Quy định chi tiết về ấn định thuế là gì? Thông tin về ấn định thuế

Tác giả: Hoàng Thanh Vân 01-07-2024

Doanh nghiệp khi muốn kinh doanh buôn bán thuận lợi thì cần phải am hiểu luật, nhất là các luật có liên quan tới thuế. Trong bài viết này, viecday365.com sẽ chia sẻ với các bạn về ấn định thuế là gì?

Tìm việc làm nhanh

1. Khái quát về định nghĩa ấn định thuế là gì?

Tất cả các hoạt động kinh doanh buôn bán của các cơ sở, tổ chức doanh nghiệp đều cần phải thực hiện theo đúng quy định Nhà nước, trong đó phải đảm bảo tuân thủ về các quy định có liên quan tới thuế.

Khái quát về định nghĩa ấn định thuế là gì?

Liên quan tới thuế, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt quy định về ấn định thuế hoàn chỉnh để góp phần đảm bảo cho các doanh nghiệp có được khả năng tìm hiểu những quy định có liên quan tới ấn định thuế.

Ngay dưới đây, viecday365.com sẽ định nghĩa một cách chi tiết cho các bạn hiểu rõ hơn về ấn định thuế là gì? Cập nhật những thông tin cơ bản về ấn định thuế để hiểu rõ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về ấn định thuế nhé.

- Ấn định thuế chính là thuật ngữ được sử dụng để có thể chỉ việc mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ thực hiện việc nộp thuế theo đúng quy định đối với những con số nhất định.

Điều này cũng có thể hiểu đơn giản là các cơ quan thuế Nhà nước gửi yêu cầu nộp thuế cho các cá nhân, doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thế, thay vì việc doanh nghiệp chủ động thực hiện việc nộp thuế cho Nhà nước/cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Xem thêm: [Kế toán thuế là gì] Mô tả công việc kế toán thuế đầy đủ nhất

2. Những trường hợp cụ thể nào thì bị Cơ quan Thuế ấn định thuế?

Những trường hợp cụ thể nào thì bị Cơ quan Thuế ấn định thuế?

Áp dung theo thông tư số 156 được ban hành vào năm 2013 của TT – BTC quy định tại Điều số 25, chúng ta có thể kê khai một số trường hợp cụ thể được ấn định thuế khi họ vi phạm các điều luật trong luật thuế:

- Trường hợp thứ nhất, các doanh nghiệp/tổ chức không đăng ký thuế theo đúng với quy định của Nhà nước nói chung và của luật thuế nói riêng.

- Trường hợp thứ hai, các doanh nghiệp/tổ chức không thực hiện việc nộp hồ sơ về việc khai thuế trong quãng thời gian 10 ngày kể từ thời điểm (ngày) hết hạn hoặc là vào thời hạn của ngày hết hạn đối với việc gia hạn nộp bộ hồ sơ khai thuế.

- Trường hợp thứ ba, các doanh nghiệp không có hồ sơ bổ sung đối với việc khai thuế thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan Thuế Nhà nước, hoặc trường hợp mà các doanh nghiệp đã có thể bổ sung đối với việc khai thuế nhưng không thực sự đầy đủ, không trung thực và không thực sự chính xác thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ cần phải căn cứ vào việc tính thuế thu nhập của doanh nghiệp/tổ chức để có thể xác định được mức thuế phải đóng.

Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì? - Những điều bạn nhất định phải biết

Cập nhật các trường hợp cụ thể cần phải ấn định thuế

- Trường hợp thứ tư, các doanh nghiệp không thực hiện việc xuất trình đối với các tài liệu liên quan tới kế toán doanh nghiệp, không xuất trình các hóa đơn và chứng từ cùng nhiều tài liệu có liên quan khác, những tài liệu này có liên quan tới những yếu tố có thể căn cứ để cơ quan thuế thực hiện việc tính thuế khi mà đã hết thời hạn để có thể tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế tại các trụ sở của những cơ quan thuế Nhà nước.

- Trường hợp thứ năm, các cán bộ trong quá trình kiểm tra, thanh tra đối với thuế nếu có phát hiện các tài liệu liên quan tới thuế mà không đầy đủ hoặc là nội dung trong các giấy tờ này không được viết chính xác khiến cho việc cơ quan thuế không thể xác định đúng đối với các yếu tố có thể làm căn cứ để tính thuế.

- Trường hợp thứ sáu, các doanh nghiệp hay cá nhân có ý định, dấu hiệu về việc bỏ trốn, hoặc là họ có dấu hiệu phán tán các loại tài sản để có thể tránh được việc nộp thuế.

Cập nhật thông tin về trường hợp ấn định thuế

- Trường hợp thứ bảy, những cơ quan/doanh nghiệp đã đăng ký và nộp hồ sơ khai thuế lên các cơ quan thuế nhưng lại không biết cách để tự tính thuế cần sự hỗ trợ của các cơ quan thuế, nơi mà doanh nghiệp đó đang hoạt động và có trụ sở.

Như thế, đối với những thông tin đã được chia sẻ ở trên đây thì các bạn cũng đã hiểu được ấn định thuế là gì, đồng thời cũng đã nắm rõ được thông tin về các trường hợp nào cần phải ấn định thuế. Ngoài những trường hợp đó thì còn nhiều trường hợp khác cũng được ấn định thuế, các bạn có thể đào sâu nghiên cứu trong luật Thuế.

Xem thêm: Chính sách thuế là gì? Thông tin cơ bản của chính sách thuế

3. Xác định những cơ sở ấn định thuế của các cơ quan thuế

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên thì những cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp khi tiến hành nộp thuế không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình hoặc là vi phạm đối với những pháp luật có liên quan tới việc nộp thuế, có liên quan tới thuế thì các cơ quan thuế sẽ có quyền để tiến hành ấn định thuế với tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp đó.

Xác định những cơ sở ấn định thuế của các cơ quan thuế

Các cơ quan thuế cũng có thể tiến hành ấn định dựa vào những yếu tố có sự liên quan đối với việc làm xác định thuế mà cá nhân/doanh nghiệp cần phải nộp cho cơ quan, sau đó sẽ đưa ra các thông báo về việc nộp thuế dựa trên các nguyên tắc của sự khách quan và công bằng, đặc biệt là thực hiện việc ấn định thuế, nộp thuế đúng theo luật.

Để có thể xác định ấn định thuế được thì cần phải căn cứ vào các yếu tố cụ thể như sau:

- Cơ quan thuế cần phải xác định được các cơ sở dữ liệu có liên quan.

- Tiến hành so sánh đối với khoản thuế mà doanh nghiệp/cá nhân/các cơ sở kinh doanh cần phải nộp. Đồng thời cần phải xác định được những loại mặt hàng, xác định các ngành nghề cùng với quy mô của doanh nghiệp để có thể tiến hành ấn định thuế.

- Căn cứ vào những tài liệu cùng với các kết quả của việc kiểm tra, của việc thực hiện thanh tra khi các yếu tố này còn tính hiệu lực để tiến hành việc ấn định thuế đối với các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân/cơ sở kinh doanh.

mẫu cv xin việc đẹp

Thông tin ấn định thuế là gì hoàn chỉnh?

Như vậy, ấn định thuế là gì? Ấn định thuế cần phải căn cứ vào những yếu tố nào? Những trường hợp nào cần phải thực hiện việc ấn định thuế?... Bài viết trên đây đã góp phần giúp cho các bạn hiểu rõ hơn phần nào về ấn định thuế, đảm bảo về việc thực hiện đúng quy định về thuế, giúp các doanh nghiệp.