Tìm hiểu tổ chức công đoàn là gì và những vấn đề xoay quanh nó!

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 06-04-2024

Tổ chức công đoàn - Một trong những thuật ngữ không còn quá xa lạ với chúng ta. Đó là một thuật ngữ thuộc về hệ thống chính trị. Vậy tổ chức công đoàn là gì? Tổ chức công đoàn có vị trí, chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm về chủ đề này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin được viecday365.com cung cấp sau đây nhé!

Việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bạn đã có khái niệm về tổ chức công đoàn là gì hay chưa?

Bạn đã có khái niệm về tổ chức công đoàn là gì hay chưa?

Trước hết, hãy đi tìm hiểu khái niệm về tổ chức công đoàn là gì? Đây là một tổ chức thuộc hệ thống chính trị - xã hội của Việt Nam. Tổ chức công đoàn đại diện cho các đối tượng thuộc giai cấp công nhân và người lao động. Tổ chức công đoàn có một lịch sử hình thành lâu dài, nhưng đặc trưng là được thiết lập trên cơ sở các thành viên tự nguyện, đại diện cho giai cấp để đấu tranh bảo vệ và chăm lo quyền, ích lợi của giai cấp sao cho chính đáng và hợp pháp nhất.

Tổ chức công đoàn trong khái niệm là một tổ chức tham gia vào việc quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hành vi và nghĩa vụ của mọi người lao động. Đồng thời thực hiện vận động, tuyên truyền người lao động tham gia học tập, chủ động nâng cấp trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp, theo chuẩn mực hành vi xã hội, chấp hành đúng chủ trương, chính sách Nhà nước và không vi phạm pháp luật, góp phần đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của đất nước.

2. Công đoàn Việt Nam: Vị trí - Vai trò - Chức năng

Công đoàn Việt Nam: Vị trí - Vai trò - Chức năng

Cũng như tổ chức Đảng cộng sản, hay tổ chức Đoàn thanh niên, thì tổ chức công đoàn cũng có một vị trí nhất định, cùng với những vai trò, chức năng của mình trước sự phát triển của đất nước. Đại diện của tổ chức công đoàn chính là tổ chức công đoàn Việt Nam. Sau khi đã có khái niệm tổ chức công đoàn là gì, hãy tìm hiểu tiếp những khía cạnh sau đây.

2.1. Vị trí tổ chức công đoàn Việt Nam

Nói về vị trí, phải khẳng định rằng, tổ chức công đoàn chính là một phần, một thành viên độc lập trong cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị xã hội nước ta. Cụ thể như sau:

- Đối với tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức công đoàn được đặt dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Công đoàn đóng vai trò là nền tảng, chỗ dựa vững chắc, đồng thời cũng là cầu nối giữa quần chúng với tổ chức Đảng.

Vị trí tổ chức công đoàn Việt Nam

- Đối với chính quyền Nhà nước, tổ chức công đoàn được xem là một cánh tay đắc lực, hoạt động trên nguyên tắc độc lập, bình đẳng nhưng tôn trọng lẫn nhau. Mặt khác, chính quyền Nhà nước luôn cố gắng hết sức nhằm tạo điều kiện về mặt cơ sở vật chất cũng như cơ sở pháp lý để tổ chức công đoàn có thể thuận tiện triển khai các hoạt động.

- Đối với các tổ chức chính trị xã hội khác, tổ chức công đoàn đồng thời cũng là một phần quan trọng trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cốt lõi, trọng tâm trong liên minh Công - nông - trí. Mọi hoạt động giữa tổ chức công đoàn với các tổ chức khác đều dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau.

2.2. Vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam

Vậy vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam là gì? Nói về vai trò, tổ chức công đoàn Việt Nam không ngừng đổi mới, điều chỉnh và mở rộng sau nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn đất nước đang ngày càng đổi mới và hội nhập như hiện nay, có thể nói về vai trò của tổ chức công đoàn như sau:

- Vai trò chính trị: góp phần xây dựng, đóng góp, kiến tạo và nâng cấp sự phát triển cho hệ thống CT - XH của Việt Nam. Làm cầu nối tăng cường sự liên kết giữa Đảng với dân, phát huy và bảo đảm tính dân chủ của người lao động, hoàn thiện từng bước nền dân chủ XHCN, cam kết thực thi và thi hành pháp luật, góp phần đảm bảo nền chính trị ngày càng ổn định.

- Vai trò kinh tế: xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện, đấu tranh với việc xóa bỏ tính bao cấp, quan liêu, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ. Bảo vệ, giữ gìn và phát triển những thành tựu, thành tích, kết quả trong khoa học kỹ thuật đã nỗ lực đạt được sau đổi mởi. Tiếp tục thúc đẩy và nâng cấp tính hiệu quả của các thành phần kinh tế, lấy Nhà nước làm trung tâm chủ đạo, móc nối, quan hệ với các thành phần kinh tế khác nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho nền kinh tế nước nhà nói chung. Góp phần thúc đẩy CNH - HĐH đất nước, đưa kinh tế tri thức vào nền kinh tế, phát huy và năng động hơn trong tiến trình hội nhập, học hỏi với thế giới. Đặc biệt, vẫn cam kết đưa thành phần kinh tế quốc doanh trở thành một vị trí then chốt, chủ đạo trong điều kiện nền kinh tế định hướng XHCN.

Việc làm công chức - viên chức

Vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam

- Vai trò văn hóa, tư tưởng: phát huy vai trò trong công tác giáo dục, rèn luyện công viên chức, người lao động trong nền kinh tế nhiều thành phần. Nâng cao lập trường giai cấp, lấy nền tảng về mặt tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mọi hoạt động đều xoay quanh kim chỉ nam đó, gìn giữ, bảo vệ và phát huy những văn hóa, truyền thống dân tộc, bên cạnh đó phát huy sự học hỏi và tiếp thu các thành tựu, kết quả của khoa học kỹ thuật hiện đại của nền văn minh nhân loại, vừa giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa nâng cấp nền văn hóa theo hướng hiện đại để không lạc hậu với bạn bè quốc tế năm châu.

- Vai trò xã hội: có thể nói, trong quá trình xây dựng giai cấp do chính mình đại diện  - Giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Việt Nam có một vai trò vô cùng lớn lao. Góp phần kiến tạo phát triển giai cấp ngày càng lớn mạnh, không chỉ về số lượng, mà còn về chất lượng. Giai cấp đã không ngừng nỗ lực trong việc trau dồi, rèn luyện, nâng cấp chuyên môn, giác ngộ về mặt chính trị - tư tưởng, lao động gắn liền với kỹ thuật, phát huy ý thức tốt, cả về kỹ thuật khoa học lẫn trình độ văn hóa, có nhãn quan về chính trị, đã thực sự trở thành nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, là lực lượng lớn và chủ đạo, trọng tâm nhất trong khối liên minh công - nông - trí, là chỗ dựa vững chắc để Đảng và Nhà nước có thể yên tâm phát huy vai trò của mình.

2.3. Chức năng của tổ chức công đoàn Việt Nam

Chức năng của tổ chức công đoàn là gì? Nói về chức năng, cụ thể bao gồm ba điểm chức năng chính:

- Thứ nhất, tổ chức công đoàn chính là đại diện cho giai cấp công nhân, người lao động, có chức năng bảo vệ các quyền, lợi ích của giai cấp, đảm bảo tính hợp pháp và chính đáng. Bên cạnh đó, công đoàn cùng với chính quyền Nhà nước, tham gia vào quá trình phát triển sản xuất, cải thiện sản lượng, giải quyết việc làm, đáp ứng và thỏa mãn được về cả vật chất lẫn tinh thần cho người lao động nói chung.

Chức năng của tổ chức công đoàn Việt Nam

- Thứ hai, tổ chức công đoàn cũng đại diện của mình là tầng lớp người lao động trong khuôn khổ, phạm vị chức năng của mình sẽ tham gia và tiến hành quản lý, thanh tả, giám sát các đơn vị, cơ quan, tổ chức hành chính theo đúng quy định của luật pháp.

- Thứ ba, tổ chức công đoàn có chức năng trong công tác triển khai và xây dựng việc thực hiện giáo dục người lao động, động viên người lao động thực hiện nghĩa vụ của mình, phát huy vai trò làm chủ đất nước, cùng nhau xây dựng cũng như phát triển đất nước Việt Nam.

Trong hệ thống các chức năng của tổ chức công đoàn Việt Nam, có thể nói chức năng đầu tiên là một chức năng cốt lõi, quan trọng, đồng thời cũng là mục tiêu hướng đến của tổ chức công đoàn. Chức năng này là một chính thể, mang tính đồng bộ về mặt hệ thống, có sự tương tác và bổ trợ cho nhau. Các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng sẽ được định vị dựa trên cơ sở của hệ thống các chức năng trên.

2.4. Ý nghĩa của tổ chức công đoàn Việt Nam

Công đoàn có ý nghĩa giúp người lao động đoàn kết, thỏa thuận với người sử dụng lao động về tiền lương, giờ làm , lợi ích và các điều kiện tốt cho người lao động khác.

Việc làm luật - pháp lý

3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn là gì?

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong về vị trí tổ chức công đoàn, vai trò của tổ chức công đoàn cũng như chức năng của tổ chức công đoàn. Vậy nhiệm vụ, hay còn gọi quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn là gì? Căn cứ vào các cơ sở pháp lý về mặt văn bản luật, có thể tóm gọn những quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức công đoàn Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, tổ chức công đoàn Việt Nam đại diện cho giai cấp người lao động. Thực hiện việc bảo vệ, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của họ.

- Thứ hai, tổ chức công đoàn Việt Nam có trách nhiệm tham gia vào công tác quản lý về mặt Nhà nước cũng như quản lý về mặt Kinh tế - xã hội.

- Thứ ba, tổ chức công đoàn Việt Nam có trách nhiệm trong việc trình các dự án luật, các pháp lệnh Nhà nước. Đồng thời thực hiện việc kiến nghị mang tính xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn là gì?

- Thứ tư, tổ chức công đoàn Việt Nam có trách nhiệm và quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị, phiên họp và kỳ họp của các tổ chức khác.

- Thứ năm, tổ chức công đoàn Việt Nam có quyền và trách nhiệm trong việc tiến hành thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn bộ những hoạt động trong phạm vi của các đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

- Thứ sáu: tổ chức công đoàn Việt Nam có quyền và trách nhiệm trong công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động người lao động.

- Thứ bảy, tổ chức công đoàn Việt Nam có quyền và nghĩa vụ trong việc phát triển, mở rộng quy mô tổ chức về đoàn viên công đoàn cũng như công đoàn tại cơ sở.

- Thứ tám, tổ chức công đoàn Việt Nam cấp trên về quyền và trách nhiệm là cơ sở đối với giai cấp người lao động ở đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thực hiện việc thành lập công đoàn tại cơ sở.

Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội

4. Những lợi ích khi tham gia công đoàn

Dưới đây là 1 số lợi ích của người lao động khi tham gia công đoàn:

Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh

Như vậy, độc giả của viecday365.com đến đây cũng đã tìm hiểu xong về khái niệm tổ chức công đoàn là gì, cũng như những khía cạnh về tổ chức công đoàn như: vị trí, chức năng, vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn. Hy vọng độc giả sẽ tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của viecday365.com!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1688 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT