Vốn điều lệ ngân hàng là gì và tại sao lại quan trọng đến vậy?
Theo dõi viecday365 tạiVốn điều lệ ngân hàng là gì? Với những người làm việc trực tiếp trong nghành ngân hàng thì chắc hẳn thuật ngữ vốn điều lễ ngân hàng đã không còn quá xa lạ với họ. Trong bài viết bên dưới đây, viecday365.com xin giới thiệu đến bạn đọc - những người có thể chưa biết gì và đang tìm hiểu về vốn điều lệ ngân hàng những thông tin chung nhất cũng như vai trò, ý nghĩa của vốn điều lệ đối với một ngân hàng.
1. Tổng quan chung về vốn điều lệ ngân hàng
1.1. Giải thích khái niệm vốn điều lệ ngân hàng
1.1.1. Vốn điều lệ
Trước khi đi vào xem xét kĩ càng và trả lời câu hỏi vốn điều lệ ngân hàng là gì? ta hãy cùng xem qua khái niệm về vốn điều lệ. Vốn điều lệ được định nghĩa là tổng số tài sản được góp hoặc tổng số tài sản cam kết góp bởi các thành viên khi thành lập công ty dạng trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vốn điều lệ được đóng góp hoặc cam kết đóng góp bởi các thành viên trong một khoảng thời gian nhất định và được quy định rõ ràng trong Điều lệ của doanh nghiệp. Ngoài ra đối với các công ty cổ phần, vốn điều lệ trong trường hợp này sẽ được hiểu là tổng giá trị của các cổ phần đã được bán hoặc đã được đăng kí mua.
Tổng giá trị góp tạo thành vốn điều lệ có thể là tiền với mệnh giá Việt Nam hoặc ngoại tệ, cũng có thể là vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất,...
Tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty hoặc tỷ lệ phần vốn góp sẽ được xác định dựa trên vốn điều lệ.
1.1.2. Vốn điều lệ ngân hàng
Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đang hoạt động dưới hình thức thương mại cổ phần, doanh nghiệp cổ phần chính vì vậy, các cổ đông của ngân hàng hoàn toàn có thể mua cổ phần phiếu được phát hành ra trong lần đầu tiên như một cách góp vốn. Những phần tiền thu được từ hoạt động phát hành trái phiếu sẽ được tính là vốn điều lệ của ngân hàng.
Xem thêm: Vị trí CSR trong ngân hàng là gì? Một số thông tin bạn nên biết
1.2. Những đặc điểm cần biết về vốn điều lệ ngân hàng
- Lượng vốn điều lệ lớn, do nhiều thành viên cùng góp: Lượng vốn pháp định cho vốn điều lệ ngân hàng được quy định là 3.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ tại các ngân hàng ít nhất phải đạt được mức quy định trên. Cổ đông sáng lập được quy định phải là những người đáp ứng đủ năng lực tài chính, có hoạt động hợp pháp, hành vi dân sự đầy đủ mới được tham gia góp vốn.
- Mức vố điều lệ thực tế của ngân hàng phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Dựa vào Khoản 2 Điều 7 thuộc Thông tư 22/2019/NHNN quy định mức vốn điều lệ của mỗi ngân hàng phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Nếu vốn điều lệ của ngân hàng thấp hơn vốn pháp định, thì Ngân hàng nhà nước sẽ áp dụng một số biện pháp để xử lý.
- Không dùng vốn điều lệ để mua cổ phần, góp vốn. Theo quy định của pháp luật, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ chỉ có thể mua lại cổ phần mà các cổ đông nắm giữ trong trường hợp sau khi đã thực hiện thanh toán xong hết cho cổ đông số cổ phần mua lại và vẫn phải đảm bảo, chắc chắn được mức độ, tỷ lệ an toàn của hoạt động tại ngân hàng. Nếu việc mua lại cổ phần diễn ra làm dẫn đến tình trạng vốn điều lệ của ngân hàng bị suy giảm thì pháp luật bắt buộc các ngân hàng thương mại phải có được sự đồng ý, cho phép trước được thể hiện qua văn bản cụ thể của Ngân hàng Nhà nước:
+Các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thanh tra, hoặc kiểm toán độc lập nhằm xác định vốn điều lệ thực tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng sẽ được thực hiện thường xuyên.
+ Trong trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ và vốn ngân hàng được cấp tại thời điểm kiểm tra ít hơn mức vốn pháp định quy định, ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung.
+ Bên cạnh đó, giám sát, tổ chức đoàn thanh tra, thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước.
1.3. Ý nghĩa, vai trò
- Các ngân hàng với hoạt động kinh doanh chính là hoạt động tín dụng, nguồn vốn yêu cầu phải cực kì lớn, chính vì vậy, vốn điều lệ của ngân hàng thường có được từ sự đóng góp bởi nhiều thành viên từ đó giúp cho các hoạt động tại ngân hàng được duy trì ổn định. Điều này cũng được xem như một sự cam kết về trách nhiệm của các thành viên tham gia góp vốn.
- Để xác định được tỷ lệ góp vốn cũng như sở hữu cổ phần tại ngân hàng, người ta thường lấy việc phân định nguồn vốn làm cơ sở. Hoạt động phân chia lợi nhuận khi ngân hàng có lãi, hoặc ngược lại, phân chia rủi ro bởi tình trạng nguy hiểm, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải cũng được phân chia, xác định dựa trên việc phân định rõ nguồn vốn điều lệ.
- Những quyết định được thực hiện bởi mỗi thành viên liên quan đến hoạt động diễn ra tại ngân hàng cổ phần thường sẽ chịu sự ảnh hưởng bởi tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ. Những quyết định, hành động này được đưa ra thông qua hình thức biểu quyết.
- Mức độ đầu tư của các nhà đầu tư đổ vào ngân hàng là bao nhiêu, những khách hàng quyết định gửi bao nhiêu tiền của mình tại ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ lượng vốn điều lệ mà ngân hàng có. Vốn điều lệ trong trường hợp này sẽ được nhìn nhận như một thước đo để giúp các nhà đầu từ, khách hàng quyết định xem có nên gửi tiền, đầu tư vào hay không. Điều này có thể được lý giải bởi nếu một ngân hàng có lượng vốn điều lệ lớn sẽ tỉ lệ thuận với khả năng thu hút vốn, uy tín cao và an toàn nếu tình huống xấu xảy ra.
Xem thêm: Dịch vụ ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại dịch vụ ngân hàng
2. Vốn điều lệ và vốn pháp định - Điểm khác nhau
Hiểu đơn giản, cả vốn điều lệ và vốn pháp định đều được coi là vốn ban đầu cần phải có của mỗi ngân hàng khi thành lập theo quy định của nhà nước.
Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có khi muốn thành lập một doanh nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền là nơi ấn định, quy định về lượng vốn pháp định. Nguồn vốn pháp định được coi là có thể thực hiện được dự án khi thành lập ngân hàng
Trong quá trình thành lập ngân hàng, các thành viên cần phải góp số vốn sao cho đáp ứng, thỏa mãn được điều kiện về vốn pháp định sau đó mới được tính vào vốn điều lệ của ngân hàng.
Có thể thấy, nhà nước đưa ra khá nhiều các quy định khắt khe, ngặt nghèo về vốn pháp định đòi hỏi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam phải thực hiện, trong đó lượng vốn pháp định sẽ được quy định là rất cao và vốn điều lệ của ngân hàng cần phải đảm bảo vượt qua vốn pháp định. Tuy có nhiều quy định ngặt nghèo, khó khăn được đặt ra đến vậy nhưng điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi mặc hàng kinh doanh của các ngân hàng rất đặc biệt, đặc thù đó là tín dụng chính vì vậy nếu không đặt ra những quy định khắt khe, nghiêm ngặt như trên thì sẽ rất dễ xảy ra các vấn đề xấu, tình trạng khủng hoảng tài chính cho doanh nghiệp nói riêng và tài chính Việt Nam nói chung.
Như vậy, bài viết trên của viecday365.com đã giải đáp câu hỏi vốn điều lệ ngân hàng là gì và cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin liên quan khác về vốn điều lệ ngân hàng. Hãy theo dõi viecday365.com thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hay khác.
395 0