Bật mí thông tin liên quan đến quản lý đối tác trong doanh nghiệp

Theo dõi viecday365 tại
Quỳnh Trang tác giả viecday365.com Tác giả: Quỳnh Trang

Ngày đăng: 25-09-2024

Đối tác làm ăn trong quá trình hoạt động kinh doanh được ví nhưng những mảnh ghép không thể thiếu. Việc quản lý mối quan hệ này cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng khi vận hành công việc. Vậy quản lý đối tác là gì? Vai trò cũng như cách để quản lý hiệu quả ra sao? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quản lý đối tác trong doanh nghiệp

1.1. Khái niệm quản lý đối tác

Quản lý đối tác trong doanh nghiệp là công việc với quá trình theo dõi ,duy trì các mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp với những doanh nghiệp liên quan. Quản lý quan hệ đối tác còn là một hệ thống bao gồm các phương pháp, đường lối để hỗ trợ các nhà quản lý trong việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài.

Trong tiếng anh, quản lý đối tác hay quản lý quan hệ đối tác được viết là Partner Relationship Management (PRM). Đây là một công việc quan trọng và có những đặc điểm riêng biệt được thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp có được những mối quan hệ hợp tác chất lượng, đem lại những năng suất, lợi nhuận cao trong quá trình hoạt động.

Quản lý đối tác trong doanh nghiệp
Quản lý đối tác trong doanh nghiệp

1.2. Đặc điểm của quản lý đối tác

1.2.1. Quản lý đối tác mang đặc điểm của sự cam kết

Đặc điểm nổi bật mà ai cũng có thể thấy của quản lý đối tác đó chính là mang những tính chất của sự cam kết. Không giống việc quản trị những vấn đề khác trong doanh nghiệp khi thông qua những phương pháp truyền thông bình thường. Quản lý mối quan hệ đối tác được xây dựng dựa trên sự hợp tác nghiêm túc giữa các bên liên quan.

Khi muốn quản lý mối quan hệ này một cách hiệu quả và mang về  lợi ích nhất định thì những nhà doanh nghiệp cần phải bỏ ra sự đầu tư nhất định. Đó có thể là sự đầu tư về thời gian, về nguồn lực để có thể duy trì những mối quan hệ này một cách lâu dài.

Quản lý đối tác mang đặc điểm của sự cam kết
Quản lý đối tác mang đặc điểm của sự cam kết

1.2.2. Quản lý đối tác mang đặc điểm một hệ thống phương pháp

Dựa vào khái niệm, chúng ta có thể thấy, quản lý quan hệ đối tác thực chất là việc xây dựng một hệ thống những phần mềm mà trong đó nó chứa những phương pháp để giúp nhà lãnh đạo quản lý mối quan hệ hiệu quả.

Đặc điểm hệ thống này sẽ hỗ trợ hiệu quả việc quản lý đối tác, tạo ra một quy trình đáng tin cậy. Thông qua Partner Relationship Management, nhà quản lý sẽ đưa ra những chiến lược để tạo dựng và phát triển những mối quan hệ chất lượng.

Quản lý đối tác mang đặc điểm một hệ thống phương pháp
Quản lý đối tác mang đặc điểm một hệ thống phương pháp

2. Vai trò của quản lý đối tác trong doanh nghiệp

Đối tác làm ăn được coi như là những mảnh ghép không thể thiếu trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Việc tìm kiếm và quản lý những mối quan hệ này sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng để gây dựng và hoàn thiện bức tranh toàn cảnh trong việc cạnh tranh. 

2.1. Tạo ra “lợi nhuận” to lớn cho doanh nghiệp

Vai trò đầu tiên có thể kể đến của công việc quản lý đối tác này đó là tạo ra những lợi ích và đem về những lợi nhuận to lớn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận ở đây không chỉ là tài chính, doanh thu mà nó còn là những mối quan hệ phát triển tạo ra những lợi ích lâu dài.

Đảm bảo quản trị những mối quan hệ hợp tác này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hiến có để các nhà lãnh đạo có thể tận dụng, phát triển. Quản lý đối tác hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được những mối quan hệ uy tín, bổ sung cho mình được các nguồn lực từ bên ngoài như tài năng, kiến thức chuyên môn, tài chính,... 

Việc tạo dựng, duy trì những mối quan hệ làm ăn cũng giúp các doanh nghiệp đảm bảo trong việc xác định đúng phương hướng, mục tiêu. Những dự án hợp tác được quản lý tốt sẽ đem về cho doanh nghiệp những thách thức, cơ hội hấp dẫn. Xây dựng một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp để đạt được doanh thu và lợi nhuận có hiệu quả. 

Tạo ra “lợi nhuận” to lớn cho doanh nghiệp
Tạo ra “lợi nhuận” to lớn cho doanh nghiệp

2.2. Nâng cao vị thế cạnh tranh

Bên cạnh việc mang về những lợi nhuận về doanh thu và lợi ích hợp tác lâu dài thì quản lý đối tác còn giúp sức, và đưa doanh nghiệp đến với những vị thế cạnh tranh chắc chắn. Người xưa đã dạy rằng “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Sức mạnh của sự đoàn kết luôn là một sức mạnh to lớn để khiến đối thủ chùn bước mỗi khi trực diện.

Quản lý đối tác, giữ gìn hòa khí và hợp tác phát triển sẽ mang về lợi ích cho cả đôi bên. Giúp cả hai có được một chỗ đứng vững mạnh, khẳng định được uy thế trên thương trường.

Hiện nay, việc quản lý đối tác đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết được các nhà lãnh đạo quan tâm. Vậy đâu là cách thức để có thể quản lý mối quan hệ đối tác hiệu quả?

Nâng cao vị thế cạnh tranh
Nâng cao vị thế cạnh tranh

3. Cách thức để quản lý đối tác hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

3.1. Các bước để quản lý mối quan hệ đối tác

Đối với bất cứ công việc nào thì việc lập kế hoạch và có những bước đi cụ thể cũng là một điều vô cùng cần thiết. Những bước để có thể quản lý đối tác có thể kể đến như sau:

Bước 1: Xem xét và tạo dựng mối quan hệ hợp tác. Đầu tiên các doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu và nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp. Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá và lựa chọn cho mình những đối tác phù hợp.  

Bước 2: Xây dựng phương hướng, cách thức để giao tiếp và trực tiếp làm việc. Đây là một bước rất quan trọng trong quản lý đối tác hiệu quả. Mối quan hệ có thành công hay không đều phụ thuộc ở thời điểm này.

Doanh nghiệp khi xây dựng mối quan hệ cần có cho mình những cách thức khéo léo, phù hợp. Xác định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của đôi bên cũng như việc giải quyết các trường hợp phát sinh bất ngờ trong công việc.

Bước 3: Hợp lý hóa và chính thức bước vào mối quan hệ. Bước này sẽ là quá trình hoàn tất thủ tục về các văn bản cam kết mối quan hệ giữa hai bên.

Bước 4: Phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác. Việc này được thực hiện sau khi cả hai đã bước vào quá trình hợp tác cho những dự án nhất định. Để có thể phát triển cũng như duy trì thì các doanh nghiệp cần có sự liên lạc thường xuyên. Tạo dựng lòng tin với nhau và cùng nhau hợp tác phát triển lâu dài.

Các bước để quản lý mối quan hệ đối tác
Các bước để quản lý mối quan hệ đối tác

3.2. Lưu ý các doanh nghiệp cần quan tâm khi quản lý đối tác

Khi quản lý các mối quan hệ liên quan đến đối tác, nhà quản lý doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau

Đầu tiên đó là trước quá trình hợp tác, bạn cần chuẩn bị và đảm bảo rằng mình và đối tác có cùng chung lối đi và định hướng. Việc đồng nhất về tầm nhìn và lộ trình sẽ giúp quá trình chia sẻ, hợp tác diễn ra có sự thấu hiểu để có thể tiến tới một mối quan hệ thành công.

Điều thứ hai cần lưu ý đó là sự minh bạch trong mối quan hệ. Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng để đem đến những thuận lợi sau cùng. Là dễ hiểu khi không một tổ chức hay cá nhân nào lại muốn liên kết với một hệ thống không có sự minh bạch rõ ràng trong quy trình làm việc.

Xác định được điểm mạnh và điểm yếu của đối tác trong quá trình làm việc để có thể giao tiếp và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Điều cuối cùng cần lưu ý đó là các doanh nghiệp cần biết điểm dừng cho mối quan hệ này đúng lúc.

Điều này sẽ xảy ra khi một trong đôi bên nhìn ra sự khác biệt về mục tiêu, phương hướng. Đó cũng là lúc cả hai nên kết thúc trong hòa khí để tìm kiếm những cơ hội hợp tác khác tiềm năng hơn.

 Lưu ý các doanh nghiệp cần quan tâm khi quản lý đối tác
Lưu ý các doanh nghiệp cần quan tâm khi quản lý đối tác

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quản lý đối tác dành cho bạn. Hy vọng, sau khi đọc xong, bạn đã tìm cho mình được những phương thức để có thể quản lý những mối quan hệ này hiệu quả. Cảm ơn các bạn và đừng quên thường xuyên ghé thăm viecday365.com để đón đọc những bài viết khác nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1039 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT