Làm rõ nhãn hàng hóa là gì? Những điểm cần biết khi đăng ký nhãn hàng hóa ở Việt Nam
Theo dõi viecday365 tạiNền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, kéo theo các hoạt động mua bán đa dạng và phong phú. Cùng với đó, nhu cầu của người dân ngày càng tăng, hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều nhằm phục vụ nhu cầu đó. Cũng vì thế, người mua hàng có thể nhầm lẫn bất cứ lúc nào về chủng loại, xuất xứ, chất lượng của hàng hóa. Và đôi khi, các doanh nghiệp cũng khá hoang mang về vấn đề này. Một trong những yếu tố giảm bớt tình trạng này chính là nhãn hàng hóa.
Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nhãn hàng hóa.
1. Các khái niệm cần biết
1.1. Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là một phạm trù thuộc về kinh tế trong lý luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, cũng là một thuật ngữ kinh tế quan trọng. Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về hàng hóa được các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra. Tuy nhiên, để tránh việc nắm bắt mơ hồ, chúng ta có thể hiểu nôm na khái niệm hàng hóa như sau:
Hàng hóa là một sản phẩm của người lao động, được diễn ra qua các hoạt động mua và bán nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định nào đó của con người.
Xem thêm: Phí và lệ phí là gì? Phí và lệ phí được phân biệt như thế nào?
1.2. Nhãn hàng hóa là gì?
Thường thì, để tránh việc mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người mua hàng tính cách cẩn thận sẽ tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến hàng hóa thông qua quảng cáo trên báo đài, ti vi hoặc các kênh điện tử khác. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng trong việc phân biệt hàng hóa chính là nhãn hàng hóa. Vậy nhãn hàng hóa là gì?
Nhãn hàng hóa là tổng hợp các bản in, bản viết, vẽ, hình chụp của văn bản, hình vẽ, hình ảnh được in, dán, gắn, đúc, khắc chạm trên hàng hóa, bao bì hoặc các chất liệu khác có trên hàng hóa.
1.3. Nhãn hiệu là gì?
Thực tế, không phải ai cũng phân biệt được đâu là nhãn hiệu và đâu là nhãn hàng hóa. Dưới đây là khái niệm cụ thể về nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu là một loại dấu hiệu được sử dụng để phân biệt các loại hàng hóa hay dịch vụ của các tổ chức, cá nhân. Nhãn hiệu là sản phẩm mang tính trí tuệ của cá nhân, tổ chức. Nhãn hiệu có thể đăng ký là nhãn hiệu độc quyền của cá nhân, tổ chức đó và nó được pháp luật bảo hộ.
- Nhãn hiệu được phân thành các loại như sau:
+ Loại tập thể được dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của các cá nhân thuộc một tổ chức nào đó mà cá nhân đó là người sở hữu nhãn hiệu đó với dịch vụ, hàng hóa của các cá nhân, tổ chức không thuộc tổ chức đó.
+ Loại chứng nhận là nhãn hiệu mà người sở hữu nhãn hiệu đó đã cho phép các tổ chức hay các cá nhân khác được sử dụng nhãn hiệu đó nhằm mục đích chứng minh xuất xứ nguồn gốc, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, phương thức cung cấp dịch vụ, chất lượng hay các đặc trưng khác của dịch vụ, hàng hóa đang sử dụng nhãn hiệu.
+ Loại liên kết là nhãn hiệu cùng một chủ đăng ký hoặc có điểm giống nhau, sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ giống nhau hoặc gần giống nhau hoặc có liên quan với nhau.
Chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu là quảng cáo, thông tin đến người mua hàng những đặc tính cụ thể nhất của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Một nhãn hiệu chất lượng cho thấy sự đầu tư nghiêm túc từ cá nhân, tổ chức.
Việc làm bán hàng
2. Những điểm cần biết khi đăng ký nhãn hàng hóa ở Việt Nam
- Tất cả các loại hàng hóa, không kể lưu thông trong nước hay được xuất khẩu ra nước ngoài đều phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định của Nhà nước. Vậy để tránh mắc phải các lỗi liên quan đến hàng hóa kinh tế và thị trường, cần nắm rõ một số nội dung cần thiết khi đăng ký nhãn hàng hóa tại Việt Nam.
- Mục đích của việc ghi nhãn hàng hóa nhằm làm căn cứ cho người tiêu dùng nhận biết về hàng hóa đó để từ đó quyết định lựa chọn và sử dụng. Đồng thời, ghi nhãn hàng hóa nhằm cho các doanh nghiệp và sản xuất quảng bá cho chính thương hiệu và sản phẩm cảu mình. Ghi nhãn hàng hóa cũng là cơ sở để tạo sự thuận tiện cho việc kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng.
Bên cạnh các sản phẩm hàng hóa bắt buộc phải đăng ký nhãn hàng thì các loại hàng hóa sau đây không cần phải thực hiện việc đăng ký nhãn hàng hóa, đó là:
- Các loại hàng hóa thuộc sản phẩm tươi sống, sản phẩm đã chế biến nhưng không có bao bì, bán trực tiếp cho người tiêu thụ.
- Các loại hàng hóa thuộc sản phẩm nhiên nguyên liệu (nông lâm sản, thủy hải sản và khoáng sản), các vật liệu xây dựng và phế liệu trong quá trình kinh doanh, sản xuất nhưng không có bao bì, bán trực tiếp cho người tiêu thụ.
Vậy cùng tìm hiểu xem ghi nhãn hàng hóa như thế nào và những nội dung phải thể hiện trên nhãn hàng hóa là gì nhé.
- Các nội dung bắt buộc cần phải thể hiện trên một nhãn hàng hóa bao gồm: danh xưng của hàng hóa; danh xưng và địa chỉ của các cá nhân, tổ chức sở hữu hàng hóa và chịu trách nhiệm về hàng hóa đó; nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (đối với loại hàng hóa nhập khẩu)
- Tùy vào đặc tính của mỗi loại hàng hóa, một số nội dung khác cần phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, cụ thể là: thời gian sản xuất và hạn sử dụng, thành phần có trong hàng hóa, các thông số kỹ thuật cụ thể, hướng dẫn bảo quản và sử dụng, các cảnh báo về an toàn và vệ sinh môi trường.
- Bên cạnh các nội dung chính mang tính bắt buộc trong việc ghi nhã hàng hóa, các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu và có trách nhiệm về hàng hóa đấy còn được phép thể hiện lên nhãn hàng hóa những nội dung ngoài lề khác. Những nội dung này cần phải hợp pháp, đúng quy định, đảm bảo thể hiện đúng bản chất của hàng hóa đó, không che lấp và làm ảnh hưởng đến các nội dung chính.
- Nhãn hàng hóa phải nằm ở trên hàng hóa, bao bì sản phẩm của hàng hóa, đặt ở vị trí dễ dàng nhìn thấy và quan sát, bảo đảm các thông tin về nội dung trên nhãn hàng hóa mà không làm ảnh hưởng đến các bộ phận của hàng hóa. Trong một số trường hợp không mở được hay không thể mở bao bì bên ngoài thì bên ngoài phải ghi nhãn bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa. Mặt khác, trong một số trường hợp không thể trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa thì ngoài các nội dung khác như danh xưng của hàng hóa và của cá nhân, tổ chức sở hữu và chịu trách nhiệm về hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, ngày sản xuất và hạn sử dụng phải bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa. Còn các nội dung gồm các thông tin khác về hàng hóa phải được ghi trong giấy tờ, tài liệu đi kèm hàng hóa đó.
- Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa phải được định dạng bằng tiếng Việt. Đối với những hàng hóa đang lưu thông trong nước, ngoài nội dung thể hiện trên nhãn bằng tiếng Việt còn có thể sử dụng ngôn ngữ khác. Nội dung sử dụng ngôn ngữ khác phải thể hiện trùng khớp, tương ứng với nội dung sử dụng bằng tiếng Việt và phải có kích thước nhỏ hơn nội dung sử dụng tiếng Việt.
- Đối với những hàng hóa nhập khẩu mà trên nhãn chính không ghi rõ các nội dung bắt buộc sử dụng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ đi kèm, nhãn phụ buộc phải sử dụng tiếng Việt và phải ghi rõ các nội dung bắt buộc. Mặt khác, không làm thay đổi nội dung ghi trên nhãn chính. Nhãn phụ sử dụng tiếng Việt phải tương ứng với nhãn gốc sử dụng ngôn ngữ khác ban đầu của hàng hóa. Nhãn phụ kèm theo cũng phải được gắn lên hàng hóa, bao bì hàng hóa nhưng phải đảm bảo không được che đi nội dung của nhãn gốc.
- Một số nội dung có thể sử dụng ngôn ngữ La tinh, gồm: danh xưng quốc tế hay danh xưng khoa học của thuốc được dùng cho người khi không có danh xưng tiếng Việt; danh xưng quốc tế hay danh xưng khoa học kèm theo các công thức cấu tạo và công thức hóa học; danh xưng quốc tế hay danh xưng khoa học của các thành phần, định lượng hàng hóa khi không được dịch ra tiếng Việt hoặc dịch những không có nghĩa; Danh xưng, địa chỉ các cơ sở, doanh nghiệp nước ngoài phụ trách sản xuất hoặc nhượng quyền sản xuất hàng hóa.
- Kích thước và màu sắc của nhãn hàng hóa sẽ do các cá nhân hay tổ chức sở hữu, chịu trách nhiệm về hàng hóa đó tự quy định. Phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa và đảm báo vị trí dễ nhìn, dễ nhận biết. Đối với các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa thì các ký tự phải có màu sắc tương phản so với màu nền nhãn hàng hóa đó.
Hoạt động mua và bán diễn ra rất đa dạng phong phú, chính vì thế để tránh việc phải mua nhầm những hàng hóa không cần thiết, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, người tiêu dùng cần quan tâm đến các thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Đồng thời, các cá nhân và tổ chức cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hàng hóa để thực hiện đăng ký nhãn hàng hóa theo quy định.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các nội dung cơ bản và thông tin cần thiết về nhãn hàng hóa.
1197 0