Quyền dân sự là gì? Những điều công dân cần biết về quyền dân sự và chính trị

Theo dõi viecday365 tại
Hằng Lê tác giả viecday365.com Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 22-03-2024

Khi pháp luật ra đời, con người có quyền được bảo vệ. Chúng ta vẫn thường nghe nói nhiều về quyền con người, quyền công dân hay còn gọi là quyền dân sự. Vậy quyền dân sự là gì? Quyền dân sự nói chung bao gồm những quyền nào quan trọng?

Tìm Việc Làm Ngành Luật

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cùng tìm hiểu nhé.

1. Như thế nào là quyền dân sự và chính trị?

Theo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị (tên tiếng Anh là International Convenant on Civil and Political Rights, viết tắt là ICCPR). Có thể hiểu một cách khái quát về quyền dân sự và chính trị như sau:

Quyền dân sự và chính trị là một lớp quyền bảo vệ quyền tự do của cá nhân khỏi sự xâm phạm của chính phủ, tổ chức xã hội và cá nhân. Trong đó, quyền dân sự đảm bảo quyền được tham gia vào đời sống dân sự và chính trị của xã hội và Nhà nước mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp. Quyền chính trị là quyền bao gồm những quyền về công lý tự nhiên hay công bằng tố tụng trong pháp luật.

Chẳng hạn như quyền của bị cáo, bao gồm quyền xét xử công bằng; đúng thủ tục; quyền tìm kiếm sự khắc phục hoặc một biện pháp pháp lý; và các quyền tham gia vào xã hội dân sự và chính trị như quyền tự do hội họp, quyền tự do ngôn luận, quyền kiến nghị, quyền tự vệ và quyền bầu cử.

Quyền dân sự là gì?

Công ước quốc tế ICCPR được LHQ thông qua và có hiệu lực từ ngày 23/03/1976. Nội dung công ước bao gồm những nội dung cơ bản về quyền dân sự, chính trị của con người. Các quốc gia tham gia vào Công ước này đều phải tuân theo các điều khoản nói về các quyền dân sự, chính trị của tất cả các công dân.

Xem thêm: Luật dân sự là gì?

2. Nội dung trong quyền dân sự là gì?

Như đã nói ở trên, chúng ta đã hiểu được quyền dân sự là gì? Vậy quyền công dân, quyền con người (hay còn gọi là quyền dân sự) bao gồm những quyền cơ bản nào và cụ thể những quyền đấy có nội dung gì?

- Thứ nhất, quyền được sống. Trong bất kỳ một trường hợp, hoàn cảnh nào, kể cả cấp độ nguy hiểm nhất, thì quyền được sống là quyền không thể bị xâm phạm.

Quyền sống là quyền thiêng liêng của mỗi người và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Đó là "quyền tối cao" mà không ai được phép xâm phạm, ngay cả trong các hoàn cảnh nguy hiểm nhất. Quyền sống không chỉ có nghĩa là duy trì tính mạng mà còn bao gồm các yếu tố xã hội xung quanh. Vì vậy, mỗi quốc gia cần có biện pháp để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, gia tăng tuổi thọ trung bình và ngăn chặn các hành vi giết người hàng loạt, khủng bố và thiên tai để bảo vệ quyền sống của công dân.

+ Ngoài ra, quyền này còn đề cập đến nội dung nghiêm cấm những biện pháp tra tấn, trừng phạt và hạ thấp mang tính vô nhân đạo, nhấn mạnh con người không thể bị coi thường trong mọi trường hợp.

+ Bên cạnh đó, không áp dụng mức án tử hình đối với công dân chưa đủ 18 tuổi hoặc sản phụ. Cá nhân bị kết án tử hình trong mọi trường hợp đều có quyền xin được giảm án.

- Thứ hai, quyền tự do và an toàn của con người. Quyền này nghiêm cấm bắt bớ và giam giữ tùy tiện, đưa ra những yêu cầu bất kỳ nhằm mục đích tước đoạt sự tự do của con người mà không theo luật pháp. Quyền này không chỉ áp dụng cho những người bị cầm tù như một phần của quá trình phạm tội, mà cả những người bị giam giữ do bệnh tâm thần, nghiện ma túy, hoặc cho mục đích giáo dục hay nhập cư.

+ Trong nội dung của quyền này, cũng đề cập đến việc áp đặt các biện pháp bảo vệ theo xung quanh việc bắt giữ, yêu cầu bất kỳ ai bị bắt phải được thông báo kịp thời về các cáo buộc chống lại họ, và phải được đưa ra bằng chúng, nhân chứng cụ thể trước tòa án.

+ Quyền này cũng yêu cầu phải đối xử một cách nhân từ với bất cứ ai bị xâm phạm, tước đoạt về tự do và sự an toàn. Điều này không chỉ áp dụng cho các tù nhân, mà cả những người bị giam giữ vì mục đích nhập cư hoặc chăm sóc tâm thần. Quyền cũng áp đặt các nghĩa vụ cụ thể xung quanh công lý hình sự, yêu cầu các tù nhân bị giam cầm trước khi được tách ra khỏi các tù nhân bị kết án và trẻ em phải được tách khỏi người lớn. Nó đòi hỏi các nhà tù phải tập trung vào cải cách và cải tạo hơn là các biện pháp thể hiện sự trừng phạt.

- Thứ ba, quyền được xét xử một cách công bằng trước tòa án. Quyền này công nhận và bảo vệ sự công lý và xét xử công bằng. Nó thiết lập các quy tắc cơ bản: mọi người phải bình đẳng trước tòa án và bất kỳ phiên điều trần nào cũng phải diễn ra tại tòa án mở trước một tòa án có thẩm quyền, độc lập và công bằng, với bất kỳ phán quyết hoặc phán quyết nào được công khai. Các phiên điều trần kín chỉ được phép diễn ra vì lý do riêng tư, công lý hoặc an ninh quốc gia và các bản án chỉ có thể bị loại bỏ trong các vụ ly hôn hoặc để bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Những nghĩa vụ này áp dụng cho cả phiên tòa hình sự và dân sự, và cho tất cả cấp tòa án. Và bất cứ một thay đổi nào đều phải được thông báo cụ thể chi tiết cho bên đương sự.

+ Phần còn lại của nội dung quyền này còn áp đặt các nghĩa vụ cụ thể và chi tiết xung quanh quá trình xét xử hình sự nhằm bảo vệ quyền của bị cáo và quyền được xét xử công bằng của bị cáo. Nó đòi hỏi những người bị kết án phạm tội phải được phép kháng cáo lên tòa án cao hơn. Nó cho phép bị cáo thu thập các vật chứng, nhân chứng để phản biện, cãi tội cho mình. Nó yêu cầu các quốc gia công nhận mọi người là một người trước pháp luật.

Mọi công dân đều được hưởng các quyền dân sự bình đẳng

- Thứ tư, quyền tự do cá nhân. Nghĩa là các cá nhân được đảm bảo quyền tự do đi lại, bao gồm quyền lựa chọn nơi cư trú, rời khỏi và trở về một quốc gia. Quyền này áp dụng cho mọi trường hợp và chỉ có thể bị hạn chế khi cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc sức khỏe, các quyền và tự do của người khác. Nó cũng công nhận quyền được phép rời khỏi và trở về của một công dân thuộc một quốc gia. Quyền này được áp dụng một cách rộng rãi, không chỉ cho công dân, mà còn cho những người bị tước hoặc từ chối quốc tịch của họ.

+ Quyền này còn cấm việc trục xuất người ngoài (thuộc quốc tịch khác) tùy tiện và yêu cầu các quyết định đó có thể được kháng cáo và xem xét.

+ Một nội dung khác thuộc quyền này nữa, đó là quyền riêng tư. Cụ thể, điều này bảo vệ hoạt động tình dục đồng thuận riêng tư của người trưởng thành, do đó nó làm vô hiệu hóa các lệnh cấm đối với hành vi đồng tính luyến ái. Nó cũng bảo vệ mọi người chống lại các cuộc tấn công bất hợp pháp vào danh dự và nhân phẩm của họ.

- Thứ năm, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Theo đó, quyền này cho phép tất cả mọi công dân được tự do lựa chọn và bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng bất kỳ nào đó mà không phải chịu sự lôi kéo ép buộc nào.

- Thứ sáu, quyền được tự do trong ngôn luận. Theo quyền này, mọi người đều có quyền được nói, được truyền tải những nội dung và bất kỳ một thông tin nào đó thông qua quá trình tìm hiểu, thu thập bằng nhiều hình thức, phương tiện tùy vào cá nhân đấy lựa chọn. Tuy nhiên, quyền này không mang tính tuyệt đối. Nghĩa là, nó bị giới hạn trong khuôn khổ của luật pháp. Mọi công dân có quyền tự do biểu đạt, nhưng nội dung truyền tải đến cộng đồng không được trái với quy định của Nhà nước. Tránh tình trạng gây mất trật tự an toàn xã hội, mất đoàn kết nơi công cộng, làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia và danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Thứ bảy, quyền của trẻ em. Theo đó, tất cả các trẻ em trên thế giới được sinh ra, không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo, chủng tộc, nguồn gốc,.. đều được quyền hưởng những chính sách bảo hộ và chăm sóc của gia đình và Nhà nước như nhau. Bất cứ trẻ em nào đều được có một quốc tịch, khi sinh ra đều phải được đặt tên và làm giấy khai sinh theo quy định.

Quyền trẻ em

- Ngoài những quyền quan trọng nên trên, quyền dân sự còn bao gồm các quyền như: quyền được lập gia đình; quyền của dân tộc thiểu số, các tôn giáo được hưởng văn hóa riêng của họ, tuyên xưng tôn giáo của chính họ và sử dụng ngôn ngữ của chính họ;

Việc làm luật - pháp lý tại hà nội

3. Nội dung trong quyền chính trị là gì?

Với các điểm cơ bản nêu trên, chúng ta đã phần nào nắm được nội dung quan trọng trong quyền dân sự. Vậy quyền chính trị bao gồm những nội dung gì?

Theo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị, quyền chính trị của mọi công dân bao gồm: quyền tự do hội họp, tổ chức hội họp và quyền được tham dự chính trị.

Quyền tự do hội họp, tổ chức hội họp

- Theo quyền này, mọi công dân đều có quyền tự do tham gia hội họp. Tuy nhiên, quyền này cũng chỉ mang tính tương đối, nó bị hạn chế trong khuôn khổ luật pháp, nhằm bảo vệ cho lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, danh dự và uy tín của người khác. Đối với những các nhân tham dự hội họp với mục đích trái với quy định của Nhà nước, không phân biệt địa vị xã hội, đều phải chịu xử phạt trước pháp luật.

- Quyền tự do tổ chức hội họp cho phép mọi công dân được phép tổ chức các hội mới, được gia nhập và hoạt động trong các hội đã tồn tại, quản lý các hội, bao gồm cả việc huy động các  nguồn hỗ trợ kinh phí cho hội. Quyền tự do tổ chức hội họp sẽ không bị giới hạn trừ trường hợp các quy định của Nhà nước buộc phải dừng quyền này lại để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội và quyền lợi cần thiết của các cá nhân khác. Điều này không hạn chế đối với những người thuộc các cơ quan an ninh, quân đội.

Mọi công dân có quyền tự do tổ chức hội họp

Quyền được tự do tham dự chính trị

- Theo Công ước Quốc tế về các quyền thường được xem là quyền tự do tham dự chính trị. Chỉ có các công dân thuộc các quốc gia đã tham gia ký Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mới nằm trong giới hạn được sử dụng quyền này.

- Quyền được tự do tham dự chính trị cho phép mọi công dân được tham gia, tham dự vào các hoạt động điều hành xã hội thông qua hai hình thức: trực tiếp điều hành hoặc đề cử những đại diện mà họ cho rằng phù hợp. Quyền này cho phép mọi công dân không phân biệt địa vị xã hội được ứng cử và bầu cử thông qua bỏ phiếu công khai ở các cuộc tổng bầu cử định kỳ, hoặc bỏ phiếu kín để biểu đạt ý kiến riêng. Quyền này cũng cho phép mọi công dân đều được công bằng hưởng các dịch vụ công cộng trên quốc gia của mình.

Trên thực tế, quyền tự do hội họp, tổ chức hội họp và quyền tự do tham dự chính trị là nền tảng, cơ sở để góp phần thi hành các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội khác. Nó tác động qua lại và có những sự ràng buộc nhất định cho nhau, song cũng hỗ trợ bổ sung cho nhau.

Xem thêm: Thời hạn là gì

4. Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và hướng tới thực hiện tốt các quyền dân sự, chính trị cho công dân

Từ khi ra nhập Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) vào năm 1982, Việt Nam đã ngày càng phát huy và có những nỗ lực đáng kể trong việc thực thi những điều khoản trong ICCPR. Với mục đích duy nhất, luôn lấy con người làm trung tâm, là tác nhân quan trọng trong phát triển bền vững đất nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền công dân: Việt Nam từ lúc gia nhập ICCPR đã không ngừng sửa đổi những điều khoản, luật lệ không phù hợp, bổ sung một số luật (đặc biệt là quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử trước pháp luật) hướng tới việc bảo vệ lợi ích cho công dân, trao quyền dân sự, chính trị cho mọi công dân một cách công bằng nhất. Tiêu biểu như các luật: tố tụng hình sự, hôn nhân và gia đình, dân sự,…  

Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật nhằm bảo vệ quyền dân sự, chính trị cho công dân

- Ngoài việc cố gắng hoàn thiện các cơ chế về quyền dân sự , chính trị. Việt Nam còn tham gia vào các quyền khác về kinh tế, văn hóa - xã hội; quyền bảo vệ giá trị của phụ nữ; quyền trẻ em, quyền lao động,… và còn nhiều quyền khác nữa.

Khi thế giới toàn cầu ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc kéo theo hàng loạt các  vấn đề xã hội khác. Chúng ta phải làm gì khi không biết sự tồn tại của mình ở đất nước này có những quyền lợi gì không? Chúng ta có quyền làm gì và không có quyền làm gì? Phải biết được những cái cụ thể đấy, con người mới ý thức và tránh khỏi những trường hợp quyền lợi của mình bị xâm phạm. Hy vọng bài viết này đã giải quyết được các vấn đề nhiều người còn chưa thực sự nắm rõ về quyền dân sự là gì? Quyền chính trị là gì? Và quyền dân sự, chính trị bao gồm nội dung gì?

Chúc bạn đọc xem bài vui vẻ.

 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3546 lượt comment0

Capcha comment
Bài viết liên quan
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT