sẻ về các thuật ngữ liên quan đó.

Đầu tiên chúng ta có thể thấy một thuật ngữ tương tự được sử dụng trong một môi trường làm việc như Ngân hàng quân đội - MB đó là SME song song thể hiện về khối doanh nghiệp là khách hàng vừa và nhỏ. Còn về khối khách hàng cao cấp hơn được gọi là Private để phân biệt và sẽ dành riêng cho các chuyên viên chuyên biệt đảm nhận chăm sóc. 

Cũng có trường hợp xảy ra về việc vẫn có sự hiểu nhầm cho chính CIB

Còn về chính các ngân hàng khác bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt hơn nữa đặc biệt khi MBBank chỉ về chuyên viên khách hàng lớn thì các ngân hàng khác trên thị trường này lại chỉ quy mô riêng. Đối với Ngân hàng Châu Á - ACB bank thì chức danh tương tự được gọi là RA chỉ về chuyên viên phụ trách quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Còn với ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Techcombank thì chức danh đó lại là RM thể hiện cho vị trí trưởng phòng khách hàng mang trong mình địa vị của”nàng dâu hiếu thảo” giữ chân làm hài lòng khách hàng. Mọi ngân hàng có tiềm lực phát triển mạnh mẽ như vậy là chính nhờ khối khách hàng tiềm năng do chuyên viên đem lại, bởi lẽ đó mà đây được cho là vị trí có sức ảnh hưởng tác động tới sự phát triển và duy trì ổn định. 

Hiện nay, cũng có trường hợp xảy ra về việc vẫn có sự hiểu nhầm cho chính CIB với vị trí chuyên viên tín dụng bởi nội dung công việc thực là có nét tương đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của chuyên viên tín dụng đó là làm việc với mọi khách hàng còn đối với vị trí CIB sẽ được phân chia khách hàng cụ thể theo cấp độ. Nhưng dù là vị trí nào chăng nữa, mọi công việc sẽ được phân biệt và đảm nhận chức năng nhiệm vụ khác nhau phù hợp với từng khách hàng do đó khi tham gia làm việc bạn sẽ nhận thấy được. Vậy nên dù là có sự tồn tại các thuật ngữ khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì khi nhắc tới CIB sẽ thường được gắn liền với chuyên viên quan hệ khách hàng khách hàng lớn của MB bank nhiều hơn. 

2. CIB - Quy trình bán hàng của vị trí này ra sao?

CIB - Quy trình bán hàng của vị trí này ra sao?

Cũng giống như chính khái niệm của thuật ngữ của vị trí này vậy công việc cũng có khá nhiều cách giải thích khác nhau và bạn chắc cũng đã từng nghe về công việc của họ. Đảm nhận huy động vốn, cho vay, cung cấp bán sản phẩm, bán chéo và tư vấn chăm sóc khách hàng,...liệu có đúng không? 

Thực chất thì điều đó là đúng nhưng để đứng trên vị trí là một người đi bán hàng chúng ta nên có cái nhìn tổng quát hơn nữa về vị trí bán hàng chủ lực của ngân hàng này. Khi nhắc tới quy trình bán hàng thì sẽ cần tuân thủ cơ bản theo các bước sau.

* Bước 1: Công tác tìm hiểu sản phẩm

Dù là bạn cung cấp hay tham gia thị trường về bán bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy việc tìm hiểu sản phẩm dịch vụ kỹ càng trước khi bán hàng là điều cần thiết để làm cơ sở tiến tới các bước tiếp theo. “Vũ khí” hữu ích nhất cho việc bán hàng đó là tìm hiểu về các sản phẩm cùng chính sách ưu đãi đi kèm, định hướng cho mục tiêu hướng tới của ngân hàng khi cung cấp là gì. Đây sẽ là điều mà thực tế các nhân viên quan hệ khách hàng còn thiếu và nhà tuyển dụng lại luôn cần tới. 

* Bước 2: Lựa chọn khách hàng

Tìm kiếm khách hàng được cho là sự ưu tiên hàng đầu để mở rộng về thị trường tiềm năng cung cấp dịch vụ bởi bạn biết rằng bản chất của quan hệ khách hàng vẫn là bán và chốt đơn. Và tất nhiên để bán được hàng thì việc quan tâm và xác định mục tiêu hướng tới là ai rất quan trọng. Từ đó còn xác định được việc sẽ tìm kiếm nguồn khách hàng ở đâu? Cách tiếp cận nguồn khách hàng đó là như thế nào? 

Lựa chọn khách hàng

* Bước 3: Tiến tới tiếp xúc khách hàng

Để tiếp xúc được khách hàng thành công bạn cần có những kỹ năng cơ bản và chuyên nghiệp song hành cũng như giải quyết hàng loạt các vấn đề đi kèm. Thông qua cách nào chúng ta có thể hiểu rõ được nhu cầu khách hàng cần tới để đáp ứng? Ngay từ lần gặp đầu tiên đâu sẽ là cách để làm bạn, tạo nên mối quan hệ tốt cho kinh doanh?...

* Bước 4: Tiến tới tư vấn và đàm phán

Tư vấn và đàm phán tất cả sẽ nhằm tới cung cấp các dịch vụ thật sự phù hợp và đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Tất nhiên để sale được sản phẩm dịch vụ thì bạn luôn hướng tới sự cân đối giữa chính lợi của khách hàng và ngân hàng, tránh việc bên có lợi và bên có hại dẫn tới mất khách hàng tiềm năng. 

Tiến tới tư vấn và đàm phán

* Bước 5: Chốt đơn hàng 

Làm nghề chăm sóc hay kinh doanh bán hàng dịch vụ thì việc chốt đơn hàng được cho là bước khó khăn nhất. Dù bạn có thể hoàn thành các bước trước đó một cách dễ dàng nhưng đôi khi đến chốt đơn đó lại là “thất bại”. Bởi vậy việc chốt đơn hàng luôn cần tới sự khéo léo của nhân viên, cần có sự nhận biết đâu sẽ là một thời điểm phù hợp và hiểu được tâm lý khách hàng để nắm bắt. 

* Bước 6: Chăm sóc hậu về sau

Dù là khách hàng đã sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì bước chăm sóc về sau này đôi khi các nhân viên quan hệ khách hàng vẫn thường bỏ quên đi và đó lý giải cho tại sao khách hàng lại không tiến tới sử dụng thêm dịch vụ. Việc bán được hàng coi như là hoàn tất. 

Thực chất hiện tại thì việc bán được hàng chăm sóc về sau sẽ thật sự quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh thì dịch vụ chăm sóc sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công. Bởi vậy việc khai thác sâu được khách hàng cũng chính là nhờ kỹ năng chăm sóc tốt về dịch vụ đó. 

Tìm việc làm kế toán ngân hàng

3. Ứng viên cần gì để thành công với vị trí CIB trong ngân hàng

3.1. Đáp ứng đầy đủ về các “skills” cần thiết cho chăm sóc

Đáp ứng đầy đủ về các “skills” cần thiết cho chăm sóc

CIB sẽ luôn là một vị trí được cho là tiếp xúc với các khách hàng lớn và được cho là ông to bà lớn trong giới kinh doanh vậy nên khi bạn trở thành một chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ cần trau dồi rất nhiều cho bản thân. Dù là không có sự quá áp lực về mở rộng tìm kiếm nguồn khách hàng bởi thường sẽ là data được cung cấp sẵn. Chỉ là bạn có thật sự biết cách để khai thác lượng doanh số đem lại từ khách hàng chất lượng đó hay không mà thôi? 

Đầu tiên có lẽ bạn nên cần nắm rõ về chuyên môn công tác của mình bởi đây là một vị trí chủ chốt mà nhà tuyển dụng sẽ có sự sàng lọc thật kỹ càng đối với các ứng viên. Khi bạn sở hữu tấm bằng tốt nghiệp dù là xuất sắc cho chuyên ngành ngân hàng thì đó thực sự là chưa đủ, nhưng đó cũng là điều kiện để bạn được lựa chọn cơ hội. Bởi cạnh đó nếu bạn thật sự có các kỹ năng hay chứng chỉ đi kèm nữa thì sẽ tạo cơ hội cao hơn cho chính bạn khi cạnh tranh đó. 

Kinh nghiệm cũng được chú ý rất nhiều cho lĩnh vực này vì khi đó bạn sẽ có sự am hiểu và tìm kiếm được doanh số nhanh hơn. Do đó hãy chú tâm hơn tới chính kinh nghiệm để tăng cơ hội cho bản thân nhiều hơn trở thành đối tượng được các nhà tuyển dụng nhắm tới. 

Ngoại hình cũng khá được ưu tiên bởi bạn là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và tất nhiên sẽ là gương mặt đại diện cho chính thương hiệu dịch vụ cung cấp. Chính vì vậy khi bạn có một phong thái làm việc tốt, luôn có trách nhiệm với mọi nhiệm vụ và nhận được sự tin tưởng là cách để bạn đem lại mức lương hấp dẫn 15 - 20 triệu/ tháng cho chính mình. 

Ngoại ngữ cũng được cho là yếu tố quan trọng cho lĩnh vực này bởi việc tiếp xúc với các khách hàng lớn là nước ngoài và sử dụng ngôn ngữ anh là điều không thể tránh khỏi. Sử dụng thành thạo để giao tiếp cùng các kỹ năng mềm đi cùng sẽ luôn là sự kết hợp hoàn hảo. 

Tìm việc làm xử lý nợ ngân hàng

3.2. Tìm kiếm cho hội cho chính mình về CIB với viecday365.com 

Tìm kiếm cho hội cho chính mình về CIB với viecday365.com 

Lý do rất đơn cho việc bạn nên có sự lựa chọn tìm việc làm CIB tại website viecday365.com cũng thật sự dễ hiểu. Bởi website chính là đối tác đáng tin cậy của MB bank trong việc đăng tin tuyển dụng và sàng lọc ứng viên tiềm năng. 

Ngoài ra khi tham gia tìm kiếm tại đây bạn sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình nhất bởi chính sứ mệnh website theo đuổi trong việc cung cấp việc làm nhanh nhất, chất lượng nhất tới người lao động. Cùng đó không chỉ dừng lại công việc CIB cho ngân hàng MB bank mà ứng viên còn có thể lựa chọn nhiều hơn về các công việc khác liên quan, tương xứng khác của các tổ chức trên mọi miền tổ quốc. 

Bởi vậy việc truy cập ngay tại trang web viecday365.com để trải nghiệm các tính năng sẽ giúp bạn hiểu được nhanh hơn các lý do tại sao nhé. Mong rằng mọi thông tin được chia sẻ đó về cib là gì sẽ đem lại hữu ích cho quá trình tìm kiếm việc làm của bạn.