Cùng tìm hiểu các bước viết CV quản trị kinh doanh chuẩn xác để sở hữu ngay cho mình một bản cv đẹp về hình thức, hoàn hảo về nội dung bạn nhé!
1. Lưu ý trước khi tạo CV xin việc quản trị kinh doanh
Trước khi bắt tay vào viết, cùng nhau tìm hiểu một số điểm lưu ý để quá trình viết cv được dễ dàng, thuận tiện, đầy đủ và khoa học hơn bạn nhé!
1.1. Tìm hiểu kỹ yêu cầu công việc và thông tin doanh nghiệp ứng tuyển
Quản trị kinh doanh là một ngành nghề, một lĩnh vực rộng lớn, chính vì vậy, ngay từ đầu trước khi viết cv xin việc bạn cần xác định rõ yêu cầu tuyển dụng nhằm định hướng nội dung cv. Làm sao để bản cv đó bao hàm được cả kỹ năng quản trị doanh nghiệp và kiến thức chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kinh doanh hay mục tiêu phát triển sự nghiệp.
Tương tự như cv xin việc nói chung, cv quản trị kinh doanh sẽ về cơ bản sẽ cần đảm bảo những thông tin cá nhân đồng thời phải làm toát lên được trình độ năng lực đặc biệt là kỹ năng của người tìm việc. Cùng là việc làm kinh doanh, nếu bạn viết cv xin việc những vị trí khác bạn có thể không cần một số kỹ năng nhất định hay trình độ chuyên môn có thể “du di”, nhưng ứng tuyển vào vị trí quản trị kinh doanh bạn đặc biệt phải làm nổi bật các kỹ năng trong đó là kỹ năng quản trị doanh nghiệp và kiến thức chuyên ngành vững chắc.
Mẹo nhỏ vieclam88.vn mách bạn để đảm bảo rằng mình không bỏ qua những kỹ năng quan trọng bạn hãy tìm kiểu kỹ yêu cầu tuyển dụng, đặc điểm công việc của doanh nghiệp đồng thời gạch đầu dòng ra những kỹ năng của bản thân sau đó chọn lựa chúng. Đa phần những mẫu cv quản trị kinh doanh hiện đại để mục kỹ năng thành thang điểm, hoặc để một vài gạch đầu dòng cho bạn liệt kê, bởi vậy bạn phải chọn lọc kỹ trước khi viết. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn không bỏ qua những kỹ năng quan trọng, ngoài ra kể quá nhiều cũng khiến kỹ năng nổi bật nhất, phù hợp nhất bị lu mờ.
Bởi thế nên ngay từ đầu vieclam88.vn đã khẳng định rằng, trước khi viết cv xin việc hãy tìm hiểu kỹ yêu cầu công việc, vị trí tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp mình ứng tuyển.
1.2. Chọn lựa mẫu cv quản trị kinh doanh phù hợp
Khác với sơ yếu lí lịch hay hồ sơ xin việc, cv quản trị kinh doanh được thiết kế đa dạng hơn với nhiều mẫu mã hơn để ứng viên chọn lựa, điền thông tin và gửi tới nhà tuyển dụng. Ngoài ra, người tìm việc cũng có thể tự thiết kế cv cho mình bằng việc sử dụng những công cụ hỗ trợ thiết kế hay đơn giản là viết cv trên word. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn chọn, thiết kế được định dạng cv phù hợp với công việc hay văn hóa doanh nghiệp mình ứng tuyển.
Luôn sử dụng một cv xin việc có màu sắc đa dạng, thiết kế lạ mắt sẽ không phải chọn chính xác. Vì lẽ có những doanh nghiệp truyền thống, họ yêu cầu bạn nộp một bản cv đen trắng, việc gửi bản cv màu mè sẽ khiến bạn hoàn toàn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Trong khi đó, ở trường hợp khác, bản cv xin việc quá đơn giản có thể khiến bạn bị lu mờ trước đối thủ của mình.
Một lời khuyên nhỏ cho bạn đó là trước khi viết cv xin việc hãy tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp và văn hóa quốc gia nơi bạn gửi bản cv xin việc đó (khi xin việc nước ngoài). Chẳng hạn, khi bạn gửi cv xin việc đến các công ty Nhật Bản, một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn sử dụng mẫu cv của họ để viết cv quản trị kinh doanh.
1.3. Chọn định dạng CV xin việc quản trị kinh doanh phù hợp
CV quản trị kinh doanh về cơ bản được thiết kế theo ba dạng đó là:
- Định dạng cv dành cho ứng viên nhiều kinh nghiệm: định dạng này thiết kế phù hợp cho ứng viên lâu năm, có kinh nghiệm làm việc trong ngành quản trị kinh doanh lâu năm. Bởi vậy mục cv xin việc của định dạng này thường được thiết kế đặc sắc hơn cả, vị trí phân bố trong cv cung nổi bật hơn. Bạn nên chọn định dạng này nếu là người nhiều kinh nghiệm làm việc và vị trí tuyển dụng cũng yêu cầu cao kinh nghiệm, nó sẽ thể hiện bạn là ứng viên sáng giá.
- Định dạng “kỹ năng”: khác với kinh nghiệm, cv định dạng kỹ năng sẽ được thiết kế đánh trọng tâm nhiều hơn vào kỹ năng ứng viên và những thành tích khác chứ không phải kinh nghiệm làm việc. Định dạng này đặc biệt phù hợp với sinh viên mới ra trường, với những vị trí không yêu cầu cao về kinh nghiệm làm việc nhưng yêu cầu cao về kỹ năng làm việc. Hãy chọn định dạng này nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm hay kinh nghiệm làm việc của bạn không liên quan mật thiết đến vị trí tuyển dụng hiện tại.
- Định dạng kết hợp: Đó là kết hợp thiết kế giữa kinh nghiệm và kỹ năng giúp vừa làm nổi bật kinh nghiệm làm việc những đồng thời cũng thể hiện bạn là ứng viên giàu kỹ năng. Thông thường ứng viên chọn lựa định dạng này nhiều hơn cả, nhà tuyển dụng cũng vì thế mà ưu ái nhiều hơn với ứng viên vừa có kỹ năng vừa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, định dạng này sẽ đòi hỏi bạn có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để làm nổi bật tổng thể cv quản trị kinh doanh của mình, nếu không nó rất có thể tạo ra sự khập kễnh trong cv.
Xác định rõ thế mạnh của bản thân cùng yêu cầu công việc để lựa chọn định dạng cv phù hợp để từ đó làm nổi bật điểm mạnh che lấp đi những điểm còn thiếu xót của bạn.
2. Cách viết CV quản trị kinh doanh chuẩn nhất
Về cơ bản, viết cv quản trị kinh doanh không có nhiều khác biệt so với những bản cv xin việc thông thường. Tuy nhiên, do đặc thù nghề nghiệp quản trị kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn cả ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm hay trình độ năng lực. Đồng thời, thông qua bản cv mà đánh giá mức độ chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của ứng viên. Bởi thế, bạn cần viết viết cv làm toát lên sự chuyên nghiệp, kỹ năng nổi bật cùng kiến thức chuyên ngành của bản thân.
Cụ thể về cách viết cv quản trị kinh doanh như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!
2.1. Thông tin cá nhân trong CV quản trị kinh doanh
Thông tin cá nhân là mục đầu tiên mà nhà tuyển dụng đọc khi cầm bản cv của bạn lên. Trong lần lọc sơ lược đầu tiên, họ có thể không đọc kỹ mục này mà tập trung vào kinh nghiệm hay kỹ năng, nhưng nếu bạn đã lọt qua vòng sơ loại đây sẽ là thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm hơn cả.
Thông tin cá nhân trong cv chính là thông tin cơ bản của bạn bao gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử và ngày tháng năm sinh của bạn. Những thông tin này phải được viết chính xác, đặc biệt là số điện thoại và địa chỉ email. Vì lẽ, qua thông tin này nhà tuyển dụng sẽ gọi điện và mời bạn tới buổi phỏng vấn.
Một lưu ý nhỏ cho bạn với mục thông tin cá nhân trong cv quản trị kinh doanh đó là sử dụng một email chuyên nghiệp trong cv của mình. Tốt nhất bạn nên sử dụng email theo cấu trúc họ và tên @gmai.com ví du: [email protected]. Định dạng này giúp nhà tuyển dụng dễ nhớ đến bạn, cũng như thuận tiện hơn cho việc gửi thông tin mời phỏng vấn.
2.2. Trình độ chuyên môn trong cv ngành quản trị kinh doanh
Nhà tuyển dụng ngành quản trị kinh doanh luôn đánh giá cao ứng viên có trình độ chuyên môn cao, chính vì vậy hãy làm nổi bật mục này bằng tên trường đại học, chuyên ngành và trình độ tốt nghiệp của mình bạn nhé.
Bạn có thể trình bày mục này như sau: “Trường đại học Kinh tế Quốc dân – Chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Loại tốt nghiệp: Giỏi”
Trình độ chuyên môn nên được trình bày ngắn gọn, đầy đủ, tránh trường hợp trình bày câu dài dòng theo dạng. “Là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành quản trị kinh doanh, được đào tạo tại trường đại học Kinh tế Quốc dân”.
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp CV QTKD hấp dẫn
Là một chuyên viên quản trị kinh doanh, bạn cần thể hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tinh thần sẵn sàng cống hiến cho những kế hoạch trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp cũng thể hiện định hướng sự nghiệp với công việc hiện tại và với doanh nghiệp ứng tuyển như thế nào?
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv quản trị kinh doanh cơ bản sẽ chia thành hai phần đó là mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Mục tiêu trước mắt là những định hướng ban đầu và lâu dài là định hướng phát triển của sự nghiệp trong tương lai. Bạn có thể viết mục này như sau: “Học tập kinh nghiệm trở thành nhân viên quản trị kinh doanh giỏi, có công việc ổn định trong thời gian dài. Trở thành trưởng phòng kinh doanh trong 5 năm tới”.
Nhiều ưng viên thường đánh giá thấp mục tiêu nghề nghiệp, viết những mục tiêu quá chung chung, hoặc cóp nhặt mục tiêu có sẵn dẫn đến nhà tuyển dụng mơ hồ về định hướng phát triển sự nghiệp của bạn. Viết mục tiêu rõ ràng giúp họ xác định bạn có phù hợp với vị trí hiện tại hay không.
2.4. Kinh nghiệm làm việc trong CV quản trị kinh doanh
Kinh nghiệm làm việc luôn được đánh giá là trái tim của cv xin việc, nhiều khi nhà tuyển dụng chưa xác định rõ bạn có kinh nghiệm làm việc ra sao chỉ cần nhìn lướt qua thấy rằng có rất nhiều kinh nghiệm họ sẽ chú ý tới cv của bạn. Kinh nghiệm làm việc trong cv quản trị kinh doanh được trình bày theo cấu trúc các gạch đầu dòng về thời gian làm việc và công việc đã thực hiện. Nếu như trong quá trình làm việc bạn đạt được những giải thưởng thì hãy kể vào mục này bạn nhé!
Ví dụ kinh nghiệm làm việc bạn có thể trình bày như sau:
“Tổng công ty cổ phần CV TIMVIEC365.COM
Thời gian: 6/2024 – 8- 2024
Vị trí: PHÓ PHÒNG KINH DOANH
- Lập kế hoạch quảng bá thương hiệu và thúc đẩy các chiến lược, hoạt động kinh doanh hiệu quả
- Tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các đối tác của doanh nghiệp
- Quản lý đội ngũ nhân viên, thực hiện công công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự
- Hoạch định chiến lược thúc đẩy sản phẩm mới”
Kinh nghiệm làm việc trong cv nên được trình bày bằng các gạch đầu dòng đồng thời sử dụng những câu văn ngắn gọn, đầy đủ, xúc tích. Bạn không nên viết kinh dài dòng dễ gây khó hiểu. Tại thời điểm hiện tại, việc tránh liệt kê các công việc dễ dàng thực hiện trong thời gian ngắn được coi là một phần quan trọng. Điều này có thể gây ra hiểu lầm cho nhà tuyển dụng, cho rằng bạn thường xuyên chuyển việc.
Bạn cũng không nên trình bày những kinh nghiệm không liên quan đến công việc như pha trà, rót nước, dọn vệ sinh, … Cuối cùng, nếu bạn có nhiều hơn một công ty từng làm việc trong kinh nghiệm của mình hãy trình bày kinh nghiệm làm việc theo cấu trúc thời gian đảo ngược. Nghĩa là những công việc gần đây nhất sẽ được trình bày ở phía trên.
2.5. Kỹ năng, giải thưởng và chứng chỉ trong cv QTKD
Bạn sẽ cần làm nổi bật những kỹ năng quan trọng sử dụng trong công việc quản trị kinh doanh của mình bằng cách liệt kê chúng hay đánh giá mức độ thang điểm của từng kỹ năng theo mẫu cv xin việc kiểu mới. Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì về cơ bản, cv xin việc của bạn sẽ cần thể hiện được những kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp
- Kỹ năng giải quyết những tình huống cấp bách
- Khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
- …
Giải thưởng sẽ giúp bạn làm nổi bật những kỹ năng trong cv này, đồng thời nó cũng giống như một minh chứng cho trong kinh nghiệm và năng lực của bạn. Bởi vậy, nếu bạn đạt được những khen thưởng trong quá trình làm việc, đừng ngần ngại hãy liệt kê ra đây bạn nhé.
Một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên cung cấp các chứng chỉ cơ bản đáp ứng vị trí tuyển dụng hiện tại. Đặc biệt khi ứng tuyển vào vị trí quản lý cấp cao thì những chứng chỉ chuyên ngành quản trị kinh doanh như MBA, chứng chỉ kỹ năng quản lý, … là điều không thể thiếu.
2.6. Hoạt động, dự án tham gia, giải thưởng và người tham chiếu
Hoạt động, dự án tham gia, giải thưởng và người tham chiếu là những điểm công của bạn trong cv quản trị kinh doanh. Thông qua những thông tin này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ năng động của bạn từ đó xác định bạn có phù hợp với công việc hay không.
Sở thích trong cv cũng là nhân tố để đánh giá bạn. Chẳng hạn những người có sở thích câu cá sẽ thể hiện bạn là người kiên nhẫn, thích đọc sách là người ham học hỏi, thích thể thao bơi lội là người năng động hay thích nghe nhạc sẽ là người sáng tạo có tâm hồn nghệ thuật. Đừng ngần ngại thể hiện sở thích cá nhân trong cv, tuy nhiên cũng không nên liệt kê những sở thích không lành mạnh.
Người tham chiếu là mục cuối cùng bạn điền vào cv xin việc của mình. Bạn có thể bỏ qua phần này nếu như không có người tham chiếu. Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp người tham chiếu, những thông tin trong cv sẽ được đánh giá cao hơn. Người tham chiếu thường là sếp cũ của bạn, đồng nghiệp cũ hoặc giảng viên hướng dẫn của bạn.
Để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với người tham chiếu, bạn nên cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại và vị trí của họ. Và nhớ là xin phép người tham chiếu trước khi điền và công khai thông tin của họ bạn nhé!
Tìm việc làm thực tập quản trị kinh doanh
4. Địa chỉ tạo và tải mẫu cv quản trị kinh doanh uy tín chất lượng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu cv xin việc ngành quản trị kinh doanh cho bạn chọn lựa. Trong đó nổi bật nhất phải kể tới cv xin việc của vieclam88.vn với thiết kế đa dạng, nhiều mẫu mã cho bạn nhiều sự lựa chọn.
CV quản trị kinh doanh trên vieclam88.vn được thiết kế đa dạng, độc đáo, sáng tạo với nhiều màu sắc giúp bạn có nhiều sự lựa chọn cho vị trí tuyển dụng của mình. Đồng thời, website cũng chia sẻ cách viết cv đầy đủ, chi tiết, chuẩn xác cho bạn tham khảo.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm được cách viết cho mình. Truy cập ngay vieclam88.vn để tải mẫu cv quản trị kinh doanh đẹp, độc đáo, chuẩn xác nhất bạn nhé.