Xe gắn máy là gì? Lợi ích khi sử dụng xe gắn máy và xe đạp
Theo dõi viecday365 tạiTrong cuộc sống hiện đại của con người, chúng ta ngày càng được tiếp cận với nhiều thành tựu khoa học - kỹ thuật cao. Hiển diện trong số đó là phát minh về xe gắn máy - sự ra đời đã giúp cho đời sống con người nâng cao và cải thiện hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn khái niệm xe gắn máy cũng như lợi ích vàcác loại xe gắn máy hiện nay, mời bạn cùng đọc theo dõi nhé.
1. Xe gắn máy là gì?
Xe gắn máy ra đời giúp việc đi lại của con người trở nên thuận tiện hơn rất nhiều so với ngày trước, chúng ta chỉ có thể đi bộ vô cùng vất vả. Ta có thể hiểu xe gắn máy là xe chạy bằng động cơ, xe được thiết kế có hai bánh hoặc ba bánh xe, vận tốc tối đa của xe không quá 50km/h. Nếu xe chạy bằng động cơ nhiệt thì dung tích tương đương không được vượt quá 50 cm3. Đối với khái niệm này ta có những dòng xe gắn máy mang thương hiệu nổi tiếng như Honda, Vespa, Yamaha...
Theo khái niệm của Wikipedia xe gắn máy là: “Phiên âm từ tiếng Pháp: Motocyclette) là loại xe có hai bánh theo chiều trước - sau và chuyển động nhờ động cơ gắn trên nó. Xe ổn định khi chuyển động nhờ lực hồi chuyển con quay khi chạy. Thông thường, người lái xe điều khiển xe bằng tay lái nối liền với trục bánh trước. Xe hai bánh do hai người Đức là Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach ở Bad Cannstatt (một địa danh thuộc Stuttgart) phát minh năm 1885.
Xe gắn máy là gì?
Có nhiều loại xe hai bánh: xe chạy mọi địa hình (off-road), xe chạy trên đường thường (streetbike), xe đa dụng... Một vài loại xe có gắn thùng bên cạnh để chở người hoặc hàng và có 3 bánh gọi là xe ba bánh hay xe sidecar. Tại Việt Nam, để điều khiển xe máy nói riêng và xe cơ giới nói chung người điều khiển cần phải có Giấy phép lái xe, ngoài ra tại Việt Nam, xe máy còn được gọi lóng là ngựa sắt”.
Xem thêm: Xe cơ giới là gì? Bạn biết những thông tin gì về xe cơ giới?
So sánh lợi ích khi sử dụng xe đạp và xe gắn máy.
Khi xe gắn máy ra đời là phương tiện cải tiến tốc độ và động cơ giúp cho người tham gia đỡ vất vả hơn rất nhiều so với việc phải đạp xe đạp như trước đây. Liệu xe gắn máy có nhiều ưu việt hơn xe đạp không? Chúng ta hãy thử so sánh về những lợi ích của hai loại phương tiện này đem lại nhé.
-Tốc độ di chuyển: Ai cũng có thể so sánh được ngay tốc độ di chuyển của xe máy và xe đạp ra sao. Tốc độ xe đạp đi được là do người đạp xe. Người đạp xe càng nhanh, thì vận tốc của xe đạp đi được càng nhiều. Nếu người đi xe đạp đạp chậm, thì vận tốc xe đạp cũng sẽ chậm lại. Trung bình một người đạp xe đạp vận tốc của họ dao động từ 10-25km tùy vào người đạp. Đối với xe máy chạy được là do động cơ của xe chạy, vận tốc tối đa của xe chạy có thể lên đến 100-120km/1h. Trung bình một người đi xe máy đi được vận tốc từ 25-40km/h. Đặc biệt đối với xe gắn máy, luật giao thông đường bộ quy định, các xe máy chuyên dùng không được vượt quá 40km/h. Còn đối với đường cao tốc thì không được vượt quá 120km/h. Điều này giúp người đi phương tiện xe gắn máy an toàn cũng như bảo vệ được tính mạng bản thân và người cùng tham gia giao thông.
- Lợi ích cho sức khỏe:
Đối với xe đạp, do không được chạy bằng động cơ, mà chúng ta phải dùng sức mình để giúp xe đạp có thể di chuyển được, nên điều này rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Đầu tiên, đạp xe đạp giúp chúng ta có những phút giây thư giãn, có thể ngắm cảnh vật nên thơ, hữu tình xung quanh ven đường, giúp giải tỏa những áp lực cũng như stress trong công việc. Thứ hai đạp xe đạp giúp chúng ta có được bộ xương rắn chắc, dẻo dai nhờ đạp xe bằng chân cũng như điều khiển bằng tay. Cuối cùng đạp xe cũng giúp chúng ta có hệ miễn dịch do bệnh ung bướu gây ra.
