Quản trị tác nghiệp là gì? Nội dung của quản trị tác nghiệp?
Theo dõi viecday365 tạiQuản trị tác nghiệp là công việc liên quan đến các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Quản trị tác nghiệp có vai trò chính trong việc hoạch định sản xuất, thiết lập các điều kiện thiết yếu để quá trình sản xuất diễn ra theo đúng dự kiến và đạt được kết quả tốt nhất. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Quản trị tác nghiệp là gì? Nội dung của quản trị tác nghiệp?”.
1. Thông tin về quản trị tác nghiệp
Quản trị tác nghiệp là quá trình hoạch định các kế hoạch, quản lý và kiểm soát hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quản trị sản xuất tác nghiệp sẽ bao gồm các hoạt động chính như: phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường; chọn địa điểm mở rộng sản xuất; bố trí mặt bằng sản xuất; lên kế hoạch cho việc mua nguyên vật liệu đầu vào, quản trị chất lượng sản xuất; bảo trì bảo dưỡng máy móc,…
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào sản xuất, mà còn mở rộng mô hình kinh doanh sang các hoạt động phân phối hay tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp đến khách hàng các sản phẩm vô hình hay hữu hình, nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Các đặc tính hữu hình của sản phẩm có thể kể đến như: đặc điểm của sản phẩm, thuộc tính, công năng sử dụng,… các đặc tính hữu hình là các giá trị mà người dùng không nhìn thấy, tuy nhiên họ có thể cảm nhận và sử dụng nó.
Ngày nay, sản phẩm không chỉ đơn giản là các sản phẩm hữu hình mà người dùng có thể nhìn được, nó đã phát triển và xuất hiện thêm các dòng sản phẩm vô hình, hay còn gọi là sản phẩm dịch vụ.
Quản trị tác nghiệp tập trung xử lý các công việc liên quan đến sản xuất, dù là sản phẩm cụ thể hay mô hình dịch vụ. Bắt đầu từ khâu nghiên cứu đầu vào, nhập nguyên vật liệu; quá trình sản xuất biến nguyên vật liệu thành hàng hóa hay dịch vụ; để quá trình sản xuất diễn ra với hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cần bộ phận quản trị tác nghiệp để định hướng, lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện quá trình sản xuất.
Đầu vào của quá trình sản xuất vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào tính chất sản phẩm hay yêu cầu của người tiêu dùng, các nguồn lực chủ yếu như: tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ thông tin, đối thủ cạnh tranh,… nhưng nguồn lực chính giúp cho việc sản xuất diễn ra đúng tiến độ.
Trong quá trình sản xuất, có thể xảy ra nhiều tình huống không lường trước như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, và chính sách của nhà nước, tất cả ảnh hưởng đến quá trình và chất lượng sản xuất sản phẩm.
Quản trị tác nghiệp có vai trò chính trong việc giảm thiểu tối đa thiệt hại do các vấn đề này gây ra, nhân viên thuộc bộ phận quản trị tác nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm địa hình, môi trường sản xuất, không gian sản xuất,… sắp xếp mọi yếu tố sao cho việc sản xuất diễn ra thuận lợi và tiết kiệm chi phí nhất.
Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm sẽ dễ dàng đánh giá và điều chỉnh hơn so với sản phẩm dưới dạng dịch vụ. bên cạnh các sản phẩm chính, quản trị tác nghiệp còn phải quan tâm và xử lý các sản phẩm đi kèm được tạo ra sau quá trình sản xuất như: phế phẩm, chất thải, khí thải, nước thải,… làm gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong quá trình xử lý.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh sẽ có một mô hình quản trị tác nghiệp khác nhau, phù hợp với loại hình sản xuất cụ thể, nhằm tối đa hóa lợi ích và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất. Mô hình quản trị tác nghiệp dựa vào kế hoạch tác nghiệp cụ thể để xác định.
Nghiên cứu và xác định những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc giảm thiểu thiệt hại và xử lý tình huống; đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, đúng tiến độ.
2. Mục tiêu của quản trị tác nghiệp
Quản trị tác nghiệp chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các công việc chính như: dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm; tiếp nhận đơn đặt hàng của khách; thiết kế sản phẩm và dịch vụ; hoạch định năng lực sản xuất của doanh nghiệp; định vị doanh nghiệp; thiết kế và bố trí mặt bằng sản xuất; lựa chọn vị trí sản xuất; hoạch định và phân bổ các nguồn lực.
Bên cạnh đó, một số công việc khác như: hoạch định nguyên vật liệu đầu vào cho từng công đoạn cụ thể; điều độ và kiểm tra chất lượng sản xuất; quản lý nguyên vật liệu tồn trên dây truyền, nguyên vật liệu tồn kho; kiểm soát toàn bộ các hoạt động trong quá trình sản xuất hàng hóa,..
Quản trị tác nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp sản xuất; các doanh nghiệp kinh doanh đều vì mục tiêu lợi nhuận (không tính các doanh nghiệp xã hội kinh doanh phi lợi nhuận); vì vậy việc tối thiểu chi phí và tối đa doanh thu luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu.
Quản trị tác nghiệp đóng vai trò trong việc kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, dựa trên nhu cầu và khả năng sản xuất của doanh nghiệp; nó hoạt động dựa trên các mục tiêu cụ thể như: giảm thiểu chi phí sản xuất thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm (có thể giảm thiểu trong các công đoạn và các thao tác gây sự lãng phí).
Cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ dựa trên yêu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng của doanh nghiệp; đảm bảo đến gần nhất với sự cần bằng về sản lượng cung cầu; không gây nên sự dư thừa làm mất giá và làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.
Hoàn thành theo đúng tiến độ sản xuất dự kiến; đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng; tạo niềm tin cho khách hàng về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp và về chất lượng sản phẩm.
Thực hiện quá trình sản xuất theo đúng quy trình đề ra, đảm bảo chất lượng sau mỗi công đoạn đều đạt yêu cầu; không tồn tại sản phẩm lỗi hay nếu có sản phẩm lỗi; chúng sẽ được loại bỏ ra khỏi quy trình sản xuất; không gây tốn chi phí.
3. Vai trò của quản trị tác nghiệp trong mối quan hệ với các bộ phận liên quan
Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, việc liên kết chặt chẽ các bộ phận khác nhau là điều vô cùng quan trọng. Ba trụ cột chính trong hoạt động của doanh nghiệp là tài chính, marketing và sản xuất; chúng bổ sung, hỗ trợ nhau tuy nhiên cũng mâu thuẫn nhau trong quá trình thực hiện công việc.
Nếu Marketing chịu trách nhiệm trong việc phân tích, đánh giá xu hướng tiêu dùng khách hàng và cung cấp lại thông tin với bộ phận sản xuất thì tài chính có vai trò then chốt trong việc điều tiết dòng tiền, chi ngân sách cho các hoạt động mua bán, bảo trì, bảo dưỡng máy móc và các trang thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất.
Các hoạt động này phải được thực hiện một cách thống nhất, liên kết chặt chẽ với nhau; nếu chỉ sản xuất mà không thực hiện Marketing, hàng hóa tạo ra không đến tay người tiêu dùng; không bán được hàng, doanh nghiệp không thể thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, 3 trụ cột chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách nhịp nhàng, có sự điều tiết và điều phối của chủ doanh nghiệp; đảm bảo thực hiện theo mục đích chung.
Trên đây là bài chia sẻ của tôi về “Quản trị tác nghiệp là gì? Nội dung của quản trị tác nghiệp?”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về quản trị tác nghiệp.
8185 0