Tìm hiểu SCCM là gì? Các chức năng và cơ chế hoạt động
Theo dõi viecday365 tạiSCCM là gì? Vì sao cần tìm hiểu SCCM và liệu rằng bạn có cần tìm hiểu SCCM hay không? Nó có hữu ích cho công việc của bạn hay không? Tất cả mọi vấn đề xoay quanh thuật ngữ này sẽ được làm sáng tỏ trong nội dung bên dưới.
1. Tìm hiểu khái niệm SCCM
SCCM được viết đầy đủ là System Center Configuration Manager. Để cho ngắn gọn giới chuyên ngành sẽ gọi tắt thuật ngữ bằng các tên chữ cái hoặc còn được gọi với tên khác là ConfigMgr. Về bản chất thì SCCM chính là hệ thống quản trị thiết bị của người dùng cuối trên các nền tảng như Linux, Windows server, macOS, Client.
Đây là những thông tin lý giải dễ hiểu được cung cấp, giúp bạn nhanh chóng đi từ nắm bắt bản chất thuật ngữ để tiến đến khám phá những giá trị sâu hơn nữa được sccm thể hiện. Những giá trị này lần lượt được đề cập trong từng nội dung bên dưới đây.
Xem thêm: Việc làm quản lý thiết bị
2. Chức năng chính của SCCM là gì?
Qua cách hiểu SCCM là gì có thể thấy chức năng chính của SCCM chính là quản trị hệ thống. Ẩn sau hai chữ "quản trị" này là vô vàn những công tác được diễn ra. Đó cũng đồng thời là chức năng của SCCM. Chúng ta sẽ lần lượt gọi tên các chức năng đó để biết rõ SCCM có vai trò quan trọng như thế nào và thường được ứng dụng ở đâu.
- Giám sát thông tin hoạt động kiểm kê phần cứng – phần mềm trong từng máy và xuất kết quả báo cáo, đồng thời giám sát cả tần suất của việc sử dụng các chương trình phần mềm.
- Triển khai một cách tự động đối với hàng loạt các chương trình ứng dụng, tập lệnh hay còn bao gồm cả OS.
Trong phạm vi thực hiện chức năng của mình, SCCM còn có khả năng tích hợp cùng các tính năng, vai trò sẵn có khác trong máy chủ Windows để nhằm thực hiện các mục tiêu quan trọng như hỗ trợ cho người dùng cuối dựa vào cơ chế điều khiển máy tính từ xa, có thể thông qua chương trình WSUS để cài đặt cho các gói Windows Update.
Phạm vi quả trị của chương trình này được phổ rộng trong nhiều hệ thống mạng, từ mạng LAN, mạng WAN quen thuộc cho tới hệ thống mạng internet toàn cầu. Tuy nhiên khi vươn đến hệ thống mạng internet thì cũng đồng nghĩa rằng cấu hình mà SCCM tiếp cận là vô cùng phức tạp và không phải ai cũng có thể xử lý.
Môi trường Domain là nơi mà SCCM có thể hoạt động hiệu quả nhất do đó tất cả các máy đang chạy hệ điều hành windows đã ở trong môi trường này để sẽ được SCCM quản lý tốt. Ngoài ra, SCCM vẫn có thể thực hiện chức năng quản trị của mình đối với nhiều hệ điều hành khác và với các Workgroup với điều kiện nó có quyền quản trị hệ thống tại các máy đó.
Xem thêm: Bí kíp độc tôn viết mục tiêu nghề nghiệp IT phần cứng mạng
3. Một vài khám phá thú vị hành trình phát triển của SCCM
Cách đây rất lâu, SCCM đã ra đời nhưng dưới diện mạo của tiền thân là SMS (System Management Server). Ở thuở bình minh của hành trình phát triển ấy, nó đã được ưa chuộng dùng trong rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Tại thị trường Việt Nam, việc ứng dụng SCCM dường như rất hiếm hoi vì lý do chương trình này có chi phí khá đắt đỏ. Lần debut đầu tiên của nó được thực hiện vào năm 1994, cách ngày nay khá lâu. Ở hiện tại, phiên bản SCCM là bản hoàn chỉnh tính năng nhất và có nhiều chức năng với cơ chế hoạt động hoàn hảo nhất.
Xem thêm: Việc làm It phần cứng mạng
4. Vai trò quan trọng của SCCM khiến người ta không thể chối từ
Hiện nay, tại hệ thống IT của mỗi doanh nghiệp đều được ứng dụng giải pháp domain nhằm phục vụ cho mục đích quản trị nguồn tài nguyên hay định danh cho người dùng, máy tính. Giải pháp này được đánh giá là khá hoàn hảo nên được ưa chuộng sử dụng phổ biên, tuy vậy không có nghĩa là mọi thứ có thể phụ thuộc hết vào AD (domain), cũng có những thiết sót từ nó khiến cho một vài vấn đề không được giải quyết triệt để.
Đặc biệt những hạn chế của AD được thể hiện rõ nhất trong việc quả trị thiết bị của người dùng cuối, chủ yếu nảy sinh khi cài đặt phần mềm. Quản trị viên có thể biết được tên, địa chỉ IP của các máy tính thế nhưng lại không thể biết được các phần mềm đang được cài đặt trong chương trình là phần mềm gì và xác định xem chúng có phù hợp với chính sách phát triển của đơn vị hay không.
SCCM ra đời còn giúp quản lý hiệu quả đầu vào của các các chương trình không được cài đặt sẵn trong hệ thống, tính cả trên phạm vi máy tính của mỗi cá nhân. Cũng xuất phát từ chơ chế không có bất cứ một kỹ sư công nghệ nào có thể cài đặt sẵn toàn bộ các ứng dụng thỏa mãn nhu cầu của người dùng, trong máy tính sẽ chỉ được cài đặt một vài chương trình phổ biến, còn người dùng cuối của hệ thống sẽ tự mình cài đặt thêm những ứng dụng theo nhu cầu riêng.
Tuy nhiên, cũng chính vì sự tự do đó mà vô tình để ra một kẽ hở trên phương diện bảo mật, cho phép việc cài đặt bất cứ phần mềm nào trên hệ thống máy tính để người dùng cuối vô tình hoặc hữu ý cài vào những phần mềm có thể độc hại, không có nguồn gốc rõ ràng vào trong máy, khiến sự độc hại có thể lan rộng ra khắp cả hệ thống.
Trong khi đó, nếu như có sự giới hạn quyền cài đặt, chỉ chi phép các IT Man tiến hành việc này thì sẽ làm cho họ bị quá tải việc làm mặc dù đảm bảo được sự an toàn cho hệ thống. Cho nên con người cần một phương án tối ưu vừa có thê giữ cho nhiệm vụ của các IT man không bị quá tải lại vừa có thể bảo vệ được hệ thống luôn an toàn và phương án đó chính là SCCM. Bạn có biết cơ chế hoạt động của SCCM như thế nào mà có thể tối ưu và hữu ích đến vậy hay không?
Xem thêm: Việc làm quản trị mạng tại Vĩnh phúc
5. Khám phá chi tiết cơ chế làm việc của SCCM
Quá trình làm việc của SCCM diễn ra theo trình tự sau đây:
Trước tiên, SCCM tìm ra cách thức để có thẻ khám phá hiệu quả tất cả hệ thống. Khi đó SCCM hoạt động giống như một network scan vậy. Việc này thực hiện thông qua một trong những yếu tố bao gồm DCHP Server, thông tin chức thực ở trong domain, SNMP device.
Dựa vào những tin tức đã thu thập được thì SCCM sẽ tiến hành gom cấc Client thành từng nhóm vào trong Boundaries. Những nhóm này sẽ được xây dựng bản đồ cho site để từ đó dễ dàng quản lý.
Sang bước thứ ba, người quản trị đã có thể chỉ định các máy chủ trang web cài đặt tự động SCCM Client lên các máy tính khách trong phạm vi phụ trách.
Bước thứ 4 đã là khi Software center xuất hiện trên máy tính khách. Tại đó, người dùng có thể cài đặt hoặc xóa các gói update hay các ứng dụng phù hợp/ không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra còn có thể chỉnh một vài chính sách khác như thời gian update, thời gian làm việc, thời gian thích hợp để tắt máy,…
Đến đây, chúng ta đã có cái nhìn toàn diện hơn để hiểu được SCCM là gì. Hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ không làm cho bạn khó hiểu, ngược lại, nó có thể trở thành tài liệu hữu ích phục vụ hiệu quả cho quá trình vận hành hệ thống máy tính, hệ thống website quản trị của doanh nghiệp bạn.
4050 0