[Góc nghề] Nhân viên tư vấn tài chính là gì? Cần kỹ năng gì?
Theo dõi viecday365 tạiTrong nhóm ngành tư vấn, có lẽ tư vấn tài chính là một nghề nghiệp được đông đảo người tìm việc quan tâm. Với yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là cần các yếu tố về kỹ năng và thái độ. Nghề tư vấn tài chính có cơ hội kiếm được “bội tiền” và triển vọng thăng tiến nhanh chóng. Vậy nhân viên tư vấn tài chính là gì? Một ngày làm việc cụ thể của họ ra sao? Hãy cùng viecday365.com khám phá chân dung công việc hấp dẫn này nhé!
1. Tìm hiểu về nghề tư vấn tài chính
Nói đến tư vấn tài chính, chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ với chúng ta. Bạn có thể đã từng bắt gặp hình ảnh của họ ở đâu đó trong các doanh nghiệp tín dụng, công ty bảo hiểm, bất động sản hay các ngân hàng. Vậy nhân viên tài chính - Họ là ai?
1.1. Khái niệm nhân viên tư vấn tài chính là gì?
Trước hết, cần khẳng định, tư vấn tài chính là một nhóm ngành trong lĩnh vực tư vấn nói chung, thực hiện công tác tư vấn, đưa ra lời khuyên và các giải pháp hữu ích về các kế hoạch liên quan đến tài chính cho những cá nhân có nhu cầu nhất định. Khi cung cấp được cho khách hàng những kế hoạch đầu tư, tiết kiệm, kinh doanh hay quản lý tài chính hiệu quả. Lúc đó, dịch vụ tư vấn tài chính sẽ được phản hồi tích cực về chất lượng.
Nhân viên tư vấn tài chính là cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình gặp gỡ khách hàng, thực hiện tư vấn và đưa ra những phân tích, chiến lược, thiết lập các kế hoạch tài chính cho khách hàng. Như vậy, đối với nhân viên tài chính, họ cần là các cá nhân thực sự là “chuyên gia” trong lĩnh vực này. Nghĩa là sự am hiểu của họ về tài chính khá bao quát, gồm kiến thức về đầu tư, tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, hưu trí, thuế, đầu tư dài hoặc ngắn hạn,...
Financial Advisor hay là thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh chỉ các nhân viên tư vấn tài chính. Họ là các nhân viên hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty tài chính và thực hiện giám sát, quản lý tài sản. Bên cạnh đó, nhân viên tư vấn tài chính còn đảm đương xử lý các khía cạnh liên quan đến bảo hiểm của các khách hàng. Hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn khách hàng về các kế hoạch đầu tư tài chính trong tương lai. Do tính chất công việc linh hoạt, nhân viên tư vấn tài chính có thể làm việc dưới sự quản lý của công ty, hoặc cũng có thể chủ động cung cấp dịch vụ tư vấn độc lập.
1.2. Phân loại tư vấn tài chính
Ngành tư vấn tài chính nói chung được phân thành hai loại:
+ Thứ nhất, tư vấn tài chính cá nhân: Đây là dịch vụ được cung cấp nhằm phát triển các kế hoạch tài chính cá nhân cho khách hàng. Trong tư vấn tài chính cá nhân, nhân viên sẽ thực hiện tư vấn các loại hình tương đương với các kế hoạch tài chính cụ thể, chi tiết. Chẳng hạn như công nợ, thuế, bảo hiểm, tài sản,... Khách hàng tìm đến dịch vụ này với nhu cầu đảm bảo tiết kiệm tài chính đúng cách, và gia tăng thêm lợi nhuận cho các khoản đầu tư đúng cách.
+ Thứ hai, tư vấn tài chính doanh nghiệp: Không còn tiếp xúc với khách hàng cá nhân, dịch vụ này dành cho các tổ chức, công ty. Đó chính là lý do khối lượng công việc của một nhân viên tư vấn tài chính doanh nghiệp bao giờ cũng lớn hơn, áp lực và phức tạp hơn rất nhiều. Nhân viên tư vấn tài chính cho doanh nghiệp thường là người am hiểu và nắm bắt đặc trưng, thực trạng nguồn lực tài chính của tổ chức. Tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những đề xuất, tham mưu, cố vấn về các phương án đầu tư, tiết kiệm, quản lý tài chính cho tổ chức đó.
2. Mô tả công việc của nhân viên tư vấn tài chính
Vậy sau khi đã hiểu khái niệm về một nhân viên tư vấn tài chính là gì? Hãy cùng viecday365.com khám phá một ngày làm việc của họ nhé!
2.1. Trách nhiệm tổng thể
Họ là những cá nhân chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động nhằm cam kết về các kế hoạch chiến lược nội bộ của doanh nghiệp hoặc khách hàng. Giúp các kế hoạch được triển khai thuận lợi, nhân viên tư vấn tài chính cũng phân tích các nhu cầu ngân sách. Họ còn là những người am hiểu về thuế, có kiến thức nằm lòng về các quy định, luật lệ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Họ thường xuyên phải ghi chép, tổng hợp các biến động tài chính theo định kỳ thông qua quá trình làm việc với nhiều đối tác khách hàng.
Trách nhiệm chính của nhân viên tư vấn tài chính bao gồm:
+ Thứ nhất, tìm hiểu và xác nhận thực trạng tài chính, ngân sách đầy đủ, chi tiết và cụ thể của khách hàng. Đảm bảo về các nội dung bao gồm: Mức thu nhập, đầu tư, thuế, bảo hiểm, vay vốn, tiết kiệm,...
+ Thứ hai, xây dựng và thiết lập một chương trình - kế hoạch tài chính đảm bảo tính hiệu quả thông qua quá trình mức độ rủi ro có thể chấp nhận và mục tiêu cụ thể mong muốn.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể
Những nhiệm vụ cụ thể của nhân viên tư vấn tài chính bao gồm:
- Tổng hợp, phân tích và thực hiện tính toán các rủi ro có thể chấp nhận cũng như chi phí đi kèm với các giao dịch cụ thể của doanh nghiệp.
- Đảm bảo, giám sát và cam kết về các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp là tuân thủ theo quy định chung của pháp luật Nhà nước, ngành nghề.
- Theo dõi, giám sát và nhìn nhận, đánh giá năng lực làm việc của nhân sự thuộc bộ phần tài chính nói chung. Hướng đến việc đề xuất thăng tiến, khen thưởng hoặc kỷ luật, sa thải nội bộ.
- Hỗ trợ triển khai các công việc bằng cách xây dựng kế hoạch hành động tài chính cụ thể.
- Xây dựng, triển khai việc tạo báo cáo về ngân sách và giá cả, sau đó gửi cho lãnh đạo bộ phận hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm tài chính do doanh nghiệp cung cấp có khả năng lợi nhuận đến với hệ thống khách hàng.
- Giúp khách hàng hiểu và phân tích các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn thông qua việc tương tác thường xuyên liên tục với khách hàng.
- Chủ động triển khai kế hoạch hành động trong kế toán - kiểm toán hoạt động tài chính của doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chuẩn.
- Quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính liên quan đến doanh nghiệp, chuyển nhượng tài chính hay thiết lập ngân sách.
- Hỗ trợ và traning nhân viên cấp dưới nghiệp vụ về tài chính liên quan đến lập báo cáo tài chính, tính lương, kiểm toán, kế toán,...
- Tính toán và phân tích tỷ lệ khấu hao về các trang thiết bị, tài sản nói chung, đề xuất, tham mưu về việc mua lại và quản lý.
- Tiếp nhận, giải quyết và tham gia vào quá trình tranh chấp, tranh luận, xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tìm việc làm thực tập sinh tài chính
3. Cơ hội việc làm và mức lương của nhân viên tư vấn tài chính
Với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm, dịch vụ về tài chính như các công ty tín dụng, bảo hiểm hay các tổ chức ngân hàng - chứng khoán,... Đặc biệt là nhu cầu về quản lý tài chính, xây dựng các kế hoạch tiết kiệm, đầu tư đúng cách để “tiền đẻ ra tiền” của các doanh nghiệp nói chung, các cá nhân khách hàng nói riêng. Tất cả đều là điều kiện nói lên cơ hội việc làm cho nghề tư vấn tài chính.
Hơn hết, một nhân viên tư vấn tài chính hoàn toàn có thể xin làm việc ở các công ty, hoặc có thể làm việc độc lập như một chuyên gia. Mức thu nhập của công việc này phụ thuộc rất nhiều về thực lực của họ. Hoa hồng sau mỗi giao dịch tư vấn có thể biến nhân viên tư vấn tài chính thành những “triệu phú ngầm”. Tại nước ta, hiện nay, theo thống kê trung bình, mức thu nhập của nghề nghiệp này dao động từ 9 - 20 triệu. Đối với các nhân viên “lão luyện”, thu nhập trung bình có thể từ 30 triệu trở lên cho mỗi tháng làm việc.
Xem thêm: Các chỉ số tài chính được sử dụng trong phân tích chứng khoán
4. Phải làm gì để trở thành nhân viên tư vấn tài chính?
Có thể khẳng định, công việc nhân viên tư vấn tài chính không hề đơn giản. Đặc biệt, họ thường đối mặt với những trách nhiệm tài chính nặng nề cùng áp lực công việc tạo ra. Đó chính là lý do nghề nghiệp này không phải phù hợp với mọi đối tượng. Bạn cần những gì để tiến tới lĩnh vực sự nghiệp này?
4.1. Bộ kỹ năng hoàn chỉnh
Nhân viên tư vấn tài chính là gì? Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nói chung, họ chuyên nghiệp và ưu tú. Kỹ năng cần có của họ bao gồm:
+ Khả năng giao tiếp đỉnh cao: Tư vấn nói chung là nghề đưa ra những lời khuyên của một chuyên gia với các đối tượng khách hàng. Bạn cần có khả năng ăn nói để làm cho chủ đề giao tiếp trở nên có ý nghĩa, thu hút đối tượng khách hàng và đặc biệt là giữ được độ chuyên nghiệp, đáng tin cậy trước mắt họ.
+ Kỹ năng thu thập thông tin: Xây dựng một chiến lược hành động về tài chính không hề đơn giản. Để dự đoán chính xác những gì cần thực hiện, nhân viên tư vấn tài chính cần có khả năng thu thập, tìm hiểu, tổng hợp các dữ liệu, số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng, đặc biệt là các thông tin về tài chính của khách hàng.
+ Kỹ năng phân tích, quản lý tài chính và thời gian: Bạn cần trang bị khả năng giám sát, kiểm tra và tính toán phù hợp. Các dữ liệu, thông tin cần được đảm bảo về độ chính xác. Đối diện với nhiều tình huống tài chính, bạn sẽ càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để “lão luyện” hơn trong những lần tư vân sau. Nếu là một cá nhân mang các đặc trưng về các tính cách cẩn thân, chi tiết, cầu toàn, tinh tế,... công việc này rất đáng được cân nhắc.
+ Am hiểu thị trường đầu tư tài chính: Dĩ nhiên rồi, như ban đầu đã nói, một nhân viên tư vấn tài chính muốn làm việc hiệu quả, phải biến mình trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực khách hàng cần tư vấn. Chỉ khi bạn am hiểu thị trường, nắm vững các nội dung liên quan đến quy định, quy chế về tiết kiệm, đầu tư,... thì bạn mới có thể hỗ trợ khách hàng. Lúc đó, khách hàng cũng sẽ có nhìn nhận, đánh giá tốt hơn về bạn, có lòng tin hơn ở chủ đề mà bạn tư vấn.
+ Tận tình, sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu: Thị trường việc làm liên quan đến kinh doanh hay tư vấn,... đều phải gây ấn tượng bằng dịch vụ khách hàng. Chăm sóc khách hàng tốt là một trong những mấu chốt giúp bạn thành công.
4.2. Chuyên môn cần có
Không giống như các vị trí thuộc về kinh doanh, chẳng hạn như nhân viên kinh doanh, tư vấn bán hàng,... có thể cho phép một ứng viên làm việc trái với chuyên ngành đang sở hữu. Lĩnh vực tư vấn tài chính yêu cầu ở bạn một chuyên môn vững chắc, đặc biệt liên quan trực tiếp đến ngành tài chính. Những chuyên môn bạn sở hữu sẽ giúp bạn chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là ứng viên ưu tú, phù hợp nhất, đặc biệt họ không cần tốn quá nhiều thời gian để đào tạo bạn.
Một số chuyên ngành cần trong yêu cầu công việc của vị trí này bao gồm: Kinh tế, thương mại, chứng khoán, ngân hàng, tài chính, kế toán - kiểm toán, thuế,... Một số cơ sở giáo dục đào tạo các chuyên môn phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp này như: ĐH Kinh tế (ĐHQGHN), ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại Hà Nội, ĐH Ngoại thương Hà nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế (ĐHQG TPHCM),....
Bạn có thể truy cập vào website viecday365.com để nhận về cơ hội tuyển dụng việc làm nhân viên tư vấn tài chính chất lượng nhất!
Nhân viên tư vấn tài chính là gì? Bạn đã sẵn sàng hành trình bắt đầu với sự nghiệp công việc này hay chưa?
1910 0