Tu nghiệp sinh là gì? Những điều cần biết về tu nghiệp sinh

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 22-08-2024

Hiện nay có rất nhiều chương trình và hình thức du học hoặc đơn thuần chỉ là đi nước ngoài làm việc. Nó đã trở thành một xu hướng và trào lưu mới cho các bạn trẻ tại Việt Nam. Đặc biệt được quan tâm nhất đó chính là tu nghiệp sinh mà cụ thể được nhắc đến ở đây là tu nghiệp sinh Nhật Bản. Vậy tu nghiệp sinh là gì mà ai ai cũng khao khát và muốn trải nghiệm như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tu nghiệp sinh là gì?

Tu nghiệp sinh là những người thuộc diện đi nước ngoài theo trợ cấp và chương trình của nhà nước để tham gia vào quá trình học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng ở nước ngoài, cụ thể là tại Nhật Bản. 

Như chúng ta đều biết rằng quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật bản vô cùng tốt đẹp và Nhật cũng chính là nước có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, nên việc điều hướng tu nghiệp sinh học tập tại Nhật là công việc đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. 

Tu nghiệp sinh là gì
Tu nghiệp sinh là gì

Tu nghiệp sinh là chương trình được tổ chức và thực hiện bởi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hợp tác với cơ quan của Nhật Bản để đưa nhân lực của Việt Nam sang học tập và trau dồi kinh nghiệm cũng như kỹ năng ở một số lĩnh vực khác nhau. 

Tu nghiệp sinh có hai dạng thức khác nhau bạn có thể lựa chọn đó là tu nghiệp sinh có hợp đồng 3 năm và tu nghiệp sinh có hợp đồng 1 năm. Như vậy, khi đi làm tu nghiệp sinh bạn sẽ được bảo lãnh bởi các cơ quan chức năng của Việt Nam và nước sở tại vì đây là chương trình chính phủ và mang tính quốc gia. 

Chương trình tu nghiệp sinh đã bắt đầu được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2024 đến nay do chính BLĐTB&XH kết hợp với IMM Japan (Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản) tổ chức. 

Để có thể đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản bạn cần phải tự túc các vấn đề sau: 

- Trước tiên là về khoản lệ phí hộ chiếu và visa bạn phải tự lo liệu. 

- Phí ăn, ở, ngủ nghỉ và sinh hoạt tại Nhật trong quá trình đào tạo. 

- Bồi dưỡng về sức khỏe và thể lực tại Nhật Bản trong vòng 4 tháng. 

Mục đích của tu nghiệp sinh
Mục đích của tu nghiệp sinh

Những khoản chi phí này do chính tu nghiệp sinh phải tự túc. Nhưng bù lại, nếu bạn có chí tiến thủ và khả năng chịu được những kỷ cương nghiêm ngặt của Nhật thì bạn hoàn toàn có thể thành công chỉ sau thời gian làm tu nghiệp sinh. 

Một minh chứng rõ ràng nhất cho hoạt động của tu nghiệp sinh đạt được thành công lớn đó là sau thời gian làm tu nghiệp sinh trở về nước không những họ học thêm được một ngôn ngữ mới mà đồng thời còn có khoản vốn riêng để làm ăn kinh doanh tại Việt Nam. Số còn lại thì bám trụ lại Nhật Bản để tiếp tục làm việc và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại đất nước này. Vậy tu nghiệp sinh có những ưu và nhược điểm gì để nó trở nên đáng được trải nghiệm như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo ngay sau đây nhé. 

2. Ưu điểm và nhược điểm của tu nghiệp sinh

2.1. Ưu điểm của tu nghiệp sinh

Về thực chất tu nghiệp sinh là một quá trình của cách gọi khác về xuất khẩu lao động, khi bạn sang làm việc và học tập tại Nhật Bản cũng đồng thời để kiếm tiền và cải thiện cuộc sống tại nơi đất khách quê người. 

Ưu điểm của tu nghiệp sinh gồm những điều sau đây: 

Ưu điểm của tu nghiệp sinh
Ưu điểm của tu nghiệp sinh

- Được nhận vào tu nghiệp tại một công ty có danh tiếng và lớn của Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm cũng như những kỹ năng cần thiết cho quá trình rèn luyện. Hiểu biết thêm về con người và đất nước Nhật Bản. 

- Trong vòng 10 tháng đầu của giai đoạn tu nghiệp sinh bạn sẽ được hỗ trợ học tập và làm việc (học việc).

Sau khi tham gia kỳ thi năng lực do Nhật Bản tổ chức để đánh giá trình độ làm việc, người lao động sẽ được cấp visa tại công ty. 

- Sau khoảng thời gian 1 năm làm tu nghiệp sinh nếu bạn đã “đủ lông đủ cánh” thì sẽ được nhận làm thực tập sinh chính thức của công ty với nhiều cơ hội và ưu đãi hơn nữa. 

- Sau khi kết thúc giai đoạn tu nghiệp sinh bạn được tham gia vào quá trình thực tập sinh và hưởng các chế độ đãi ngộ giống như người Nhật, mức lương tương đương, được hưởng theo chính sách của Bộ luật lao động Nhật Bản.

- Hơn thế nữa, sau khoảng thời gian là 10 tháng sinh sống tại Nhật bạn sẽ được trợ cấp mỗi tháng khoảng 80.000 yên/tháng. 

