Nghĩa vụ quân sự là gì? Thông tin bạn cần biết về nghĩa vụ quân sự

Theo dõi viecday365 tại
Trương Thanh Thanh tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Thanh Thanh

Ngày đăng: 30-03-2024

Nghĩa vụ quân sự là gì? Tại sao nó lại trở thành một trong những điều mà mỗi nam sinh cần quan tâm? Nghĩa vụ quân sự dù ở bất cứ quốc gia nào cũng đều được coi là một nhiệm vụ cao cả, linh thiêng và vẻ vang. Vậy bạn đã hiểu thế nào là nghĩa vụ quân sự hay chưa? Hãy cùng tôi tìm hiểu nghĩa vụ quân sự là gì và các thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự trong bài viết sau để hiểu rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với đất nước và nhân dân cùng với quyền lợi có được khi thực hiện nghĩa vụ cao cả này.

Việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự (tên gọi khác: quân dịch) được hiểu một cách chung nhất là nghĩa vụ của cá nhân hoặc một nhóm bắt buộc phải thực hiện trong quân đội hoặc trong lực lượng dân quân dù đang làm công việc khác ở trong xã hội.

Nghĩa vụ quân sự thường dành cho nam giới, tuy nhiên, một số quốc gia vì tình hình an ninh quốc phòng còn yêu cầu cả nữ giới cùng phải thực hiện nghĩa vụ (ví dụ: Isarel) hay có những nước đặt ra những tiêu chuẩn dành cho nữ giới nếu có nguyện vọng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Các quốc gia bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự thường là những quốc gia đối mặt với tình hình thiếu quân số trong chiến tranh hoặc đối mặt với các nguy cơ đe dọa về an ninh quốc gia. Nếu một quốc gia không rơi vào tình trạng như trên thì chế độ nghĩa vụ quân sự thường là không bắt buộc.

2. Nghĩa vụ quân sự xuất hiện từ khi nào?

Nghĩa vụ quân sự xuất hiện từ khi nào?

2.1. Ở châu Á

Ở châu Á, chế độ nghĩa vụ quân sự xuất hiện sớm nhất là ở Trung Quốc. Những nam thanh niên tham gia quân đội sẽ được hưởng đất đai và nhiều bổng lộc từ triều đình nếu lập chiến công lớn.

Việc tuyển quân được tiến hành trong cộng đồng dân cư nhằm huy động lực lượng quân đội có số lượng đông đảo vì trang bị, vũ khí cho quân đội thời cổ đại (thời nhà Thương, nhà Chu) đa phần là nghèo nàn (bao gồm: cung tên, khiên gỗ, giáo gỗ có bịt mũi bằng đồng, áo giáp làm từ da thuộc, áo giáp đồng và ngựa chiến cho chỉ huy cao cấp).

Từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc trở đi, quân số và trang bị, vũ khí cho quân đội phát triển nhanh chóng vì chiến tranh diễn ra liên tục và việc chế tác đồ sắt đã cải thiện chất lượng của vũ khí lên rất nhiều. Việc huy động nam giới tham gia quân đội trở nên phổ biến hơn nhiều, quân số dao động trong khoảng 450 nghìn đến gần 1 triệu tùy vào điều kiện của mỗi nước khi đó.

Về sau, chế độ quân dịch không chỉ đơn thuần là giữ binh lính ở trong quân ngũ mà còn được trở về quê nhà lao động, sản xuất bên cạnh việc tranh thủ luyện tập võ nghệ và tham gia chiến đấu khi có chiến tranh. Chế độ này gọi là “ngụ binh ư nông”, nam giới vào thời bình vừa tham gia sản xuất, vừa tham gia rèn luyện trong quân đội, thời chiến thì gia nhập quân ngũ. Ở Việt Nam cũng từng áp dụng chế độ này vào thời nhà Lý.

2.2. Ở châu Âu

Chế độ quân dịch ở châu Âu xuất hiện tương đối muộn. Thời kì trung cổ, các nước châu Âu giao chiến với nhau nhờ vào tầng lớp hiệp sĩ và lực lượng lính đánh thuê. Quy mô quân đội của các nước châu Âu khi đó còn khá nhỏ do dân số ít, thấp hơn rất nhiều so với các nước thời Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc, chỉ có khoảng vài nghìn người.

Quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự ở châu Âu là nước Pháp vào thời kì Cách mạng Tư sản 1789 và dưới thời vua Napoleon I, nhờ vậy, quy mô quân đội quốc gia đã tăng lên hàng trăm nghìn quân.