Còn đối với xe gắn máy thì chúng ta không phải vận động gì nhiều đến cơ thể nên nó cũng là nguy cơ gây ra các bệnh béo phì cũng như tiểu đường.
- Mức độ an toàn: Xe đạp do với đặc thù vận tốc của xe trung bình từ 10-25 km, nên mức độ của nó là rất an toàn. Đặc biệt do xe đạp đi không được xa, nên chủ phương tiện sẽ thường sử dụng phương tiện này trong phạm vi diện tích nhỏ như trong làng, xã, với khoảng cách tương đối gần.
Còn đối với xe gắn máy thì rủi ro tai nạn giao thông rất cao, khi mà tốc độ tối đa của xe gắn máy cho phép lên đến 120-150km/h. Đặc biệt, khi người tham gia giao thông sử dụng nồng độ cồn khiến đến làm mất kiểm soát tốc độ. Vào 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam có hơn 5300 người chết 70% số vụ tai nạn giao thông là do người tham gia phương tiện sử dụng xe gắn máy, ô tô. Có thể thấy được mức độ rủi ro, kém an toàn khi chúng ta sử dụng xe gắn máy mà không tuân thủ luật lệ giao thông khi tham gia giao thông đường bộ.
Lợi ích của đi xe đạp
- Bảo vệ môi trường: Phương tiện xe đạp do không sử dụng động cơ nên nó đặc biệt thân thiện với môi trường. Mỗi năm ở Việt Nam, đều tổ chức cuộc vận động đi xe đạp nhằm tuyên truyền, vận động vai trò của xe đạp giúp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tính mạng con người. Đây là một chương trình ý nghĩa, giúp con người có nhận thức hơn khi mình tham gia giao thông sử dụng xe gắn máy góp phần làm ô nhiễm môi trường. Do xe máy có sử dụng động cơ nên nó xả thải một lượng lớn gây nên tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề hiện nay.
- Chi phí sửa chữa bảo dưỡng: Đầu tiên ta phải nói đến giá thành sản phẩm của cả hai để có thể thấy được chi phí sửa chửa, bảo dưỡng của mỗi sản phẩm ra sao. Nếu như xe đạp mức giá chỉ rung động từ 1.000.000 triệu đồng đến 2.000.000 đồng thì xe máy chi phí lên đến gần 40.000.000 đồng. Nhìn qua giá thành, ta có thể biết được giá trị của từng phương tiện. Chi phí bảo dưỡng, cũng như mua nhiên liệu để hoạt động của xe máy khá cao. Trung bình một người Việt Nam sử dụng xe máy chi phí mua xăng và bảo dưỡng xe máy trong một tháng lên đến 1.500.000 triệu đồng. Đối với xe đạp thì chi phí bảo dưỡng khi xe hỏng thì khá thấp, đây cũng là điểm mạnh của xe đạp so với xe gắn máy.
Xem thêm: Tìm việc làm vận tải lái xe
3. Các loại xe gắn máy hiện nay
Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng ngày càng phát triển những mẫu xe gắn máy sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu cũng phát triển theo. Dưới đây là những mẫu xe gắn máy hiện đại nhất mà chúng tôi đề cập đến cho các bạn cùng tham khảo.
- Xe sườn thấp: Là loại xe thường được thiết kế sườn thấp hoặc giữa để tiện đi xuống đi lại của phụ nữ hay còn gọi (xe nữ). Đối với loại xe này bình đựng nhiên liệu thường được để ở phía dưới yên xe.
- Xe sườn cao: Là loại xe được thiết kế sườn cao tương đương với yên hoặc cao hơn. Xe này thương được thiết kế hầm hố, khác biệt so với các loại xe gắn máy khác. Xe này thường được sử dụng bởi nam giới, đam mê tốc độ. Xe này cho phép chủ phương tiện chạy tối đa đến 530km/h chỉ trong 2,3 giây. Loại xe gắn máy này cũng đắt nhất trong các loại xe gắn máy dao động từ 200 - 500 triệu đồng tùy vào từng hãng xe.
Xe sườn cao
- Xe số tay: Xe số tay thì không còn xa lạ đối với mọi người. Xe số tay là loại xe gắn máy đi đơn giản nhất trong các loại xe. Xe khởi động động cơ bằng cách điều chỉnh các số từ 1 đến 4 của xe máy, xe này cũng được thiết kế phanh tay và phanh chân giúp cho người điều khiển dễ dàng xử lý tình huống trong trường hợp sắp va chạm với một phương tiện khác bằng cách phanh gấp ngay dưới phanh chân hoặc phanh tay.
- Xe tay ga: Đây là loại xe mà các bạn nữ hay sử dụng nhất đặc biệt là ở Việt Nam, dòng xe này được thiết kế với hình dáng vô cùng trẻ trung lại cách điệu mang đặc trưng chuẩn phái nữ, xe được thiết kế yên khá rộng và có ngăn đựng đồ phía trước xe.
5279 0