Branding là gì? Liệu Branding tốt có làm nên thương hiệu cho công ty?
Tác giả: Phạm Hường
Có bao giờ trong đầu bạn đặt ra câu hỏi tại sao cùng là một sản phẩm cùng với một công dụng như nhau nhưng tại sao có người lại lựa chọn thương hiệu A thay vì B, C, D nào đó… Có bao giờ bạn để ý đến cụm từ Branding đang được sử dụng hiện nay? Vậy Branding là gì và tại sao Branding lại ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
1. Branding là gì?
Branding là thuật ngữ có nguồn gốc từ chữ cổ “Brandr” trong ngôn ngữ Bắc Âu có nghĩa là “đốt cháy lên” mang ý nghĩa lan tỏa. Gắn với hành động “đốt cháy” chính là ngọn lửa, có thể coi là tiền thân của logo. Tuy nhiên gắn với Branding không chỉ có logo mà còn là nhiều hơn thế.
Nhiều người cho rằng Branding là xây dựng thương hiệu. Nhưng đi sâu hơn nữa thì Branding còn là một tổ hợp các hành động để khám phá những cảm nhận tốt đẹp của nhóm khách hàng tiềm năng về thương hiệu.
Nếu Brand đơn giản là một danh từ tập hợp tất cả cảm nhận tích cực về thương hiệu thì Branding chính là hành động để tạo ra những cảm nhận tích cực đó. Branding không đơn giản là thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu thật xịn xò, đem sản phẩm đi quảng cáo ở mọi nơi mà Branding có thể được tạo ra từ những văn hóa ứng xử ngại tại công ty đó.
Câu trả lời cho câu hỏi Branding là gì được thâu tóm lại như sau: Branding là các hành động thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo dựng lòng tin và duy trì giá trị thương hiệu giúp định nghĩa thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
Xem thêm: Branded Content là gì? Tìm hiểu tất tần tật về Branded Content
2. Tại sao cần Branding cho thương hiệu?
Branding là gì - đã được phân tích ở trên. Vậy Branding để làm gì - câu hỏi sẽ được viecday365.com giải đáp ngay dưới đây.
Có thể nói, thương hiệu là giá trị vô hình gắn với mỗi cá thể. Mỗi cá nhân trong tổ hợp xã hội sẽ đều có thương hiệu riêng của bản thân, dù thương hiệu đó là tốt hay xấu, nó giúp mọi người có thể phân biệt lẫn nhau. Tương tự như vậy, thương hiệu đối với doanh nghiệp cũng là thứ tạo ra khác biệt, giúp doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Việc Branding thương hiệu chính là củng cố sức mạnh cho thương hiệu, giúp thương hiệu phát triển bền vững, thu hút lượng khách tối đa và giữ chân khách hàng. Branding sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng, giúp khách hàng có đủ nhận thức về hình ảnh, vai trò và giá trị của thương hiệu.
2.1. Giúp thương hiệu dễ dàng nhận thấy trong đại dương thông tin
Thị trường phát triển ngày càng mạnh mẽ, sự phát triển ồ ạt của các sản phẩm dịch vụ dẫn đến tình trạng một nhu cầu nhưng bạn có thể có hàng tá sự lựa chọn? Đứng giữa muôn vàn các sự lựa chọn mang lại một giá trị sử dụng tương đối giống nhau, bạn sẽ chọn sản phẩm nào? Về phía doanh nghiệp, sản phẩm họ làm ra không phải là độc quyền, vậy làm thế nào để sản phẩm họ nổi bật hơn và làm thế nào để khách hàng lựa chọn sử dụng và trung thành với sản phẩm của họ?
Ở đây, Branding sẽ thực hiện vai trò của nó: Branding sẽ tạo ra cho bạn một bộ nhận diện giúp người tiêu dùng có thể nhận ra sản phẩm của bạn ngay lập tức, tạo ra sự khác biệt cho bạn so với đối thủ.
2.2. Tăng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Khi thương hiệu của bạn đã được khẳng định được vị trí trong lòng người tiêu dùng, thương hiệu của bạn khi đó đã có thể tăng lên về mặt giá trị bên cạnh giá trị sử dụng. Giá trị này là giá trị mà khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn. Tuy không được đong đếm bằng đại lượng nào nhưng nó có thể được quy ra bằng vật chất. Giá trị sử dụng có thể là hữu hạn nhưng giá trị thương hiệu thì luôn có hướng để phát triển. Vòng đời của một sản phẩm là hữu hạn nhưng giá trị về một thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm khác, duy trì sự tồn tại của mình trên thị trường.
Vậy nên, mỗi doanh nghiệp khi tập trung kinh doanh một sản phẩm nào đó thì không nên chỉ dừng lại ở mặt giá trị sử dụng mà hơn nữa, họ phải biết cách làm tăng giá trị thương hiệu cho bản thân doanh nghiệp. Đó mới là thứ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
2.3. Tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Sản phẩm thì có thể thay thế lẫn nhau, sản phẩm tốt sẽ thay thế cho những sản phẩm kém. Nhưng cảm xúc của khách hàng là duy nhất. Một khi doanh nghiệp không thực hiện tốt công việc Branding, khiến cho khách hàng có ấn tượng xấu về doanh nghiệp thì khả năng rất cao sản phẩm đó sẽ dần bị loại trừ ra khỏi giỏ hàng của người tiêu dùng. Không những thế, có thể những sản phẩm khác của doanh nghiệp theo đó cũng bị hạ bậc trong tâm trí khách hàng.
Nhiệm vụ của Branding là xây dựng các hành động thu hút, tạo dựng ấn tượng và duy trì cảm nhận tích cực về sản phẩm trong lòng khách hàng. Kết nối cảm xúc thông qua Branding có đa dạng giải pháp khác nhau: ví dụ như nghiên cứu hiệu ứng thị giác hay tâm lý màu sắc trên bản thiết kế logo, xây dựng văn hoá ứng xử với khách hàng dành cho đội ngũ nhân lực của thương hiệu và doanh nghiệp.
Xem thêm: Giải đáp cho bạn khái niệm spin content là gì? Đặc trưng của nó
3. Branding doanh nghiệp, bạn sẽ làm gì?
Branding tương tự là hành động tác động khéo léo vào cảm xúc khách hàng và để lại cảm nhận trong tâm trí khách hàng. Các hành động này là đa dạng nhưng tự chung có thể được đặt trong các tổ hợp hành động sau:
3.1. Định vị thương hiệu
Công việc đầu tiên bạn phải làm khi đảm nhận một dự án Branding của công ty. Theo cách hiểu đơn giản, định vị thương hiệu là tập hợp của các công việc phân tích, đánh giá các giá trị sẵn có của thương hiệu, đánh giá hướng đi của thương hiệu liệu có đúng với thị trường hay chưa?
Từ những công việc này, bạn sẽ xác định được vị trí sản phẩm của bạn ở đâu trong lòng người tiêu dùng. Đây là điều bạn cần nhận ra hay cũng chính là cơ sở trước khi đem đến những giải pháp Branding tối ưu cho doanh nghiệp.
3.2. Quản trị thương hiệu
Khi đã khẳng định được vị trí của thương hiệu, bạn cần biết doanh nghiệp bạn cần làm gì để duy trì và phát triển thương hiệu. Quản trị thương hiệu là tổng hợp toàn bộ những hành động và chiến lược được tạo ra nhằm duy trì sự tồn tại của thương hiệu. Muốn nắm bắt và kiểm soát được sự phát triển của thương hiệu, nhà quản trị cần có những hiểu biết chuyên sâu về tất cả những gì liên quan đến thương hiệu, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
3.3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu là thứ giúp sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt hơn trong muôn vàn sản phẩm đang tồn tại trên thị trường. Một bộ nhận diện tốt phải thể hiện được đặc trưng của doanh nghiệp,nhất quán trong cách thể hiện và dễ nhớ với khách hàng. Dựa vào đó, thông qua việc truyền tải thông điệp và giá trị sản phẩm sẽ bao quát 2 mặt là cảm tính (tính chuyên nghiệp, sự khác biệt, đẳng cấp,..) và lý tính (mẫu mã đẹp, chất lượng tốt,..)
3.4. Xây dựng định vị sản phẩm
Về cơ bản, xây dựng định vị sản phẩm được đánh giá là khá tương đồng với xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, khi triển khai định vị sản phẩm thì bạn sẽ tập trung vào một sản phẩm cụ thể dựa trên các chiến lược Branding và Branding guideline đã có của công ty.
3.5. Xây dựng thương hiệu con người của doanh nghiệp
Giá trị thương hiệu không chỉ được thể hiện qua các yếu tố tác động trực tiếp mà nó còn bị tác động gián tiếp thông qua những gì đến từ văn hóa doanh nghiệp. Lời chào khách hàng, thái độ phục vụ, văn hóa giao tiếp trong công ty cũng giúp khách hàng đưa ra nhận định về sự chuyên nghiệp của công ty và niềm tin đối với sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu từ phía từng cá nhân cho đến từng đội nhóm và cuối cùng là cả một tập thể trong công ty.
Branding đã không còn là thuật ngữ xa lạ đối với con người hiện đại. Mỗi sản phẩm được tạo ra và tồn tại đến bây giờ đều là kết quả của hoạt động Branding từ doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc Branding là gì và mong rằng sau bài viết, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về công việc Branding.