Trình độ chính trị là gì? Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch
Theo dõi viecday365 tạiTrình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch là danh mục thường được bỏ qua – với các ứng viên làm việc cho doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài; tuy nhiên, nếu bạn muốn ứng tuyển để làm các vị trí trong đơn vị hay doanh nghiệp nhà nước, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ các thông tin trong phần nội dung này. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Trình độ chính trị là gì? Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch”.
1. Trình độ chính trị là gì? Vai trò của trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch
Lý luận chính trị (trình độ chính trị), một hệ thống tri thức trừu tượng, có khả năng áp dụng vào nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề về chính trị của mỗi quốc gia, lý luận chính trị được xây dựng và tích lũy qua nhiều thế hệ.
Lý luận chính trị luôn khẳng định vai trò to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, nhận thức của từng cá nhân; giúp cá nhân xác định đúng đắn hành vị, thái độ trong lối sống, văn hóa và cư xử; nâng cao ý thức chung trong việc thực hiện các chính sách của Đảng, nhà nước; đem đến sự phát triển trong toàn xã hội.
Trình độ chính trị chỉ được xác định khi các ứng viên đã từng tham gia khóa học “Lý luận chính trị” tại các cơ sở, trường đại học không nằm trong phạm vị các trường học về chính trị. Ví dụ như kinh tế quốc dân, bách khoa Hà Nội, mỏ, xây dựng,…
Đối với các trường đại học thuộc về khối chính trị, ứng viên đối với từng chuyên ngành cụ thể sẽ có các cấp độ chính trị khác nhau, tùy theo năng lực học tập và sự phân bổ của nhà trường. Vậy, chúng ta có thể xác định trình độ chính trị cá nhân dựa trên nguyên tắc nào?
Những thành viên đảng, cán bộ và cá nhân cần tham khảo kiến thức đã học tại các cơ sở thuộc đơn vị chính trị hoặc không chính trị; chương trình đào tạo sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp; sử dụng đó để so sánh với các quy định cụ thể về trình độ chính trị do nhà nước ban hành trong thông tư, luật hoặc văn bản.
Lý luận chính trị hay trình độ chính trị được phân chia làm 3 cấp độ chính: cấp độ sơ cấp, cấp độ cao cấp và cấp độ trung cấp; ứng viên sẽ dựa vào các đặc điểm dưới đây để nhận biết mình đang thuộc cấp độ nào?
Đối tượng thuộc cấp độ bậc cao trong trình độ chính trị: người theo học, tốt nghiệp trường đại học chính trị, theo các chuyên ngành về chính trị, tư tưởng, văn hóa, triết học và tổ chức; người được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, đường lối C. Mác – Lênin; hay các cán bộ thuộc cấp chiến thuật, chiến dịch theo học các chương trình đào tạo về chính trị.
Đối tượng thuộc cấp bậc trung trong trình độ chính trị: cá nhân theo học tại các trường đại học khối ngành kinh doanh, kinh tế, khoa học xã hội, nhân văn; cá nhân theo học tại các trường trung học phổ thông, đã hoàn thành các chương trình học về chính trị, các trường nằm trong danh sách được nhà nước cấp quyền về việc đào tạo; cá nhân đã hoàn thành xong chương trình đào tạo về chính trị tại các cơ sở, đơn vị ban ngành,…
Đối tượng thuộc cấp sơ cấp trong trình độ chính trị: cá nhân đã hoàn thành xong chương trình học tập tại các trường đại học, cao đẳng, học viện trong nước; trường trung học chuyên nghiệp (THCN) về các khối ngành kinh tế, quân đội và trung cấp (công an); nhóm học viên đã tốt nghiệp các trường đại học về quản lý, chỉ huy quân sự, công an thuộc các trường đại học hay học viện quân đội (không nằm trong nhóm trường khoa học xã hội và nhân văn).
Vai trò của trình độ chính trị trong bản sơ yếu lý lịch, tùy theo từng đối tượng, mức độ quan trọng được đánh giá khác nhau. Đối với các ứng viên muốn làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân hay kinh doanh tự do, họ không quá chú trọng hay đánh giá cao về thông tin phần trình độ chính trị.