- Cuộc sống ở Nhật với môi trường trong lành và sự bền bỉ của con người, bạn sẽ học được phong cách sống của người Nhật, thanh tịnh như cách họ dùng trà đạo vậy. 

Công việc của tu nghiệp sinh
Công việc của tu nghiệp sinh

Không chỉ dừng lại ở những ưu điểm nổi trội như vậy, xét về mặt kinh tế và tài chính thì khi đi làm tu nghiệp sinh bạn sẽ học được cách tự lập và kiếm tiền sớm hơn trang lứa tại Việt Nam. Khi bằng tuổi bạn, họ vẫn còn đang miệt mài trên các giảng đường đại học, đúng không nào? Đặc biệt nếu chịu khó học tập và trau dồi kinh nghiệm, cơ hội để được ở lại Nhật Bản làm việc sau 3 năm là rất lớn. 

2.2. Nhược điểm của tu nghiệp sinh

- Họ không thực sự hứng thú với công việc được làm: việc làm tu nghiệp sinh thực chất cũng chỉ là làm việc tại những nhà máy hoặc xí nghiệp tham gia vào một công đoạn của toàn bộ dây chuyền. Ngày này qua tháng khác vô cùng nhàm chán và không được làm mới mỗi ngày nên hầu hết các tu nghiệp sinh đều thấy chán nản. 

- Hầu hết chỉ làm việc tại ven các thành phố lớn của Nhật Bản chứ không được làm việc chính thức tại các thành phố lớn: điển hình như tại Osaka hay Tokyo thì họ đều ưu tiên cho người dân của nước họ sinh sống. Tu nghiệp sinh khi làm việc tại Nhật Bản sẽ chỉ được làm việc tại các tỉnh lân cận và sống trong những khu dành cho người Việt Nam. 

Nhược điểm của tu nghiệp sinh
Nhược điểm của tu nghiệp sinh

- Nếu chỉ làm việc tại các công ty và doanh nghiệp sau đó về nhà thì cuộc sống của tu nghiệp sinh cũng không khá lên được là bao: việc sử dụng tiếng Nhật tại Nhật Bản phần nhiều vẫn là do các cá nhân tự trau dồi và rèn luyện. Trong khi làm việc tại các nhà máy thì bạn sẽ không được nói chuyện riêng cũng như khi về nhà bạn cũng chỉ được tiếp xúc với những người Việt Nam ở cùng khu mà ít được tiếp xúc với người Nhật bản địa. Đặc biệt là cũng chỉ được tiếp xúc với sếp là người Nhật. 

- Khác với hình thức du học sinh Nhật Bản, họ đi học vào buổi sáng và đi làm thêm vào buổi chiều tối theo đúng thời gian quy định tại Nhật. Còn đối với tu nghiệp sinh thì hoàn toàn ngược lại. Họ làm việc đến 6 giờ tối và bắt đầu học vào khoảng thời gian còn lại. 

- Sau quá trình làm tu nghiệp sinh sẽ lên thực tập sinh, nhưng khả năng làm du học sinh sau giai đoạn này là rất khó: có nghĩa là tu nghiệp sinh là một hình thức khác với du học sinh Nhật Bản. Nó cũng khác với việc du học vì tu nghiệp thường là không có kiến thức nền tảng về một lĩnh vực nào cả. Ngoài ra, căn cứ theo luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản thì sang Nhật theo hình thức tu nghiệp sinh về bản chất đã khác với du học sinh rồi. Điều này được xét và đánh giá theo visa và hộ chiếu của bạn. 

Chưa kể đến việc môi trường tự nhiên tại Nhật Bản rất khắc nghiệt mà đôi khi người Việt sang học tập không thể thích nghi được và cũng không biết cách để thích nghi với môi trường đó nên họ đành phải về Việt Nam. 

3. Có nên làm tu nghiệp sinh hay không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên làm tu nghiệp sinh không thì bạn cần hiểu rõ về hoàn cảnh của mình. 

Tu nghiệp sinh tại Nhật Bản sẽ thích hợp nếu bạn muốn vượt qua giới hạn của bản thân và làm việc trong một môi trường mới hoàn toàn khác với môi trường mà bạn đang sống. Phải tự mình gồng gánh tại nơi đất khách quê người. Nhưng bù lại bạn sẽ được hưởng các chính sách và ưu đãi đặc biệt tại Nhật cũng như vừa học tập vừa làm việc mà vẫn được hỗ trợ những khoản chi phí tại Nhật. 

Có nên làm tu nghiệp sinh hay không
Có nên làm tu nghiệp sinh hay không

Bên cạnh đó, nhiều tu nghiệp sinh vừa đi làm còn vừa có thể gửi tiền về cho gia đình tại Việt Nam nếu họ biết chắt chiu, tích góp. Trở thành tu nghiệp sinh cũng sẽ giúp bạn trở nên cứng cáp hơn, vươn ra được với sóng gió của cuộc đời. Đồng thời có thể có những cơ hội và khả năng phát triển bản thân ở một môi trường mới. Như vậy qua những ưu điểm và nhược điểm mà bạn đã được tìm hiểu ở phía trên có thể cân nhắc có nên làm tu nghiệp sinh hay không rồi. 

Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây hy vọng bạn sẽ có những định hướng nghề nghiệp cho tương lai và con đường phát triển sự nghiệp cho bản thân. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1333 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT