PLC trong Marketing là gì? Phân tích các giai đoạn trong PLC

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hường tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hường

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người càng có sự thay đổi. Tuỳ vào từng mốc thời gian mà nhu cầu con người sẽ khác nhau suy ra các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng cho con người cũng thay đổi. Đó chính là quy luật PLC, như vậy PLC trong Marketing là gì? Mời bạn cùng tham khảo bài đọc dưới đây nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về PLC trong Marketing

PLC là tên viết tắt của Product Life Cycle có nghĩa Tiếng Việt là Chu kỳ sống của Sản phẩm. Đây được hiểu là một thuật ngữ chỉ quá trình biến đổi giữa doanh số và lợi nhuận của một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ nào đó khi được tung ra thị trường cho đến khi sản phẩm đó bị rút ra khỏi thị trường.

PLC trong Marketing
PLC trong Marketing

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về thuật ngữ Impression trong Marketing là gì? 

2. Khám phá các giai đoạn trong PLC

Thông thường, PCL (Chu kỳ sống của sản phẩm) sẽ được tiếp diễn thông qua 4 giai đoạn chính bao gồm: Thâm nhập, Tăng trưởng, Bão hoà, Suy thoái. Để giúp các bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về những giai đoạn này, xin mời cùng viecday365 đọc bài viết dưới đây nhé.

2.1. Giai đoạn 1 (Triển khai)

Giai đoạn triển khai chính là khi một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ của doanh nghiệp được tung ra thị trường và khởi đầu 1 chu kỳ sống. Trong giai đoạn Triển khai này sẽ khá ít người tiêu dùng biết đến sự tồn tại của sản phẩm. Chính vì vậy, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp đó là giới thiệu sản phẩm, dịch vụ này đến khách hàng tiềm năng.

Thông thường, giai đoạn đầu sẽ mang về doanh số khá thấp, thậm chí doanh số bị âm do chịu các chi phí quảng cáo sản phẩm và các khoản chi phí đầu tư cho chiến dịch Marketing khác.

Các bạn có thể tham khảo chiến lược Marketing trong giai đoạn 1 này như sau:

- Mục tiêu của chiến lược chung chính là quảng cáo sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.

Giai đoạn Triển khai
Giai đoạn Triển khai

- “Innovator" hay còn gọi là “Khách hàng chủ yếu”: Đây chính là nhóm khách hàng chuyên săn

các sản phẩm, dịch vụ mới.

- Nghiên cứu cách vận hành chiến lược Marketing mix:

Về sản phẩm: Doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm cơ bản

Về giá cả: Doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược giá hớt váng sữa. Thông thường những sản phẩm này nằm trong mức định giá thành rất cao khi tung sản phẩm ra thị trường, sau đó theo thời gian sẽ bị trì trệ. 

Về phân phối: Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn lọc kênh phân phối phù hợp.

Promotion: Doanh nghiệp tạo các chiến dịch quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông như đài radio, TV, radio, báo chí hoặc Internet. 

2.2. Giai đoạn 2 (Tăng trưởng)

Sau khi khởi đầu việc triển khai sản phẩm, dịch vụ lên thị trường thì khi đó doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh. Trong giai đoạn này, sẽ có khá nhiều khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn, chi phí khách hàng bắt đầu có xu hướng sụt giảm sẽ lại dẫn đến tình trạng tăng về lợi nhuận.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể mở rộng các chuỗi hệ thống phân phối sản phẩm và khi đó mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Tham khảo một số chiến lược Marketing đối với sản phẩm, dịch vụ trong giai đoạn tăng trưởng:

- Mục tiêu của chiến lược chung chính là thâm nhập thị trường

Giai đoạn Tăng trưởng
Giai đoạn Tăng trưởng

- "Early adopter" hay còn gọi là “Khách hàng chủ yếu”: Đây chính là nhóm khách hàng có xu hướng thích nghi nhanh với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

- Nghiên cứu cách vận hành chiến lược Marketing Mix:

Về sản phẩm: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp hãy không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Đồng thời tung thêm các dòng sản phẩm cải biến chẳng hạn như Apple, sau khi ra mắt dòng máy Iphone 5, sau 1 thời gian Apple đã tung thêm 2 dòng sản phẩm được nâng cấp chính là Iphone 5S và Iphone 5C.

