Brand message là gì? Brand message như nào được coi là thành công

Tác giả: Trần Hải Minh

Trong xã hội truyền thông đa phương tiện như hiện nay thì việc cá khái niệm marketing được phổ cập rộng khắp đã không còn là điều quá xa lạ đối với phần đông mọi người. Những cụm từ như branding, SEO, KOL, KOC là quá quen thuộc, những liệu rằng chúng ta đã nghe qua về brand message và hiểu được brand message là gì? Dù là có hay chưa thì mong rằng các bạn tiếp tục ở lại và đọc nốt bài viết này vì nó chứa đựng rất nhiều thông tin bổ ích.

1. Brand? message? và những thông điệp liên quan tới brand message là gì

Bách trở lại những năm đầu của thập niên 90 khi mà những quán ăn, cửa hàng manh nha có những định hình chung về việc tạo sự chú ý với khách hàng bằng những bảng biểu rực rỡ, những câu nói chắc nịch, đanh thép khẳng định sự khác biệt dường như là duy nhất của mình. Như để trả lời cho những câu hỏi mới lạ mà nền kinh tế đặt ra, các nhà nghiên cứu bắt đầu mò mẫm, tìm tòi và sau một khoảng thời gian trải đủ thì khái niệm quảng cáo và sau này được mở rộng ra là truyền thông chính thức ra đời.

Biển quảng cáo những năm 90s

Dần khi mà xã hội dần phổ biến hơn với chuyện dân thường bàn về kinh tế thì cũng là lúc truyền thông dần dần len lỏi vào từng ngách suy nghĩ thường nhật. Không thể phản bác lại rằng vào cái thời mà kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên tệp khách hàng thân thiết thì việc bạn có một cái bảng quảng cáo “đẹp” đã thắng được nửa ván cờ. Cũng từ giai đoạn này mà nhiều ông chủ, lựa chọn những câu nói châm biếm, vài lời đùa bâng quơ hay thậm chí là những câu danh ngôn sâu sắc, lời tỏ tình mùi mẫn làm câu nói thương hiệu cho mình.

Vậy tại sao chúng ta lại ngồi đây viết lại những dòng lịch sử có đôi chút sơ sài và đơn điệu của công cuộc tìm kiếm khái niệm truyền thông. Tất cả là vì những dòng biểu hiệu in với những nét chữ chân phương ngay ngắn trên các biển quảng cáo bám bụi đó đã trở thành tiền đề để có được một cụm từ: Brand message.

Brand message là gì

Brand message hay còn được gọi với cái tên thuần việt hơn là thông điệp thương hiệu. Giống như cách những ông chủ theo thức tân thời của thập niên 90 đã làm, thông điệp thương hiệu được sử dụng để khắc lên tâm trí của khách hàng về sự nổi bật, về sự thành công, về sự quyết liệt hay bất kể thứ gì mà họ cảm thấy tự hào bằng những câu nói gãy gọn và bao hàm nhiều tầng ý nghĩa. Một brand message thành công thật sự như một quả bom thực sự, vỡ tung và để lại dấu ấn của tất cả mọi sự vật trong tầm ảnh hưởng của nó. Hoặc thậm chí nếu như không vang dội như mong đợi thì việc vang vọng thông điệp cũng đem lại hiệu quả chẳng khác là bao.

Chẳng đã vậy thì branding và brand message có khác gì nhau mà chúng ta phải tách 2 cái này ra cho thêm nhiều việc nhỉ? Nếu như bạn đã từng nghĩ vậy thì tại đây cùng viecday365.com bàn luận thêm một chút nhé. 

Branding giống như một cây to khổng lồ và brand message giống như một rễ cây lớn, liên tục cung cấp nước và dinh dưỡng. Nói cho vỡ ra thì brand message tạo điều kiện để thu thập sự chú ý đủ và thậm chí có thể là dư để nuôi một thương hiệu từ đứa bé thành một gã khổng lồ. Có rất nhiều khâu cần phải thực hiện khi chúng ta làm thương hiệu cho một hãng và việc lan tỏa thông điệp thương hiệu chỉ là một phần nhỏ trong số đó mà thôi. 

 Xem thêm: Phân tích chuyên sâu công việc ở các vị trí trong marketing

2. Brand message như nào thì được coi là thành công?

Một thông điệp thương hiệu có thể lan tỏa tới nhiều người nhất và để lại dấu ấn cho họ nhiều nhất chính là thành công? 

Thế nào là một brand message thành công

Đây quả thực là một câu hỏi hóc búa khi mà hiện nay, các nội dung, thương hiệu quá nhiều. Tiêu cực mà nói chính là mọc ra như nấm, thì định nghĩa của một ván cờ truyền thông lại có chút méo mó. Giống như một người sẵn sàng hy sinh cả bàn cờ chỉ để lại 1 con vua sau đó cố đi 36 nước để cầu hòa vậy. Khá nhiều hãng mới nổi chọn phương thức tai tiếng để định hình thương hiệu và ghi dấu ấn cho mình. Tất nhiên nó không hề sai nhưng khá tiêu cực và sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu lâu dài khi mà người dùng đã có ấn tượng ban đầu không hề đẹp. 

Vậy như thế nào mới là brand message thành công trong lâu dài. Chỉ có cách chăm chỉ tích góp, xây dựng từ từ thì hình ảnh của bạn mới có thể tồn tại theo năm tháng. Chắc hẳn các bạn cũng đã nhận ra một trong những chiến dịch tạo dấu ấn khá thành công ở ông lớn nhiều mảng đó chính là cùng với đối thủ của mình phát triển đi lên. Không lạ lẫm gì những bảng biểu quảng cáo của hai hãng đối thủ liền sát nhau với những câu slogan móc mỉa nhưng lại hết sức vui tươi. 

 Xem thêm: Marketing bền vững là gì? Những nguyên lý trong Marketing bền vững 

3. Xây dựng một brand message hiệu quả

Vậy làm thế nào để xây dựng một brand message hiệu quả?

Đã nhắc tới truyền thông là chúng ta có thể hình dung ngay tới cả một công đoạn chứ không phải mỗi kết quả. Brand message cũng vậy, để có thể đưa một thông điệp tới phía của người tiêu dùng thì chúng ta cần phải trải qua các bước sau đây

Xây dựng brand message hiệu quả

insight

big plan

concept

branding

brand message

Có thể thấy được phải trải qua khá nhiều bước rồi mới tiến tới giai đoạn brand message, vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về những công việc chúng ta phải thực hiện qua từng bước nhé. 

Insight khách hàng chắc hẳn là bước không thể thiếu dù là bất kì ngành nghề nào có liên quan tới kinh tế và kinh doanh. Hiểu được khách hàng của mình là ai, khách hàng của mình cần gì, khách hàng của mình muốn gì là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Xác định insight sai sẽ hoàn toàn làm con tàu lệch khỏi đường ray, thậm chí làm thất bại hoàn toàn kế hoạch truyền thông của bạn. Nhưng thường thì việc xác định insight sẽ không quá khó vì chúng ta đã có những dữ liệu nền tảng từ những chiến dịch trước

Big plant hay còn được gọi là bản kế hoạch lớn. Tại đây tất cả ý tưởng của các thành viên sẽ được tổng hợp và cùng thảo luận để có thể đưa ra bản kế hoạch ưng ý nhất. Big plan có thể được xây dựng dựa trên nhiều nền tảng thông tin như: khảo sát khách hàng, nền tảng thông tin cũ hoặc thậm chí là dựa trên thông số của đối thủ. Big plan thực sự không quá to tát như tên gọi của nó, nếu như gọi việc tìm insight là đặt ra những câu hỏi hóc búa thì big plan chính là những câu trả lời đáp ứng.

Big plan

Concept thực chất là một phần thuộc big plan nhưng việc tách concept sẽ làm nổi bật thông tin và dễ theo dõi hơn cho một nhóm. Brand message chắc chắn phải được xây dựng dựa trên concept và concept cũng cần được tạo dựng hợp lí so với hình ảnh công ty đã xây dựng ngay từ ban đầu.

Sau khi đã có insight, big plan, concept, idea thì việc lựa chọn brand message diễn ra cũng không quá khó khăn. Có chăng trở ngại lớn nhất chính là có quá nhiều ý tưởng hay khiến chúng ta không biết phải lựa chọn cái nào cho phù hợp.

Vừa rồi là tất cả những chia sẻ về thế nào là brand message, làm thế nào để xây dựng một brand message hiệu quả cũng như các bước để tạo thông điệp thương hiệu. Mong rằng trong tương lai không xa thì những kiến thức và nội dung trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ có định hướng theo marketing nói chung và các ứng viên nói riêng.