Việc làm cơ khí - chế tạo

3. Sơ lược về các hình thức nghĩa vụ quân sự ở một số nước trên thế giới

Sơ lược về các hình thức nghĩa vụ quân sự ở một số nước trên thế giới

3.1. Thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc

Đây là hình thức không bắt buộc nam giới tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng một số nước có yêu cầu họ phải tham dự một khóa học quân sự ngắn hạn hoặc hoạt động nghĩa vụ khác hoặc phục vụ quân sự bán thời gian và cam kết nhập ngũ khi có lệnh.

Các nước áp dụng chế độ này có thể kể đến như: Trung Quốc, Mỹ, Anh, Afghanistan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brunei, Pháp, Philippines, Nhật Bản, Nam Phi, New Zealand…

3.2. Thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa bắt buộc vừa tự nguyện

Hiện nay trên thế giới, chỉ có 8 quốc gia sau áp dụng hình thức thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa bắt buộc vừa tự nguyện: Bermuda, Burundi, Gabon, Kuwait, Mali, Mauritania, Uganda, Venezuela.

3.3. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc và có tuyển chọn

Đây là hình thức có chế độ bắt buộc công dân nam thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng chỉ có một phần trong số đó nhập ngũ, số còn lại sẽ trải qua một khóa học quân sự ngắn. Việt Nam đang áp dụng hình thức này cùng một số quốc gia khác như: Mexico, Đài Loan, Cộng hòa Trung Phi, Bénin,…

3.4. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng cho lựa chọn hình thức nghĩa vụ

Đây là hình thức mà công dân nam được phép chọn cách thức thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

- Dân sự

- Binh sĩ không vũ trang

- Binh sĩ có vũ trang

Các quốc gia áp dụng hình thức này có thể kể đến như: Angola, Đan Mạch, Áo, Síp, Belarus, Na Uy,…

Việc làm bán hàng

4. Tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam

Tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam

Ở Việt Nam, công dân đáp ứng được những tiêu chuẩn sau sẽ được gọi nhập ngũ:

- Độ tuổi: Từ đủ 18 đến hết 25 (Đối với công dân đang theo học tại các cơ sở giáo dục như cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn nhập ngũ thì độ tuổi sẽ là từ đủ 18 đến hết 27 tuổi). Độ tuổi nhập ngũ sẽ được tính theo ngày tháng năm sinh ghi trên giấy khai sinh cho đến ngày giao quân.

- Lý lịch: Rõ ràng, trong sạch

- Chấp hành đường lối, chính sách, quy định pháp luật một cách nghiêm túc và đầy đủ

- Trình độ văn hóa phải phù hợp, đảm bảo từ lớp 8 trở lên, có thể lấy từ trình độ lớp 7 nếu địa phương khó đảm bảo giao quân đúng chỉ tiêu.

- Sức khỏe: Bạn phải đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2 và 3 theo Thông tư liên tịch số 16/2024/TTLT-BYT-BQP. Công dân sức khỏe loại 3 và cận từ 1,5 diop trở lên hoặc bị viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS thì không có lệnh nhập ngũ. Các địa phương thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, đồng bào dân tộc thiểu số có dân số dưới 10 nghìn được phép tuyển không quá 25% công dân hoàn thành chương trình cấp tiểu học, còn lại đều phải hoàn thành bậc trung học cơ sở trở lên.

5. Khi nào được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự?

Ai là người được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự?

5.1. Trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Các công dân thuộc những trường hợp sau sẽ được áp dụng chính sách tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

- Chưa đủ sức khỏe theo kết quả mà Hội đồng khám sức khỏe đưa ra

- Lao động duy nhất trong gia đình, trực tiếp nuôi dưỡng nhân thân mất khả năng lao động hoặc chưa đủ tuổi lao động

- Gia đình gặp thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do thiên tai, tai nạn, dịch bệnh, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn

- Một con của bệnh binh

- Một con của người nhiễm chất độc màu da cảm suy giảm từ 61% đến 80% khả năng lao động

5.2. Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự

Miễn nghĩa vụ quân sự được áp dụng cho các trường hợp như sau:

- Con của liệt sĩ

- Con của thương binh hạng một

- Một anh hoặc em trai của liệt sĩ

- Một con của thương binh hạng hai

- Một con của bệnh binh bị suy giảm sức lao động từ 81% trở lên

- Người làm công tác cơ yếu và không phải là quân nhân

- Công an nhân dân

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong có lệnh điều động đến nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.

6. Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự diễn ra như thế nào?

 Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Quy trình khám sức khỏe không có gì quá phức tạp, bạn sẽ trải qua 2 vòng khám như sau

6.1. Khám sơ tuyển

Khám sơ tuyển sẽ do Trạm y tế cấp xã (phường) tiến hành, có thể điều động thêm nhân lực từ Trung tâm y tế huyện (quận). Vòng khám này có các nội dung sau: Kiểm tra thể thực (đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số BMI); khám và phát hiện dị tật, bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự; đo nhịp tim và huyết áp; đo thị lực, kiểm tra mắt; khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân và các thành viên trong gia đình.

6.2. Khám cụ thể

Bạn sẽ tham gia vòng khám này nếu vượt qua vòng khám sơ tuyển. Vòng khám cụ thể sẽ do hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện gồm các thành phần sau:

- Bác sĩ, nhân viên y tế của Trung tâm Y tế quận/huyện

- Cán bộ chuyên môn được Phòng Y tế cử đi

- Quân y Ban Chỉ huy quân sự quậ/ huyện

- Các đơn vị liên quan

Nội dung của vòng khám cụ thể bao gồm: Kiểm tra thể lực (kiểm tra các chỉ số như vòng khám sơ tuyển, các số liệu được làm tròn để có kết quả chính xác nhất, người khám sẽ bỏ trang phục của mình để thực hiện kiểm tra, riêng nữ giới được mặc áo mỏng, quần dài); đo huyết áp và nhịp tim; đo mắt và kiểm tra thị lực; kiểm tra tai – mũi - họng và thính lực; kiểm tra răng – hàm – mặt; khám nội khoa – tâm thần – thần kinh; khám ngoại khoa – da liễu; xét nghiệm máu và nước tiểu.

7. Quyền lợi khi đi nghĩa vụ quân sự bao gồm những gì?

Quyền lợi khi đi nghĩa vụ quân sự

Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi sau, hãy tìm hiểu và nắm rõ những thông tin sau đây:

- Trợ cấp khi xuất ngũ: Bạn sẽ được trợ cấp một lần, mỗi năm phục vụ trong quân ngũ bạn sẽ được hưởng trợ cấp 2 tháng lương cơ sở. Nếu bạn phục vụ tại ngũ với thời hạn là đủ 30 tháng, bạn sẽ được có thêm 2 tháng phụ cấp theo quân hàm hiện tại. Ngoài ra, bạn còn có trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở tại thời điểm mà bạn xuất ngũ.

- Nghỉ phép: Khi bạn phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, bạn sẽ có 10 ngày nghỉ phép (không tính ngày đi và ngày về và được trợ cấp tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường. Nếu gia đình bạn gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai, hoặc người nhà qua đời bạn sẽ có 5 ngày nghỉ phép đặc biệt.

- Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Bạn sẽ được tiếp tục theo học tại các trường mà bạn đang học trước khi nhập ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Bạn cũng sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề nếu đủ điều kiện và được nhận vào các vị trí việc làm trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

8. Trốn đi nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt không?

 Trốn đi nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt không?

Trốn nghĩa vụ chắc chắn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật cả về mặt hành chính và mặt hình sự.

- Về mặt hành chính:

+ Đối với hành vi gian lận làm sai lệch kết quả khám sức khỏe để trốn nghĩa vụ quân sự: phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng

+ Đối với hành vi không có mặt đúng giờ, đúng địa điểm kiểm tra sức khỏe khi không có lý do chính đáng: phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng

- Về mặt hình sự:

+ Phạt cải tạo không giam giữ từ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm đối với các trường hợp: Bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích và còn vi phạm.

+ Phạt tối đa 5 năm tù giam nếu có tình tiết tăng nặng: lôi kéo người khác cùng phạm tội, tự gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của mình…

Có thể thấy, pháp luật không bỏ qua hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc những hành vi nhằm trốn nghĩa vụ quân sự nên nếu bạn có lệnh nhập ngũ thì hãy tuân thủ theo quy định pháp luật để tránh để lại án tích trên hồ sơ của mình.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về nghĩa vụ quân sự là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nghĩa vụ quân sự và sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nếu có lệnh gọi nhập ngũ.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2903 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT