Sở trường là gì? Cách xác định và phát huy sở trường của mình

Theo dõi viecday365 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 03-05-2024

Sở trường là gì? Sở trường được hiểu là các thế mạnh của bản thân. Hiểu rõ sở trường cá nhân sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được những thành công trong cuộc sống. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách xác định thế mạnh của bản thân bạn nhé!

Việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Sở trường là gì? Câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời “đó là những thế mạnh của bản thân” nhưng khi tiếp tục được hỏi vậy thế mạnh của bản thân bạn là gì? Thì không phải ai cũng tự tin để nói. Vậy sở trường là gì? Làm sao để tìm kiếm điểm mạnh của bản thân mình? Cùng viecday365.com tìm hiểu bạn nhé!

1. Sở trường là gì? Tại sao cần xác định sở trường cá nhân

Thử tưởng tượng khi bạn thích vẽ, bạn vẽ đẹp và bạn sáng tạo thì khi bạn được yêu cầu thiết kế một banner cổ động hấp dẫn, thì so với những người khác bạn sẽ thực hiện điều này nhanh chóng, hiệu quả hơn. Lúc này vẽ chính là sở trường của bạn, Sở trường được hiểu là các thế mạnh của bản thân, những nhân tố giúp bạn thực hiện công việc một các nhanh chóng hơn hay đạt hiệu quả cao hơn. 

Sở trường là gì? Tại sao cần xác định sở trường cá nhân
Sở trường là gì? Tại sao cần xác định sở trường cá nhân

Một số sở trường nổi bật thường xuyên được nhắc đến đó là những đặc điểm cá nhân như sự linh hoạt, khả năng làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc dưới cường độ cao, hay đức tính chăm chỉ, sự thân thiện với đồng nghiệp, … Sở trường đôi khi cũng là những kiến thức, những kỹ năng hay thành tích mà bạn đạt được trong quá trình học tập. Chẳng hạn như trong ngành lịch sử nói chung thì lịch sử Việt Nam là sở trường của bạn. Hay trong quá trình làm việc, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng cũng chính là sở trường của bạn. Đôi khi, sở trường lai thuộc về những phạm trù trừu tượng hơn, đó thường là các kỹ năng hỗ trợ bạn trong công việc như kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, …

Ngược lại với sở trường, những điều bạn khó thực hiện, bạn gặp khó khăn trong mỗi lần thực hiện chúng, … đó chính là sở đoản. Sở đoản là khái niệm ngược lại của sở trường, hiểu một cách đơn giản thì nó chính là điểm yếu của bản thân và sở trường chính là điểm mạnh. 

Việc xác định rõ sở trường và sở đoản là rất quan trọng, đây sẽ là công cụ để bạn dựa vào đó mà thực hiện những công việc phù hợp với mình, chọn lựa những nghề nghiệp hợp với sở trường của bản thân, hay nâng cao kỹ năng - năng lực để hạn chế các sở đoản, … Đó chính là lý do quan trọng mà người để phát triển và hoàn thiện chính mình. 

Sở trường là gì? Tại sao cần xác định sở trường cá nhân
Xác định sở trường để chọn nghề

Ngoài ra, chưa kể tới việc được thực hiện những công việc đúng niềm yêu thích, đúng sở trường của mình bao giờ cũng đem lại sự hào hứng, sự thuận lợi và xa hơn là hiệu quả công việc. Đối với người lãnh đạo, việc xác định rõ sở trường - sở đoản của từng cá nhân giúp bạn có thể thúc đẩy họ làm việc, cố gắng và đạt tới cảnh giới cao nhất trong công việc của mình. Đối với học sinh, xác định sở trường cá nhân có vai trò quan trọng trong việc xác định nghề nghiệp, công việc phù hợp sau này. 

Như vậy, dễ dàng nhận thấy rằng, việc xác định sở trường là rất quan trọng. Đó là yếu tố chủ chốt giúp bạn đem đến sự thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc của chính mình.

Việc làm tư vấn 

2. Làm sao để xác định sở trường của mình là gì?

Chúng ta không thể đem một con cá với một con khỉ so sánh xem con nào trèo cây giỏi hơn được vì lẽ mỗi con vật đều có những sở trường riêng, những nặng lực riêng của mình. Xác định sở trường của bản thân, không phải là để đem ra so sánh mà để “con cá được bơi” theo đúng năng lực cá nhân của bạn, của đồng nghiệp bạn.

Để tự thân một cá nhân tự suy nghĩ, tự tìm ra sở trường của mình không phải điều đơn giản. Họ có thể kể ra rất nhiều những điểm mạnh - những điểm mà ai cũng có - khi được hỏi về sở trường cá nhân. Nhưng để kể ra các sở trường đặc biệt có thể sử dụng trong công việc, hay để thúc đẩy sự nghiệp của mình sẽ không hề đơn giản. Vậy nên việc xác định sở trường của bạn thân tưởng rất dễ ấy vậy mà không dễ chút nào. 

Làm sao để xác định sở trường của mình là gì?
Làm sao để xác định sở trường của mình là gì?

Có rất nhiều cách để xác định điểm mạnh của chính mình, những gì là sở trường những gì tạo nên sự khác biệt của bạn với các đồng nghiệp khác. Đó là những cách gì?

2.1. Tự đặt câu hỏi cho chính mình 

Việc xác định sở trường là điều rất quan trọng, một trong những cách thức đầu tiên được sử dụng nhiều hơn cả đó là tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình. Chẳng hạn như bạn cảm thấy vui vẻ khi làm công việc gì? So với những công việc khác bạn có thấy mệt mỏi hay áp lực hay không? Sở thích của bản thân thường gắn liền với sở trường mà họ nắm dữ. Thông thường, chúng ta sẽ làm tốt những gì chúng ta thích và ngược lại. 

Tự đặt câu hỏi cho chính mình
Tự đặt câu hỏi cho chính mình 

Xác định niềm yêu thích của bản thân với một môn học, một công việc hay cảm hứng nào đó là cách để bạn xác định điểm mạnh của chính mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự yêu thích cũng giúp bạn thành công. Vậy nên song song với việc xác định sự hưng phấn của mình khi thực hiện điều gì đó bạn cũng nên xác định mình có gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nó hay không. Đó mới chính là sở trường của bạn. 

Việc làm nhân viên kinh doanh

2.2. Hiểu rõ bản thân thông qua người khác

Trong cuộc sống, bạn sẽ phải thường xuyên giao tiếp, làm việc với sếp, với đồng nghiệp hay bạn bè người thân của chính mình. Quá trình giao tiếp và làm việc này sẽ giúp họ có cái nhìn đầy đủ, chuẩn xác nhất về điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Vậy nên hãy hỏi đồng nghiệp mình, bạn bè của mình về điểm mạnh mà họ nhìn thấy ở bạn. Những người này sẽ cho bạn cái nhìn chân thực, đa chiều về sở trưởng của chính bạn. 

Hiểu rõ bản thân thông qua người khác
Hiểu rõ bản thân thông qua người khác

Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một điều rằng, sẽ không ai hiểu chúng ta hơn chính chúng ta cả. Đồng nghiệp, sếp, bạn bè chỉ nhìn thấy những kết quả bạn đạt được, họ sẽ không thấy quá trình bạn thực hiện nó như thế nào. Giống như việc thiết kế banner ban đầu, họ chỉ nhìn thấy một bản vẽ đẹp mà không thấy bạn mất mấy tháng trời để vẽ, nghiên cứu, tẩy xóa, tìm kiếm sự hỗ trợ, … để hoàn thành nó. Trong khi người khác chỉ mất vài giờ đồng hồ. Một sản phẩm đẹp nhưng thực hiện khó khăn cũng không phải là sở trường của bạn. 

2.3. Tự đặt bản thân vào nhiều môi trường khác nhau 

Xác định sở trường của bản thân không phải là ngày một ngày hai có thể thực hiện được mà đây là cả một quá trình dài. Chính vì vậy, bạn phải tạo ra nhiều cơ hội, làm việc, học tập trong nhiều môi trường khác nhau để bạn thân có thể đối diện với những khó khăn, những thách thức và cả những thuận lợi để có thể bộ lô hết năng lực cá nhân mình. 

Tự đặt bản thân vào nhiều môi trường khác nhau
Tự đặt bản thân vào nhiều môi trường khác nhau 

Bởi vậy, việc làm việc linh động nhiều hoàn cảnh khác nhau giúp bạn tạo ra một môi trường đa chiều, đa diện, để bản thân có thể tự thử sức, tự tìm kiếm tài năng của chính mình trong môi trường đa dạng đó. Từ đây bạn sẽ xác định được mình mạnh trong lĩnh vực nào, trong hoàn cảnh nào.

Việc lặp lại thường xuyên các hoạt động tự đánh giá này có thể xác định được sở trường trong thực tế của bạn chứ không phải là những sở thích cá nhân, những điểm mạnh trên lý thuyết. 

Việc làm hành chính văn phòng

2.4. Đánh giá sở thích qua các khảo sát, bài test cá nhân 

Hiện có rất nhiều các bài đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm giúp bạn khảo sát được năng lực của bạn thân, sở thích, điểm mạnh và điểm yếu của mình. Kết quản của những buổi khảo sát này sẽ có ý nghĩa rất lớn để bạn dựa vào đó mà đánh giá năng lực của mình, điểm mạnh điểm yếu của chính mình. 

Đánh giá sở thích qua các khảo sát, bài test cá nhân
Đánh giá sở thích qua các khảo sát, bài test cá nhân 

Tuy nhiên, không phải lúc nào các bài đánh giá cũng đem lại những kết quả chuẩn xác nhất. Vì lẽ, rất nhiều câu hỏi có câu trả lời chung chung, không hoàn toàn sát thực tế năng lực của chính bạn. Vậy nên, sử dụng những bài đánh giá sẽ chỉ là nhân tố cộng hưởng thêm cho việc xác định điểm mạnh - sở trường của chính mình. 

2.5. Xác định những động lực và khắc phục điểm yếu cá nhân

Việc trả lời những câu hỏi về sở thích của mình cũng chính là cách để bạn có thể xác định những động lực phát triển bản thân. Đó là lý do vì sao người ta thường bảo là “an cư lạc nghiệp”, trong cuộc sống hàng ngày được hiểu là kết hôn để ổn định cuộc sống và để làm động lực phát triển. Đây cũng là một điều chuẩn xác, vì lẽ khi gánh trên vai sức nặng của gia đình, con cái, cơm áo gạo tiền người ta sẽ có động lực để phát triển bản thân. Những động lực này sẽ gián tiếp mà tạo nên những sở trường của chính bạn.

Xác định những động lực và khắc phục điểm yếu cá nhân
Điểm yếu dễ làm ta vấp ngã

Ngoài việc tìm kiếm và phát triển các điểm mạnh bạn cũng nên khắc phục những điểm yếu của mình. Một quan điểm rất sai lầm mà nhiều người mắc phải đó là “tốt khoe, xấu che”, chỉ khoe ra những điểm mạnh mà tìm cách lấp liếm như những điểm yếu. Dần dà, những điểm yếu này sẽ tích tụ lâu ngày tảo mộ hố đen lớn trong năng lực của chính bạn. Tốt khoe, xấu che cũng được nhưng song song với việc này, bạn cũng phải tìm các cải thiện những điểm yếu của bản thân. 

Thay vì dấu dốt chúng ta sẽ thể hiện sự thiếu thông minh của mình để học tập. Thay vì dấu khả năng sử dụng tiếng Anh kém của mình chúng ta hãy thể hiện rằng “tôi học kém tiếng Anh và tôi muốn học để nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình”. Tích tiểu thành đại, đến một ngày nào đó, chắc chắn một điều rằng bạn có thể biến chính những điểm yếu của mình thành điểm mạnh để phát triển bản thân. 

Việc làm Marketing - PR

Xác định những động lực và khắc phục điểm yếu cá nhân
Xác định những động lực và khắc phục điểm yếu cá nhân

Điểm mạnh chính là sở trường của từng cá nhân. Mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh và có cả những điểm yếu. Đó là lý do tại sao một doanh nghiệp phải có nhiều phòng ban, một phòng ban phải có nhiều người thực hiện các công việc khác nhau. Vì lẽ, điểm mạnh của người này sẽ bù đắp cho điểm yếu của người kia. Và hơn thế nữa, người ta có thể học hỏi, trao đổi để cải thiện điểm yếu, nâng cao điểm mạnh - sở trường để hoàn thiện bản thân. 

Sở trường là những cái mạnh riêng của mỗi người, những yếu tố giúp họ thực hiện công việc một cách nhanh chóng hơn hoặc đạt hiệu quả cao hơn. Hy vọng rằng, bài viết của viecday365.com đã giúp bạn biết được sở trường là gì cũng như cách để xác định sở trường của bản thân như thế nào.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem7905 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT