Ngành Quản lý dự án ra làm gì - Lĩnh vực không lo thất nghiệp

Theo dõi viecday365 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả viecday365.com Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 24-04-2024

Ngành Quản lý dự án có thể là một chuyên môn khá mới tại nước ta với số người theo học còn ít. Nhưng đây lại chính là một lĩnh vực sẽ đem lại thành công cho chúng ta đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh. Vậy nên để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành này cũng như cơ hội việc làm đem lại ra sao? Thì bài viết dưới đây của viecday365.com sẽ cung cấp mọi thông tin các bạn cần biết để từ đó giúp bạn có thể đưa ra sự lựa chọn theo học của chính mình. 

Việc làm hoạch định - dự án

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tại sao Ngành Quản lý dự án trở thành vấn đề cấp thiết

1.1. Tìm hiểu Ngành Quản lý dự án 

Tìm hiểu Ngành Quản lý dự án là gì?
Tìm hiểu Ngành Quản lý dự án 

Ngành Quản lý dự án với tên gọi tiếng anh là Project management được hiểu là các hoạt động về hoạch định, theo dõi, kiểm soát mọi vấn đề liên quan tới dự án. Để từ chính các tiêu chí đặt ra tạo nên sự xuyên suốt, các khâu được vận hành trơn tru đem lại hiệu quả công việc cao nhất. 

Do đó Ngành Quản lý dự án đã thực sự đóng một vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Bởi khi có sự quản lý thì các công việc đề ra luôn được đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch, hạn chế được các chi phí phát sinh thêm. Chỉ áp dụng theo đúng thời gian, đúng mức chi phí được phê duyệt. 

Bởi vậy việc chính các sinh viên lựa chọn theo học chuyên môn này sẽ rất được nhiều doanh nghiệp săn đón để tạo nên hiệu quả năng suất và doanh thu đem lại. 

1.2. Ngành Quản lý dự án đem lại nhu cầu lớn về việc làm

Nhu cầu việc làm Ngành Quản lý dự án
Nhu cầu việc làm Ngành Quản lý dự án

Các doanh nghiệp công ty được đầu tư và mở rộng hơn rất nhiều về quy mô từ đó tạo nên sự bùng nổ kinh tế phát triển và vấn đề nguồn nhân lực trở nên nóng hơn. Đặc biệt khi theo học Ngành Quản lý dự án sinh viên sẽ được đào tạo trở thành những nhà quản lý cho các dự án - mà đây lại là một vị trí các công ty doanh nghiệp cần tới cho việc thực hiện công tác kinh doanh đầu tư. 

Ngoài ra khi theo đuổi lĩnh vực này sinh viên còn được nắm vững về các quy trình thực tế cho việc xây dựng tới tiến độ hoàn thành đem lại sự chất lượng. Đem lại cái nhìn chính xác nắm bắt được tất cả từ chi phí, điều kiện, tiến độ hoàn thành được,...Cũng như giúp sinh viên có các kỹ năng mở rộng hơn về chính sự hoạch định, kiểm soát an toàn bởi quản lý dự án không đơn thuần là một quy trình mà đó còn là sự khéo léo của nghệ thuật kết hợp. 

Hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực cần tới cho lĩnh vực này là rất lớn và có xu hướng gia tăng mạnh hơn ở chính các lĩnh vực, có sự chú trọng nhất kể đến xây dựng, công nghệ thông tin, tài chính, quản lý tư vấn. Cạnh đó còn các tổ chức về với sự đầu tư nước ngoài, tổ chức phi chính phủ vẫn luôn mong chờ tới một số lượng lớn nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cao. Do đó bạn lựa chọn theo học chuyên ngành này cơ hội việc làm của bạn sẽ không ngừng tiến xa tại tương lai. 

Xem thêm: Việc làm xây dựng

2. Điều cần biết khi lựa chọn thi tuyển Ngành Quản lý dự án

2.1. Tổ hợp xét tuyển môn thi 

Tổ hợp xét tuyển môn thi
Tổ hợp xét tuyển môn thi 

Tổ hợp xét tuyển môn thi của chuyên ngành quản lý dự án hiện nay cũng khá đa dạng và với số đông hướng tới chuyên khối tự nhiên nhiều hơn. Cùng đó việc bản thân thí sinh cần chú tâm tới môn toán rất nhiều bởi đó chính là cách để bạn thực hiện áp dụng con số sau này cho việc tạo lập kế hoạch. 

Khối xét tuyển chính bao gồm các tổ hợp môn sau: 

A00: Với Toán, Vật lý, Hóa Học

A01: Với Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D07: Với Toán, Hóa Học, Tiếng Anh

2.2. Mức điểm chuẩn dự tuyển

Mức điểm chuẩn dự tuyển
Mức điểm chuẩn dự tuyển

Tuy là một chuyên ngành mới nhưng lại nhận được sự quan tâm và thi tuyển của rất nhiều sinh viên khi nhận thấy được cơ hội việc làm đem lại. Bởi đó mức điểm chuẩn đầu vào cho chuyên ngành này vẫn luôn duy trì tại một mức ổn định 22 điểm cho việc xét tuyển thông qua kỳ thi tuyển trung học phổ thông quốc gia. 

