Người quay phim gọi là gì? Có thể bạn chưa biết về cameraman
Theo dõi viecday365 tạiVới sự phát triển của lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh thì quay phim đang trở thành một sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ và nắm bắt được hết những thông tin xoay quanh công việc thú vị này? Người quay phim gọi là gì? Và công việc cũng như vai trò của người quay phim ra sao? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn về những điều lý thú xoay quanh người quay phim nhé!
1. Người quay phim gọi là gì và những thông tin liên quan
Người quay phim được biết đến là người đứng sau camera và trực tiếp điều khiển camera để thu lại các hình ảnh vào máy quay. Chính vì đặc trưng công việc gắn với máy quay, do vậy mà người quay phim còn được gọi với tên tiếng anh là Cameraman.
Thực tế thì Cameraman là tên gọi phổ biến hơn cả để nói đến người quay phim. Mọi chuyển động của máy quay ở các góc máy khác nhau sẽ được những cameraman trực tiếp điều khiển. Vì thế mà bạn sẽ luôn thấy các cameraman gắn chặt với máy quay và theo sát từng chuyển động của nhân vật cũng như đối tượng mà họ chịu trách nhiệm thu hình.
Hiện nay, cameraman có rất nhiều sự lựa chọn cho mình để có thể hành nghề với việc quay phim. Họ có thể làm ở các địa điểm, lĩnh vực như:
- Các đài truyền hình của quốc gia hoặc ở địa phương.
- Các đoàn chuyên làm phim, các hãng phim, ekip quay phim.
- Các công ty về dịch vụ truyền thông và quảng cáo, hay chuyên tổ chức sự kiện.
- Việc làm quay phim tự do với sự đa dạng trong các job mà bản thân cảm thấy phù hợp.
Khác với nhiếp ảnh gia, các cameraman ghi lại các hoạt động diễn ra dưới dạng động thay vì những hình ảnh tĩnh. Vì thế mà những đoạn video mà họ ghi lại đem đến nhiều cảm xúc cũng như gợi nhớ được nhiều kỷ niệm, ký ức hơn cho người xem. Thông qua những chuyển động đó, từng ánh mắt, biểu lộ gương mặt của nhân vật và hành động thể hiện đều được truyền tải hết sức sinh động thông qua từng góc máy khác nhau. Chính vì thế đã làm nên sự thành công của ngành nghệ thuật thứ 7 là điện ảnh cũng như sự ứng dụng rộng rãi của video trong các lĩnh vực hiện nay.
Xem thêm: Bật mí bí mật liên quan đến mô tả công việc diễn viên đóng thế
2. Cameraman và vai trò của người quay phim không thể thiếu
Một điều khó có thể bàn cãi đó chính là vai trò của các cameraman hiện nay là vô cùng quan trọng. Từ các bộ phim bom tấn như Avengers, Mine hay các show truyền hình thực tế như Running man, hay các MV, video ca nhạc của Sơn Tùng MTP, Lukas Graham,... cho tới sự phát triển của các thương hiệu với những viral video triệu views như Điện máy xanh,.... Tất cả sự thành công của những chương trình này đều không thể vắng bóng cameraman.
Mặc dù, công việc quay phim của họ chỉ đơn giản là đứng sau máy quay và ghi hình. Thế nhưng, sự thật thì lại không đơn giản chỉ có thể là như vậy. Người quay phim sẽ cần lựa chọn góc máy sao cho làm nổi bật được nhân vật, ghi lại trọn vẹn từng khoảnh khắc đắt giá với cảm xúc thăng hoa được truyền tải ở thời điểm đó. Một bộ phim thành công là bộ phim người xem hiểu được diễn biến, tình tiết của câu chuyện và đặc biệt là họ cảm nhận được những cảm xúc mà nhân vật truyền tải qua từng tập phim. Và điều này là gánh nặng với cameraman khi cần phải nắm bắt kịp thời cũng như lột tả được điều đó.
Không chỉ trong điện ảnh, trong thời sự cũng vậy, những thông tin nóng hổi về chính trị, kinh tế, xã hội nếu như muốn chân thật nhất sẽ chẳng bao giờ thiếu đi những đoạn video được ghi hình lại các sự kiện diễn ra đó. Chắc hẳn các bạn sẽ chẳng bao giờ quên những video về cảnh bão lũ ở miền Trung đã tạo ra hậu quả nặng nề ra sao cho người dân nơi đây. Chỉ một đoạn video ngắn ngủi thôi cũng giúp cho người dân của cả Việt Nam đều nghẹn ngào đau xót cho những con người chân chất, những người là anh em, là đồng bào của mình.
Trong lĩnh vực kinh tế, người quay phim tưởng chừng không liên quan thế nhưng lại góp một phần công sức không nhỏ. Các bạn sẽ khó mà quên được video của Điện máy xanh với những người xanh từ đầu đến chân. Ngay khi quảng cáo được ra mắt thì đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. Trên Facebook đã nhan nhản các bài đăng về video này. Và điều này đã giúp cho Điện máy xanh trở thành từ khóa hot nhất ở thời điểm đó và có thể nói đó là một video giúp cho chiến dịch marketing của Điện máy xanh rất thành công. Và tất nhiên, để cho ra đời một đoạn video quảng cáo thì cameraman luôn là nhân vật không thể thiếu để cho ra đời những đoạn video hoàn hảo nhất.
Không đơn giản chỉ là quay, các cameraman cần có sự điều chỉnh máy quay với đa dạng các góc quay khác nhau để làm sao tất cả những thước phim mình ghi lại đều mang đến những đoạn video giá trị nhất, ý nghĩa nhất. Chính vì thế mà họ có một vai trò không thể thiếu trong các đoàn làm phim hay các bộ phận quay phim. Và cameraman cũng chính là người có sự ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm video gửi tới khán giả cũng như công chúng đón nhận.
Xem thêm: Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Các kỹ năng nghề nghiệp
3. Trách nhiệm và công việc của cameraman là gì?
Mỗi một vị trí, việc làm đều có những trách nhiệm và khối lượng công việc riêng. Đối với người quay phim hoặc cameraman, họ cũng phải chịu trách nhiệm và thực hiện công việc đó.
Về trách nhiệm của cameraman thì họ có trách nhiệm ghi lại các cảnh quay, thước phim theo sự chỉ đạo của đạo diễn với từng góc máy nhất định và đảm bảo cho các cảnh quay được chính xác và lột tả được ý đồ cũng như tâm trạng của nhân vật trong từng cảnh quay được thực hiện.
Về công việc của cameraman thì họ sẽ cần thực hiện những công việc dưới đây:
- Tiếp nhận kịch bản từ đạo diễn và trao đổi chi tiết với đạo diện về ý tưởng, nội dung chính của đoạn phim hay đoạn quảng cáo.
- Đưa ra các gợi ý về những phương hướng quay phim, cách đặt máy quay và trình tự quay cho từng cảnh.
- Lựa chọn góc máy phù hợp nhất cho mỗi cảnh quay để truyền tải được ý đồ của mỗi phân cảnh sao cho phù hợp với nội dung nhất có thể.
- Thực hiện việc ghi hình, điều khiển máy quay để thu lại các đoạn phim theo yêu cầu.
- Tổng hợp các cảnh quay, đoạn video có trong camera của mình để đưa vào máy tính, thực hiện công tác chuẩn bị cho việc dựng video.
- Thực hiện việc dựng video hoàn chỉnh một cách logic và phù hợp với nội dung của kịch bản. Đảm bảo truyền tải chính xác ý đồ tới người xem và công chúng đón nhận.
- Thực hiện việc chỉnh sửa video theo yêu cầu và khi đã xác nhận thì tiến hành xuất video và gửi cho các bên liên quan.
Một cách tổng quát thì đó là các công việc chính của cameraman. Thực tế thì người quay phim chưa chắc đã phải dựng video hoàn chỉnh sau khi đã quay xong. Tuy nhiên, để đảm bảo việc hiểu nội dung video thì thông thường, các cameraman cũng có thể kiêm thêm công việc dựng video trong khả năng cho phép của họ.
Với những chương trình lớn thì nhiệm vụ và công việc chính nhất của cameraman và quay phim, ghi hình cũng như theo sát nhân vật mà mình cần đảm nhận. Ví dụ như chương trình Running man vậy. Mỗi một nhân vật tham gia sẽ có từ 1 đến 2 cameraman trực tiếp theo sát họ để ghi lại một cách chân thật và đầy đủ nhất từng hành động, trạng thái cảm xúc của họ để gửi tới khán giả.
Tin tuyển dụng: Việc làm nhân viên dựng phim
4. Mức thu nhập của camerman có thực sự như mong đợi
Thu nhập có lẽ là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm cũng như muốn biết. Nhất là khi bạn có ý định với bất kỳ việc làm nào đó. Với cameraman thì thu nhập cũng khá đa dạng.
- Nếu như bạn là một cameraman non trẻ và chỉ có những kỹ năng quay dựng cơ bản thì thu nhập từ 7 triệu - 10 triệu đồng/tháng.
- Nếu như bạn đã có cho mình từ 1 - 3 năm kinh nghiệm và làm việc tại các công ty truyền thông, quảng cáo hay đài truyền hình thì thu nhập sẽ từ 10 triệu - 20 triệu đồng/tháng.
- Còn nếu như làm việc tại các đoàn làm phim với kinh nghiệm nhiều hơn thì mức lương trên 30 triệu đồng/ tháng hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn.
Tất nhiên, để có một mức lương như mong muốn với vai trò cameraman thì bạn sẽ cần có kinh nghiệm quay phim, có sự sáng tạo và nắm bắt nhanh các vấn đề Cùng với đó chính là khả năng giao tiếp tốt để có thể trao đổi, bàn bạc hiệu quả với đạo diễn và nhân vật quay phim. Chỉ khi có sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận với nhau thì việc quay phim mới trở nên hoàn hảo và đem lại những thước phim, cảnh quay ấn tượng nhất. Đó chính là điều tạo nên sự thành công cho sản phẩm cũng như tạo dựng được thương hiệu cá nhân của bạn với vai trò cameraman.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về người quay phim hay cameraman. Hy vọng, bạn đã biết được người quay phim gọi là gì cũng như những thông tin lý thú khác xoay quanh việc làm ghi lại các chuyển động số này.
4318 0