Họ có thể trình bày đơn giản hoặc bỏ qua nội dung phần này trong bản sơ yếu lý lịch; phía nhà tuyển dụng thường không quá quan tâm đến nội dung được đề cập trong phần này.
Tuy nhiên, đối với các ứng viên đang làm việc trong nhà nước hay đang muốn ứng tuyển để làm việc nhà nước, thì nội dung này lại là yếu tố khá quan trọng, nó ảnh hưởng khá nhiều đến vị trí công việc cũng như sự thăng tiến của bạn trong công việc sau này.
Đối với đối tượng này, trình độ chính trị là nội dung không được qua loa hay bỏ qua trong phần sơ yếu lý lịch; nó là cơ sở, là căn cứ để các cơ quan đoàn thể có thể sắp xếp vị trí và lên kế hoạch cho việc đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên; từ đó, đánh giá chính xác về năng lực trình độ cán bộ về mặt tư tưởng, lý luận chính trị.
Xem thêm: Thái độ chính trị của người xin vào Đảng khai như thế nào?
2. Một số lưu ý khi làm sơ yếu lý lịch
Khi làm sơ yếu lý lịch, bạn nên xem xét một số chi tiết nhỏ sau để bản sơ yếu lý lịch trở nên chuyên nghiệp về hình thức và hoàn thiện về nội dung hơn. Đầu tiên là ảnh thẻ của bản sơ yếu lý lịch. Ảnh thẻ được yêu cầu là 4x6 – tiêu chuẩn; bạn nên dán ảnh mẫu 4x6; không nên sử dụng các mẫu ảnh khác như 2x3 hay 3x4 do không còn đủ ảnh hay các nguyên nhân khác nhau.
Nếu không có sẵn ảnh, bạn nên đi chụp lại; hiện nay, thời gian chụp ảnh và chờ lấy ảnh chỉ mất chưa đầy 30’; hãy làm thật chỉn chu bộ hồ sơ xin việc này nhé! Đây là tài liệu lưu giữ về thông tin nhân viên của mỗi đơn vị và nó sẽ theo bạn đến hết sự nghiệp.
Trong phần nghề nghiệp bố, mẹ, hãy chọn lọc thông tin để điền; bố mẹ thường phải chịu khá nhiều vất vả do gánh nặng gia đình; nên họ sẽ làm rất nhiều công việc và ngành nghề khác nhau. Bạn chỉ nên điền công việc và địa điểm làm việc hiện tại của bố mẹ (một công việc tiêu biểu nhất).
Thông tin về bố mẹ, anh chị em cũng nên được đề cập một cách đầy đủ và chính xác; bạn cần điền đầy đủ 4 thông tin liên quan như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp và địa điểm hiện đang sinh sống; điều này là vô cùng quan trọng; nó giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sơ qua về gia đình bạn.
Sơ yếu lý lịch bạn có thể tải bản online, mua tại các quán bán văn phòng phẩm, tiệm tạp hóa hay cửa hàng photo; khi mua tại cửa hàng, hãy hỏi họ về bộ hồ sơ xin việc; bởi sơ yếu lý lịch thường là tài liệu có sẵn trong hồ sơ xin việc, nó không được bán riêng lẻ. Mỗi bộ hồ sơ chỉ có giá dao động từ 5 nghìn đồng đến 10 nghìn đồng.
Khi mua hồ sơ, bạn nên mua sẵn 2 đến 3 bản, đề phòng trường hợp viết sai hay viết nhầm thông tin; lưu ý, không được phép viết sai lỗi chính tả hay lỗi về dấu câu; nếu thông tin đưa vào bị sai, bạn không nên gạch xóa hay dùng bút xóa để sửa, bạn phải thay bằng một sơ yếu lý lịch mới.
Sơ yếu lý lịch nên được viết thống nhất bằng 1 loại mực và 1 kiểu chữ; cần trình bày cụ thể, rõ ràng từng nội dung; các nội dung liên quan đến họ tên, năm sinh, hộ khẩu, nguyên quán, cần phải chính xác so với các thông tin được đề cập trên bản gốc.
Trên đây là bài chia sẻ của viecday365.com về “Trình độ chính trị là gì? Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn hoàn thiện sơ yếu lý lịch của riêng mình.
10232 0