[Specialist là gì?] Khám phá về những lĩnh vực cần Specialist
Theo dõi viecday365 tạiSpecialist là gì? Trong hệ thống từ điển Anh - Việt, bạn có thể bắt gặp khá nhiều ý nghĩa khi nói về Specialist. Tuy nhiên trên thực tế, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến khi nói về một cá nhân là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Chẳng hạn như IT Specialist, Finance Specialist, Medical Specialist,... Nếu quan tâm đến chủ đề này, hãy tham khảo các thông tin được cung cấp trong bài viết này của viecday365.com nhé!
1. Giải thích Specialist là gì?
Từ điển Cambridge giải thích Specialist /ˈspeʃ.əl.ɪst/ là một danh từ được sử dụng để chỉ một cá nhân có nhiều kiến thức và sự am hiểu, sở hữu bề dày kinh nghiệm hoặc thành thạo kỹ năng kỹ thuật trong một lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn như một IT Specialist (chuyên gia lập trình), Finance Specialist (chuyên gia tài chính),...
Thông qua định nghĩa trên, có thể thấy chuyên gia là một ý nghĩa chính xác nhất được giải thích bởi cụm từ Specialist. Những chuyên gia trong thực tại, là những cá nhân vận dụng kiến thức chuyên môn và sự tinh thông của mình để phục vụ trong quá trình gia tăng thu nhập bản thân. Đôi khi, Specialist cũng được sử dụng trong hệ thống giáo dục đào tạo, nói về tiêu chuẩn mà người học cần hướng tới để tham gia với vai trò chuyên gia trong một lĩnh vực chuyên ngành họ học.
Thông thường, các Specialist phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy tắc ứng xử cũng như đạo đức nghề nghiệp điển hình. Hiệp hội nghề nghiệp chính là đơn vị chính thức có quyền năng thiết lập các tiêu chuẩn về thực hành và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để Specialist có thể tuân theo. Các định nghĩa khác cũng đề cập về ý nghĩa của Specialist trong những lợi ích chung của xã hội và cộng đồng. Chẳng hạn như, Specialist được sử dụng để chỉ một bộ phận cá nhân có giáo dục tốt và bài bản trong một vài nền văn hóa đặc biệt.
Tựu chung , hiểu một cách nôm na và cơ bản nhất, Specialist chính là thuật ngữ chỉ những chuyên gia cụ thể trong lĩnh vực của họ. Họ là người cực kỳ tinh thông trong lĩnh vực của mình, họ sử dụng các kinh nghiệm, kỹ năng và trí tuệ của bản thân trong nhiều mục đích nghề nghiệp.
2. Phân biệt Specialist với một vài thuật ngữ liên quan
Bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng tiếng Anh, bởi tương tự như tiếng Việt, tiếng Anh cũng bao hàm nhiều tự vựng mang ý nghĩa tương đồng. Mặc dù vậy, chúng được thiết kế để sử dụng trong các bối cảnh và trường hợp cụ thể. Khái niệm Specialist có thể khiến bạn liên tưởng với Consultant hay Expert. Vì hai thuật ngữ này cũng mang ý nghĩa gần giống với Specialist. Làm thế nào để phân biệt cách sử dụng giữa các từ này?
2.1. Với Expert
Cần khẳng định một lần nữa, Specialist là cá nhân thực sự tinh thông về một lĩnh vực nhất định nào đó. Trí tuệ và mức độ thành thạo của Specialist thường được công nhận bởi các văn bằng, chứng chỉ công khai. Hoặc cũng có thể thể hiện ở mức độ kinh nghiệm của họ qua quãng thời gian mà họ công tác và làm việc rất lâu trong một ngành nghề, một lĩnh vực. Nói tóm lại, nói đến Specialist, người ta thường đề cập nhiều đến các kỹ năng mang tính “kỹ thuật”, chúng chuyên sâu và rất khó để sở hữu.
Còn Expert thì sao? Expert cũng là danh từ trong tiếng Anh, Expert được sử dụng để chỉ những cá nhân thành thạo trong một lĩnh vực hay chính xác là sở hữu khối lượng kiến thức chuyên môn khổng lồ. Một người rất giỏi trong một việc gì đó, hay một khía cạnh nào đó, thì được gọi là Expert. Như vậy, qua khái niệm, có thế thấy phạm vi của Expert có vẻ như bao hàm luôn cả Specialist. Chẳng hạn như: một người chơi game giỏi cũng được gọi là Expert,...
Quay lại với khái niệm Specialist, có thể thấy Specialist chỉ được công nhận khi bạn sở hữu những chứng chỉ và văn bằng chứng minh cho chuyên môn của bạn ở một lĩnh vực cụ thể. Nó thiên về sự cống hiến về mặt chất xám và trí tuệ. Đó chính là lý do bạn có thể tự nhận mình là một Expert trong lĩnh vực chơi game online, nhưng không thể nhận là Expert trong hội họa hay chăm sóc sức khỏe được.
2.2. Với Consultant
Ngoài Expert, Consultant cũng là thuật ngữ hay bị nhầm lẫn với Specialist. Tuy nhiên trên thực tế, chúng lại được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau hoàn toàn. Consultant hay hiểu nôm na là một người tư vấn, họ chính là những cá nhân thực hiện việc cung cấp các lời khuyên của mình cho những người có nhu cầu ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Chẳng hạn như tư vấn giáo dục, tư vấn tuyển sinh, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn bảo hiểm, tư vấn bất động sản,... Nói chung, nếu bạn giỏi về chuyên môn trong một ngành nào đó, hay có kinh nghiệm thì bạn là Consultant. Consultant được sử dụng phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp hay công ty. Consultant chỉ một chức danh nghề nghiệp là chuyên viên tư vấn, họ thực hiện tư vấn và giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm cho các đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.
Nếu như Consultant là người thường xuyên tìm hiểu hay hỏi han về những nhu cầu hay sự mong muốn của bạn ở một lĩnh vực nào đó. Thì Specialist lại là cá nhân thực sự tinh thông trong các ngành được chỉ định.
3. Khám phá về những lĩnh vực cần đến Specialist
Để được công nhận là một Specialist, chắc chắn không dễ dàng. Bạn sẽ phải trải qua một quá trình tôi luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và cả tích lũy về mặt kinh nghiệm. Tìm hiểu khái niệm Specialist là gì? Hãy dành thời gian khám phá một vài lĩnh vực trong xã hội rất cần đến những cá nhân là Specialist nhé!
3.1. Medical Specialist
Medical Specialist hay hiểu đơn giản là những chuyên gia y tế. Họ có thể là một bác sĩ phụ trách trong một chuyên môn cụ thể thuộc lĩnh vực y học. Y học bao hàm nhiều chuyên môn, có thể kể đến như ngoại khoa, nội khoa, nhi khoa, chỉnh hình, tim mạch, da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng,... Các chuyên ngành phụ trong y học cần những chuyên gia, họ chính là những người chịu trách nhiệm quan trọng trong công tác tìm ra các giải pháp phù hợp để bảo đảm sức khỏe và vấn đề gặp phải của bệnh nhân. Các cá nhân đã trải qua những nghiên cứu chuyên ngành thì được gọi chung là Medical Specialist.
Chăm sóc sức khỏe ở thời đại nào cũng là một nhu cầu thiết yếu và lớn lao nhất. Bên cạnh đó, những diễn biến phức tạp về các tác nhân gây hại, sự tồn tại của nhiều mầm bệnh lạ,... con người phải đối mặt với hàng loạt các thảm họa trong sức khỏe. Đó chính là lý do ngành này luôn cần đến những chuyên gia, nhu cầu nhân lực về chăm sóc sức khỏe chưa bao giờ là đủ. Nếu đang trên hành trình phát triển tương lai với ngành nghề này, chắc chắn sớm hay muộn bạn cũng sẽ trở thành một Specialist mà thôi!
3.2. Communication Specialist
Communication Specialist là cụm từ thông dụng chỉ chức danh của những chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông. Trong truyền thông lại được phân nhỏ thành những nhánh phụ, mỗi nhánh phụ có thể được đảm nhiệm bởi một chuyên gia. Các tổ chức hay doanh nghiệp ngày nay thường xuyên tuyển dụng các chuyên gia truyền thông để đại diện cho hình ảnh của họ khi giao tiếp với công chúng. Đối với Communication Specialist, họ không chỉ có chuyên môn về lĩnh vực truyền thông, mà còn phải thành thạo năng lực giao tiếp bằng lời nói và cả chữ viết.
Thông thường, một Communication Specialist cũng sẽ được thay thế bằng thuật ngữ PR Executive, hay chuyên viên quan hệ công chúng. Thực tế cho thấy, chính Communication Specialist là những cá nhân trực tiếp làm việc với các đơn vị, cơ quan truyền thông, báo chí bên ngoài về những vấn đề hay sự kiện trong doanh nghiệp, tổ chức.
Công việc của một Communication Specialist có thể là: thiết kế và trực tiếp điều hành các buổi thuyết trình, họp báo, sự kiện,... nhằm phổ biến những thông tin đến công chúng một cách kịp thời và chính xác. Quá trình này có thể được diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện truyền thông. Họ cũng lên chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển, củng cố và định vị thương hiệu cũng như hình ảnh cho công ty, bằng cách làm việc kết hợp với những cá nhân liên quan khác, chẳng hạn như Marketing Executive, Biên tập viên, đạo diễn hình ảnh hay chuyên viên PR,...
Ngày nay, Communication Specialist có nhiều cơ hội hơn về phát triển nghề nghiệp nhờ vào tốc độ lớn mạnh của công nghệ internet. Tiếp thị kỹ thuật số ra đời đã mang lại vô số cơ hội việc làm trong các vị trí cụ thể như: chuyên viên SEO, chuyên viên Content, chuyên viên PR, Quản trị website,... Đây cũng được xem là mọt trong những lĩnh vực được dự báo còn bùng nổ về nhu cầu nhân lực hơn nữa ở tương lai.
3.3. Finance Specialist
Finance Specialist hay còn gọi là các chuyên gia tài chính, họ được tuyển dụng bởi các doanh nghiệp hoặc có thể chủ động làm việc tự do trong quá trình tư vấn các biện pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng. Các Finance Specialist thường xuyên tiếp xúc với những khách hàng có nhu cầu, tìm hiểu và nắm bắt tiềm lực cũng như thực trạng tài chính của họ, biết họ có nhu cầu như thế nào, tư vấn các giải pháp đầu tư, tiết kiệm,... cho họ để phát triển nguồn tài chính hiện tại. Chẳng hạn như mua bảo hiểm tiết kiệm, đầu tư chứng khoán,... Thông thường, những giải pháp này được cung cấp bởi các công ty tài chính, tổ chức ngân hàng hay các tập đoàn bảo hiểm.
Finance Specialist am hiểu về xu hướng thị trường tài chính, họ hiểu về các giải pháp tài chính họ đang cung cấp cho khách hàng. Một Finance Specialist có thể đươc công nhận với những chứng chỉ cấp cao, chẳng hạn như bằng Đại học trở lên chuyên ngành tài chính, ngân hàng,... Một số chứng chỉ khác có giá trị cho Finance Specialist như ACCA, CPA, ACA,....
Specialist là gì? Như đã nói Specialist là một người cực kỳ tinh thông các trong các lĩnh vực cần trí tuệ và chất xám. Vì thế để trở thành một Finance Specialist, yêu cầu ở bạn kiến thức về tài chính, kinh tế, đặc biệt là các kỹ năng như tính toán, phân tích, đánh giá, giao tiếp, thương lượng thuyết phục,...
3.4. IT Specialist
Trong thời đại công nghệ, người Chuyên gia Công nghệ thông tin, còn được gọi là IT Specialist, đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Họ phục vụ cho các nhu cầu về mặt kỹ thuật trong các công ty. IT Specialist chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai, bảo trì và giám sát các hệ thống máy tính, kỹ thuật phần mềm, mạng internet, quản trị an ninh, bảo mật thông tin, quản trị CSDL, quản trị web,...
Trên thực tế, IT Specialist có thể tham gia các lĩnh vực khác nhau trong ngành CNTT nói chung. Họ khắc phục các sự cố kỹ thuật mà người dùng gặp phải. IT Specialist cũng có thể đóng vai trò như một Kỹ sư phần mềm, nhà phát triển phần mềm, nhà phân tích hệ thống, kỹ sư máy tính,... Trong tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp, có thể khẳng định CNTT là một lĩnh vực cần nhiều nhu cầu về Specialist nhất.
Specialist là gì? Hy vọng những thông tin xoay quanh về Specialist được chia sẻ bởi viecday365.com sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về nghề nghiệp!
5015 0