Về giá cả: Doanh nghiệp sẽ đưa ra các định giá dựa theo giá trị của sản phẩm đối với sản phẩm "hot" hoặc các mức chi phí sản xuất đối với sản phẩm chuyên dùng.

Về phân phối: Doanh nghiệp không ngừng mở rộng hệ thống phân phối, các kênh phân phối tiềm năng.

Promotion: Giai đoạn này có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản chi phí cho chiến dịch quảng cáo. Đồng thời sử dụng các kênh giao tiếp như điện thoại di động, SMS, Email hoặc Facebook với mục tiêu xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Xem thêm: Chỉ số ROI trong Marketing là gì? Chỉ số ROI được tính thế nào? 

2.3. Giai đoạn 3 (Bão hòa)

Khi một sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp của bạn đã bước sang giai đoạn bão hoà của chu kỳ sống khi lợi nhuận của sản phẩm này có xu hướng tăng chậm và chuẩn bị chạm trần chính là khi lợi nhuận ở mức cao nhưng mức tăng trưởng luôn thấp. 

Đối với giai đoạn Bão hoà này điều đáng chú ý chính là tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt dẫn đến các khoản chi phí khách hàng tăng cao hơn.

Tham khảo một số chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn bão hòa như sau:

- Mục tiêu của chiến lược chung chính là củng cố thương hiệu

Giai đoạn Bão hòa
Giai đoạn Bão hòa

- Nhóm khách hàng chủ yếu và nhóm khách hàng trung thành bao gồm "Early maturity" và "Late maturity".

- Nghiên cứu cách vận hành chiến lược Marketing Mix

Về sản phẩm: Doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến đặc tính sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn.

Về giá cả: Giá cả của sản phẩm, dịch vụ sẽ còn tùy theo mức độ cạnh tranh trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp mới có quy mô nhỏ thì nên định giá sản phẩm thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn và thương hiệu đã thân thiện với người dùng thì hoàn toàn có thể định giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh với mục tiêu khẳng định chất lượng và giá trị sản phẩm thương hiệu mà khách hàng luôn tin dùng.

Về phân phối: Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng các chuỗi hệ thống phân phối đã xây dựng trong các giai đoạn trước đó.

Promotion: Về phần Content, nội dung quảng cáo cần có sự tập trung chủ đạo về sự khác biệt nổi bật của sản phẩm doanh nghiệp so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Không ngừng hỗ trợ, chăm sóc khách hàng chu đáo để tạo niềm tin và sự uy tín.

2.4. Giai đoạn 4 (Suy thoái)

Đối với chu kỳ sống của một sản phẩm thì giai đoạn suy thoái chính là giai đoạn cuối cùng. Cụ thể, khi mức lợi nhuận và doanh thu của sản phẩm bắt đầu có xu hướng giảm thì giai đoạn này hầu hết các doanh nghiệp sẽ muốn rút sản phẩm khỏi thị trường càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu chiến lược Marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn suy thoái như sau:

- Mục tiêu của chiến lược chung chính là rút sản phẩm ra khỏi thị trường

Giai đoạn Suy thoái
Giai đoạn Suy thoái

- "Laggard" chính là nhóm khách hàng chấp nhận sử dụng các sản phẩm, dịch vụ lỗi thời của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu cách vận hành chiến lược Marketing Mix

Về sản phẩm: Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữ nguyên hoặc nâng cấp sản phẩm nếu cần thiết miễn là doanh nghiệp vẫn đảm bảo được ngân sách về sản lượng sản xuất sao cho hàng tồn không bị ứ đọng sau khi doanh nghiệp đã gỡ bỏ sản phẩm ra khỏi thị trường.

Về giá cả: Có thể đưa ra mức giá giảm sâu nhất có thể bằng cách sử dụng các chiến lược Giảm giá hoặc Tặng kèm để đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ cần thanh lý.

Về phân phối: Từ từ gỡ bỏ các sản phẩm ra khỏi các chi nhánh phân phối với mục tiêu giảm chi phí sản phẩm.

Giảm chi phí sản phẩm
Giảm chi phí sản phẩm

Trên đây là các thông tin cơ bản về PLC trong Marketing cũng như thông tin về các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm đã được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết nhất. 

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài đọc này sẽ mang lại cho độc giả nhiều kiến thức bổ ích và cái nhìn sâu rộng hơn về lĩnh vực Marketing. Đừng quên thường xuyên theo dõi và cập nhật các bài viết mới nhất qua trang của chúng tôi bạn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem857 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT