Tố tụng dân sự là gì? Các vấn đề xoay quanh tố tụng dân sự
Theo dõi viecday365 tạiĐôi khi trong cuộc sống, bất đắc dĩ bạn vướng phải một số vấn đề gây ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân cùng nhiều phương diện khác và phải nhờ đến pháp luật để can thiệp. Vậy tố tụng dân sự là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé
1. Tố tụng dân sự là gì?
Tố tụng được hiểu theo nghĩa đơn giản là tố - vạch tội, tụng – đưa ra thưa kiện ở tòa án để phân giải phải trái, công bằng. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nhà nước bảo đảm các quyền dân sự, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể. Khi cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đến thì theo các thủ tục do pháp luật quy định thì chủ thể đó sẽ có quyền được khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ và tìm lại công bằng cho mình.
2. Trách nhiệm của tòa án khi có tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm xét xử những vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tiến hành xét xử thì Tòa án phải có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật của chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân từ đó góp phần giáo dục công dân phải luôn chấp hành và tuân thủ các quy tắc pháp luật, giảm thiểu tỉ lệ tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự quốc gia. Do vậy, khi có chủ thể khởi kiện vụ án dân sự thì Tòa án có thẩm quyền phải thụ lý vụ án và giải quyết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự như hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà bên tố tụng yêu cầu Tòa án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự. Khi bản án, quyết định về dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan thi hành án có nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định này nếu đương sự có đơn yêu cầu thi hành án, trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định khác.
Quá trình giải quyết vụ án và thi hành án dân sự bao gồm những hoạt động khác nhau của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, các đương sự và những người tham gia tố tụng. Tất cả các hoạt động của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án và thi hành án dân sự đều phải thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định. Trong khoa học pháp lý, trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là "tố tụng dân sự". Trình tự này bao gồm các giai đoạn khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Xem thêm: Việc làm luật sư
3. Những vấn đề được đưa ra để tố tụng dân sự
3.1.Vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự
3.1.1. Những tranh chấp liên quan về dân sự
Tranh chấp giữa cá nhân và cá nhân về vấn đề quốc tịch
Tranh chấp về quyền thừa kế và sở hữu tài sản
Tranh chấp về các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự
Tranh chấp về các vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai và các tài sản khác được gắn liền với mảnh đất
Tranh chấp về các hoạt động của báo chí nghiệp vụ
Tranh chấp về việc yêu cầu một văn bản công chứng đã bị vô hiệu
Tranh chấp về các tài sản đã bị cưỡng chế để cho thi hành bản án theo pháp luật
Tranh chấp về việc bán đấu giá tài sản cùng kết quả đấu giá và phí đăng kí để mua tài sản đấu giá
Và một số các tranh chấp dân sự khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Việc làm nhân viên tư vấn luật
3.1.2. Những yêu cầu khác của dân sự
Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Yêu cầu đến việc tìm người đang mất tích tại địa bàn cư trú cùng việc quản lý, bảo quản tài sản của người đó
Yêu cầu đưa ra xác nhận về một người hiện đang mất tích hay bác bỏ thông tin người bị mất tích
Yêu cầu đưa ra tuyên bố một người đã mất hay bác bỏ thông tin đó
Yêu cầu công nhận và cho thi án các quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Yêu cầu đưa ra tuyên bố một văn bản công chứng không có hiệu lực
Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chia tài sản.
Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định
Xem thêm: Khiếu kiện là gì
3.2. Vấn đề liên quan đến pháp luật về hôn nhân và gia đình
3.2.1. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình
Giải quyết việc ly hôn, tranh giành quyền nuôi con và phân chia tài sản chung khi đang ở trong thời kì hôn nhân
Giải quyết công việc đến vấn đề xác định xem ai là bố mẹ của con hay con có bố mẹ là ai
Tranh chấp về tiền cấp dưỡng
3.2.2. Những yêu cầu trong hôn nhân và gia đình
Yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật
Yêu cầu về việc chấp nhận ly hôn, nuôi con và chia tài sản sau ly hôn
Yêu cầu về quyền được thăm con cái sau khi ly hôn
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án về hôn nhân và gia đình từ Toà án bên nước ngoài hoặc không công nhận bản án khi mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
3.3. Vấn đề về pháp luật liên quan đến buôn bán kinh doanh
3.3.1. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Những tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân và tổ chức có quan hệ kinh doanh buôn bán với nhau xảy ra trong quá trình kinh doanh
Những tranh chấp phát sinh giữa các các thành viên của công ty hay giữa công ty và thành viên về vấn đề tách, hợp nhất công ty, giải thể, chuyển đổi cơ cấu công ty
Tranh chấp về chuyển giao công nghệ hay quyền sở hữu trí tuệ
3.3.2. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại
Yêu cầu về giải quyết các tranh chấp theo quy định của pháp luật
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài, Trọng tài thương mại nước ngoài hoặc không công nhận.
Xem thêm: Tội phạm kinh tế là gì? Những điều cần biết về tội phạm kinh tế
3.4. Vấn đề về pháp luật liên quan đến lao động
3.4.1. Những tranh chấp về lao động
Tranh chấp giữ người lao động và người sử dụng lao động khi mà hội đồng hòa giải của nhà nước thuộc các cấp huyện, quận, thị xã, thành phố đã làm nhưng hai bên vẫn chưa thực hiện được hay thực hiện sai khiến cho việc hòa giải thất bại. Nhưng có một số tranh chấp sau sẽ không cần nhất thiết phải hòa giải trên cấp cơ sở:
- Giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động
- Kỉ luật lao động bằng hình thức sa thải hay tự chấm dứt hợp đồng
- Bồi thường thiệt hại hay khoản trợ cấp giữa người lao động và sử dụng lao động
Tranh chấp khi người sử dụng lao động và một tập thể lao động không đồng ý với quyết định hòa giải của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp quận, huyện, thị xã và thành phố hay tranh chấp đã quá thời hạn, mãi chưa được giải quyết
Những tranh chấp xảy ra khác theo quy định pháp luật
3.4.2. Những yêu cầu về lao động
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
Trên đây là một số đặc điểm và nội dung quan trọng về tố tụng dân sự của Việt Nam. Hy vọng thông tin trên sẽ có hữu ích cho bạn đọc.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
2199 0