Qua việc chọn lọc đó mức điểm xét tuyển sẽ được lấy từ trên cao xuống theo mức chỉ tiêu quy định tại nơi đào tạo. Số điểm này cũng có thể thay đổi nâng lên hoặc hạ thấp tùy theo chính điểm số mỗi năm các thí sinh đạt được theo mức độ đề thi. Vậy nên việc chính các bạn cần chuẩn bị một nền tảng kiến thức vững chắc cho việc thi tuyển là điều vô cùng quan trọng. 

2.3. Địa chỉ đào tạo chuyên ngành uy tín

Hiện nay trên toàn quốc chỉ có duy nhất một trường đào tạo chuyên Ngành Quản lý dự án đó chính là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Việc lựa chọn theo học môi trường trọng điểm quốc gia hàng đầu về kinh tế này sẽ giúp cho bản thân bạn rất nhiều, việc tiến tới mục tiêu vươn tầm quốc tế sẽ không còn là điều xa vời. 

Xem thêm: Ngành đô thị học và xu hướng việc làm cực hấp dẫn hiện nay

3. Nắm bắt cơ hội khi theo học Ngành Quản lý dự án

3.1. Đảm nhận làm việc với nhiều vị trí hơn

Đảm nhận làm việc với nhiều vị trí hơn
Đảm nhận làm việc với nhiều vị trí hơn

Bởi chính nhu cầu cần tới một nguồn nhân lực lớn phục vụ cho nền kinh tế như hiện nay thì việc theo học Ngành Quản lý dự án sẽ giúp các sinh viên theo học chắc chắn sẽ việc làm. Cùng đó là mức thu nhập ổn định với chế độ ưu đãi bất ngờ từ chính công việc đem lại. 

Ngoài ra sau khi hoàn thành kiến thức tổng quát sau khi ra trường các bạn sinh viên còn có thể lựa chọn cho chính mình rất nhiều vị trí khác nhau:

+ Chuyên viên chuyên về lĩnh vực quản lý và tổ chức: Đảm nhận công việc thực hiện hoạt động liên quan tới các dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư của bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào.

+ Trở thành một kỹ sư dự án: Bạn sẽ đảm nhận công việc về thẩm định, hỗ trợ những nhà quản lý trong công việc hàng ngày đảm bảo tiến độ công trình hoạt động đạt chất lượng cao nhất. 

+ Chuyên viên, nhân viên giám sát: Chịu trách nhiệm về công việc nghiệm thu các mảng như tài chính, quyết toán, định mức gia, tổ chức lao động, kết quả hoàn thành. 

+ Trở thành một giám đốc dự án, giám đốc tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan tới xây dựng, thi công công trình đảm bảo tiến độ, quản lý các bộ phận liên quan. 

+ Chuyên viên thiết kế, tư vấn thực hiện các công việc liên quan cho tư vấn các vấn đề về tạo lập kế hoạch phát triển, đánh giá, bản thiết kế theo từng nhiệm vụ và giai đoạn. Chuẩn bị mọi công tác từ khi bắt đầu tới khi kết thúc quá trình hoàn thành. 

+ Hoặc bạn có thể trở thành giảng viên đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học về chuyên ngành dự án, xây dựng. Tham gia nghiên cứu trực tiếp cho các khoa, cơ quan liên ngành nhà nước về chuyên môn. 

3.2. Thu nhập “khủng” với Ngành Quản lý dự án

Thu nhập “khủng” với Ngành Quản lý dự án
Thu nhập “khủng” với Ngành Quản lý dự án

Chính vì lý do đây là một ngành nghề mới mà luôn trong tình trạng “khát” nguồn nhân lực đặc biệt đối với các dự án đầu tư chuyên về xây dựng, công trình, dự án bất động sản. Bởi lẽ đó mà ngành này thu hút khá nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ, do đầu ra khi theo học sẽ không cần lo lắng tới hai từ “thất nghiệp”. Bạn chỉ cần thực sự đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, chuyên môn là đã có thể nhận được mức lương khá ổn định tùy theo kinh nghiệm, thâm niên.

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn mới thì mức lương thực tế nhận được sẽ là mức 6 triệu/ tháng làm việc. Còn đối với mức trung bình sau có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm sẽ trung bình 23 triệu/ tháng. 

Còn khi nhắc tới cấp bậc thì nếu bạn đảm nhận vị trí quản lý dự án tại mức thấp sẽ là mức 17 triệu/ tháng đối với vị trí kỹ sư sẽ rơi khoảng 60 triệu/ tháng làm việc. Cụ thể hơn theo lĩnh vực tham gia thì ngân hàng mức lương của bạn sẽ là mức 2024 - 3000 USD/ tháng, lĩnh vực thuộc bất động sản xây dựng là mức 2500 - 5000 USD/ tháng, đối với công ty chuyên về phần mềm sẽ là mức 1500 - 2500 USD/ tháng. 

Đó chỉ là mức lương của hiện tại và chuyên ngành này nhận được và theo đó sẽ có sự tăng lên đáng kể hơn tại tương lai. Đặc biệt khi mà nhu cầu tuyển dụng từ phía các doanh nghiệp, công ty tăng lên nhanh chóng không chỉ trong nước mà còn mang tính khu vực, quốc tế. 

Xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh dự án mới nhất hiện nay

4. Cần chuẩn bị gì cho con đường tiến tới Ngành Quản lý dự án

Cần chuẩn bị gì cho con đường tiến tới Ngành Quản lý dự án
Cần chuẩn bị gì cho con đường tiến tới Ngành Quản lý dự án

Để tiến tới một mục đích đề ra các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực quản lý dự án vẫn luôn không biết bản thân mình nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào? Có thể bạn có một tấm bằng chuyên môn xuất sắc nhưng để áp dụng cho thực tế thì nhà tuyển dụng sẽ không lựa chọn bạn mà sẽ có sự ưu tiên hơn đối với các ứng viên có kinh nghiệm làm việc cùng sự đào tạo bài bản. 

Hơn nữa việc đào tạo cho chuyên ngành này tại nước ta tại bậc đại học ngày càng mới mẻ hơn tiếp cận theo hướng chuẩn mực quốc tế với sự hiện đại. Thay vì chú tâm quá nhiều cho cách đào tạo truyền thống với một khuôn mẫu nhất định. Vậy nên để làm sao thành công trong lĩnh vực này với mức lương nhận được là ngàn đô thì đó sẽ là cả một chặng đường dài. Đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng từ ứng viên cũng như việc trau dồi những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho công việc. 

Để thành công trong dự án, yếu tố quan trọng luôn là sự giỏi giang của người quản lý với những kỹ năng cần thiết.

+ Có sự am hiểu kiến thức chuyên môn nhất định, hiểu từ chính các điều cơ bản cho tới kỹ thuật của công trình đang thực hiện tiến hành. 

+ Nắm bắt cho chính bản thân về kiến thức quản lý, xây dựng kế hoạch, đề ra chính sách, cũng như phần nào am hiểu về thị trường nhu cầu của khách hàng. Hiểu được các quy định của luật pháp ban hành về lĩnh vực để có thể tiến hành theo quy định. 

+ Biết về cách nghiên cứu về các hồ sơ, phân tích xây dựng về dự án thi công, mời thầu, quyết toán, đấu thầu,...

+ Bạn cũng cần có một kỹ năng giao tiếp tốt để từ đó thực hiện giao tiếp thông tin, thương lượng đàm phán với khách hàng và đối tác cho việc ký kết hợp tác lâu dài.

+ Luôn có trách nhiệm với công việc đối đầu với mọi khó khăn cùng sự kiên trì làm việc để tạo nên sự quyết đoán cho mọi vấn đề để từ đó giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng nhất. Cũng như đó chính là cách để bạn đưa ra được những ý tưởng mới, sáng tạo hơn tạo sự thúc đẩy cho hiệu quả đạt được. 

Bạn cần biết rằng mọi nhà quản lý hay giám đốc đều bắt đầu sự nghiệp từ những vị trí thấp và trải qua rất nhiều khó khăn mới có thể tiến tới thành công. Vậy nên chính bạn cũng nên tích lũy kinh nghiệm cho chính bản thân mình, có thể bắt đầu bạn là một điều phối viên, một trợ lý, nhân viên giám sát nhưng sau đó bạn có thể đứng tại vị trí cao hơn. Chúng ta thành công chậm nhưng sẽ là chắc và đôi khi còn là sự thành công ngoài sức tưởng tượng. 

Khác hoàn toàn với chuyên ngành khác việc thực hiện quản lý dự án sẽ luôn có sự thay đổi và không hề có một công thức áp dụng nào cả, dự án không thể giống nhau hoàn toàn được. Chỉ là sự thay đổi trở nên linh hoạt hơn do đó chính nhà quản lý cũng cần dự đoán được trước tình hình để đưa ra biện pháp thích hợp. Điều đó cũng sẽ giúp cho chính các công việc của Ngành Quản lý dự án giảm bớt đi sự “nhàm chán”. 

Mong rằng mọi thông tin mà viecday365.com tóm lược trên bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được Ngành Quản lý dự án với cơ hội việc làm tại tương lai ra sao. Để từ đó có thể giúp cho chính bạn có một sự lựa chọn chuyên ngành theo học phù hợp với chính mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem7157 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT