Hiểu về nghề Property Manager là gì - Cùng cơ hội việc làm hấp dẫn
Theo dõi viecday365 tạiProperty Manager là gì - Có vẻ đó là một thuật ngữ mới nhưng lại thực sự được săn đón rất nhiều một vài năm gần đây và được cho là có rất nhiều người theo đuổi. Bởi một công việc không chỉ đem lại cho ứng viên mức thu nhập hấp dẫn mà còn tạo cho bản thân cơ hội phát triển mở rộng tại tương lai. Vậy thực chất thuật ngữ này ám chỉ vị trí nào? Muốn trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí đó Property Manager sẽ cần sở hữu những yếu tố nào? Hãy cùng nắm bắt mọi thông tin hữu ích thông qua bài viết về Property Manager này nha.
1. Nắm bắt thuật ngữ Property Manager cùng xu hướng
Để dịch sát nghĩa tiếng việt nhất dành cho Property Manager thì có lẽ đó là thuật ngữ chỉ về một người đảm nhận cho nhiệm vụ quản lý về tài sản. Tuy nhiên, bạn cũng đừng có sự nhầm lẫn vị trí này so với quản tài viên tại luật phá sản về công việc quản lý, kiểm kê tài sản. Bởi hai thuật ngữ này có sự khác biệt hoàn toàn đó.
Một Property Manager là người với công việc chính theo nghĩa đen về việc quản lý thay cho chủ sở hữu về một lượng khối tài sản nào đó. Cũng đó là việc quản lý này sẽ đem lại một mức lợi nhuận cùng sự thỏa thuận giữa hai bên cho công sức thời gian thực hiện quản lý. Và hiển nhiên rằng quản lý tài sản không chỉ đơn giản là việc giữ gìn mà còn bao gồm việc vận hành, tạo ra lợi nhuận từ tài sản.
Ví dụ được cho là điển hình nhất hiện nay tại nước ta đó chính là thị trường bất động sản. Một vài năm gần đây với sự tác động của nền kinh tế cùng các chính sách cho việc đầu tư mà thị trường này có sự phát triển sôi động hơn thay vì chỉ là mua và bán thì việc cho thuê bất động sản cũng được áp dụng. Bởi chính những người sở hữu cho bản thân nhiều bất động sản nhưng lại không muốn bán đi về nguồn bất động sản này thì họ lựa chọn đem đi cho thuê và đem lại nguồn lợi nhuận phát sinh cố định.
Chính bởi vậy mà Property Manager được cho là nơi cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho các chủ sở hữu lựa chọn gửi gắm tài sản thay vì tự chính bản thân đăng tin cho thuê và dẫn những người có nhu cầu để tìm hiểu và xem xét. Các chủ sở hữu sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, công sức bỏ ra đi lại ít vì họ chỉ cần làm việc với một Property Manager mà không cần tới nhiều khách hàng, còn lại công việc về sau tất cả sẽ do người quản lý tài sản này đảm nhận.
Ngoài ra Property Manager sẽ còn áp dụng được cho chính cả tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình và đi kèm đó là có thể thực hiện cho việc nâng cấp và phát triển. Bởi vậy mà đây được cho là một xu hướng của tương lai khi nhu cầu cần tới của con người không ngừng tăng cao. Tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn chi tiết về vị trí công việc này chúng ta cùng đón xem ngay tại phần tiếp theo.
2. Điều cần nắm về vị trí Property Manager cho quản lý tài sản
2.1. Công việc gắn liền với tài sản
Tất cả mọi công việc từ việc tìm khách hàng cho tới các vấn đề liên quan đến pháp lý phát sinh của hai bên cũng như thu tiền, chi trả lợi nhuận và bất cứ gì liên quan tới tài sản đều sẽ cần thông qua bởi Property Manager. Còn về mặt chủ sở hữu sẽ chỉ cần bàn giao theo hợp đồng cho người quản lý tài sản này là “xong” mọi vấn đề lo lắng cho thời gian, chi phí, tìm nguồn cần, chịu rủi ro về hợp đồng thuê là không còn. Chỉ là nhận lại về lợi nhuận có được cho việc cho thuê thỏa thuận từ trước và tác động làm cho điều này dần trở thành một xu thế trên thị trường hiện nay.
Tuy là Property Manager sẽ nhận và quản lý tài sản cho các chủ sở hữu làm việc theo hợp đồng có sự giao kết nhưng về công việc chung phát sinh thì cũng luôn có sự cố định. Vậy công việc của một nhà quản lý tài sản sẽ bao gồm những gì?
+ Thực hiện việc quản lý và giám sát của mình về các tài sản được giao phó cho quá trình hợp tác làm việc thuê, cung cấp dịch vụ thuê.
+ Chủ động cho việc lên các kế hoạch, đưa ra các chính sách điều khoản riêng đối với từng khách hàng được giao phó cùng tài sản tương xứng đi kèm.
+ Luôn thực hiện công tác cho việc kiểm tra, tiến hành sắp xếp và bảo trì tài sản dịch vụ để đáp ứng đầy đủ cho các tiêu chuẩn đề ra khi cung ứng trên thị trường theo nhu cầu sử dụng.
+ Nắm bắt về các mối quan hệ để có thể thực hiện việc duy trì cho thuê lâu dài hơn đem lại sự ổn định và lợi nhuận nhận được. Có sự đàm phán phù hợp về các hợp đồng đối với bên thuê dịch vụ.
+ Đảm nhận việc quảng cáo, đưa tin để những người có nhu cầu cho việc thuê có thể tìm kiếm tài sản một cách dễ dàng hơn và chính tài sản bạn đảm nhận cũng không bị bỏ trống khi có thể đem lại lợi nhuận.
+ Phấn đấu không ngừng để có thể hoàn thành về các mục tiêu tài chính đã được đề ra thỏa thuận.
2.2. Cơ hội phát triển với công việc Property Manager
Bạn cũng nhận thấy được rằng thị trường lao động hiện nay không ngừng vận động và thay đổi từng giờ, từng ngày hay chính theo từng giai đoạn của sự phát triển. Bởi vậy mà các công việc mới từ đây cũng được phát sinh nhiều hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu cần tới của thị trường, nhà tuyển dụng cần lựa chọn. Vị trí việc làm Property Manager chính là công việc mới đó, với mô hình công việc yêu cầu không quá cao dễ dàng đáp ứng sẽ trở thành một nghề tiềm năng. Đi liền với sự hứa hẹn lớn cho tương lai thăng tiến và cơ hội việc làm không ngừng nghỉ khi mà nhu cầu cho thuê dịch vụ bất động sản không có sự chững lại.
Hơn nữa nền kinh tế nước ta đang vận động rất sôi động cùng sự hội nhập xu hướng mới. Các tầng lớp người giàu với sự gia tăng nhanh hơn về bất động sản nắm giữ và xu hướng cho thuê để đem lại lợi nhuận thay vì bán hoàn toàn lại có sự chênh lệch. Và tất nhiên những người chưa có đủ điều kiện mua nhà sẽ phải “đành lòng” tìm tới chủ nhà cho thuê để lựa chọn chỗ ở.
Chính điều này sẽ làm cho các các nhà tuyển dụng cần tới các Property Manager nhiều hơn tạo điều kiện cho các ứng viên mở rộng tìm kiếm việc làm. Có thể dễ dàng nắm bắt công việc với mức thu nhập hấp dẫn ngay tại chính các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh với số lượng dân thập phương làm việc và học tập nhiều thì nhu cầu nhà ở chính là cần thiết. Tuy nhiên, chính bởi là nơi tập trung đông như vậy thì mức độ cạnh tranh của các ứng viên cũng tăng cao và bạn sẽ cần gây ấn tượng cho mình tốt hơn thông qua CV xin việc, cách lựa chọn tìm kiếm phù hợp bởi viecday365.com chả hạn.
2.3. Thu nhập theo “khối” tài sản
Điều rất dễ hiểu về mức thu nhập của một Property Manager quản lý tài sản đó chính là phụ thuộc vào khối tài sản cho thuê được giao cho quản lý theo hợp đồng khách hàng. Tùy thuộc vào khối lượng nhiều hay ít mà số phần trăm mức lương của họ từ đó cũng tăng cao lên tới 40 - 50%.
Cũng giống như chính các mô hình kinh doanh ăn theo doanh thu hoa hồng vậy. Việc bạn cho thuê được càng nhiều cùng các mức giá càng hấp dẫn thì mức lương cơ bản của bạn + phần trăm doanh thu sẽ đem lại thu nhập chính không giới hạn, mức lương dưới 10 triệu/ tháng thật sự dễ dàng nhận được.
Tìm việc làm chuyên viên tư vấn bất động sản
3. Kỹ năng để có thể trở thành một Property Manager chuyên nghiệp
Việc quản lý một tài sản không hề dễ dàng và sẽ cần tới một trình độ cũng như kinh nghiệm nhất định thì mới có thể đảm nhận. Cũng như cạnh đó là sự am hiểu pháp luật, quy định cũng như nghiệp vụ liên quan thì mới có thể xử lý tốt được các khối tài sản hiện hành hay đơn giản là duy trì điều kiện tốt nhất cho các bất động sản theo thời gian đem lại nguồn doanh thu tăng cao. Để chi tiết tạo nên sự thành công thì bạn sẽ cần có những kỹ năng gì?
3.1. Am hiểu về quản lý tài sản
Bạn biết rằng việc một nhà quản lý cần hiểu rõ về tài sản cũng như các khía cạnh liên quan là điều cần thiết để đảm bảo được sự an toàn, sử dụng dịch vụ cung ứng theo quy tắc. Cũng như thông qua kiến thức này bạn có thể đưa ra được các chính sách tốt nhất cho việc quản lý tài sản gia tăng về lợi nhuận. Hãy luôn nhớ rằng các chủ sở hữu hay khách hàng tiềm năng sẽ luôn mong muốn làm việc với một chuyên gia, cùng việc họ nhận được sự tin tưởng từ chính người gửi gắm.
3.2. Am hiểu về công nghệ, cơ sở nền tảng dữ liệu
Thời đại công nghệ thì làm việc với các cơ sở dữ liệu cũng như thiết bị quản lý hiện đại sẽ giúp bạn đạt được năng suất cao hơn giúp cho các quá trình phân tích, tiếp cận thống kê tài sản cũng trở nên đơn giản. Luôn đảm bảo được tính chính xác sự chuyên nghiệp cho nghiệp vụ là bạn đang tự trau dồi cho chính mình thêm về kỹ năng. Bởi số lượng khách hàng của bạn đôi khi là rất lớn và bạn không thể nhớ hết hãy tận dụng công nghệ cho công việc nhé.
3.3. Nắm bắt được tâm lý nhanh nhạy
Khi bạn nắm bắt được tâm lý của người thuê cũng như chủ tài sản cho thuê thì bạn sẽ hiểu được điều họ cần là gì? Vì bạn là một người trung gian cho hai bên trong mối quan hệ thuê và cung cấp lợi nhuận này do đó việc cam kết quản lý tốt cho tài sản tốt là vô cùng quan trọng. Cũng như việc cung cấp đó khi đáp ứng được điều cần từ hai bên sẽ luôn đạt được kết quả cao hơn sự mong đợi.
3.4. Sự đàm phán thuyết trình
Việc mà bạn có kỹ năng cho việc giao tiếp và thuyết trình sẽ giúp việc tiếp cận cũng như tạo dựng kết nối các mối quan hệ tốt hơn. Để thông qua sự kết nối đó có thể tiến tới sự đàm phán dễ dàng cái tiến sự thuê và cung ứng của hai bên theo chiều hướng tích cực với sự lâu dài hơn. Thay vì sự thuê ngắn hạn không ổn định gây nên tìm kiếm, tổn thất không cần thiết.
Tìm việc làm quản lý dự án bất động sản
3.5. Các kỹ năng khác
Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị cho bản thân các kỹ năng khác nữa đi kèm từ việc bản thân có sự am hiểu về thị trường bất động sản để thấy được sự thay đổi và bạn cũng chuyển đổi phù hợp tránh được việc mức giá là quá cao hoặc là quá thấp. Cùng đó việc quản lý tốt cho tài chính sẽ giúp bạn tính toán xây dựng được các chiến lược hợp lý hơn hay sự am hiểu về thủ tục xây dựng pháp lý cùng kiến thức trau dồi mới sẽ luôn là yếu tố cần cho thăng tiến.
Mọi thông tin cung cấp này bởi viecday365.com hy vọng đã thực sự giúp bạn có cái nhìn sâu nhất về Property Manager là gì để từ đó có thể lựa chọn cách thức tốt nhất cho quản lý tài sản. Cũng như đó là điều kiện để bạn có thể lựa chọn được công việc liên quan tới quản lý bất động sản trên thị trường sôi động như hiện nay.
3166 0