Thông tin về ngành cơ khí chế tạo máy cho người có ý định học
Theo dõi viecday365 tạiTrong đời sống hiện đại, ta có thể thấy ứng dụng của ngành cơ khí chế tạo máy xuất hiện ở trong mọi mặt đời sống của chúng ta. Sự ra đời của thời kỳ công nghiệp hiện đại cũng là dấu mốc đầu tiên cho ngành cơ khí chế tạo máy càng ngày càng phát triển. Vậy ngành cơ khí chế tạo máy là gì và làm thế nào để theo đuổi ngành cơ khí chế tạo máy? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu những thông tin về ngành cơ khí chế tạo máy qua bài viết sau đây.
1. Định nghĩa về ngành cơ khí chế tạo
Ngành cơ khí chế tạo đúng như tên gọi của nó, là ngành tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ cho công tác thiết kế, sản xuất trong nhiều mặt khác nhau của đời sống. Sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như máy móc, thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay cũng như các hệ thống khác nhau và các thiết bị dùng trong đời sống thường nhật.
Ngành cơ khí chế tạo có ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống hiện nay. Các kỹ sư cơ khí chế tạo là những người trực tiếp phụ trách vận hành các dây chuyền sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí cũng như đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa việc hoạt động cũng như sản xuất để mang lại sản phẩm tối ưu nhất về giá trị kinh tế và chất lượng.
Các sản phẩm máy móc, vật dụng hiện nay đều là kết quả của việc nỗ lực không ngừng trong cải tiến và phát triển các loại máy móc, thiết bị hiện đại. Nhờ có sự cải tiến không ngừng của kỹ sư cơ khí chế tạo mà đời sống con người ngày càng phát triển, tiết kiệm nhiều thời gian và sức lao động hơn.
2. Nội dụng học trong ngành cơ khí chế tạo máy
Đối với một ngành đặc thù như cơ khí chế tạo máy, sinh viên sẽ được đào tạo rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan đến chế tạo máy móc và cải tiến máy móc. Các kỹ năng có thể được kể đến như sau:
- Kỹ năng thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy: Đây là một kỹ năng cơ bản đối với bất kỳ kỹ sư cơ khí chế tạo nào. Bằng việc thiết kế được những máy móc khác nhau, các kỹ sư có thể tạo ra những giá trị về kinh tế lẫn cải thiện đời sống của cộng đồng.
- Kỹ năng tự tổ chức, thực hiện quá trình gia công, sản xuất chi tiết máy: Điều này sẽ giúp các kỹ sư tạo ra được những dây chuyền sản xuất các loại máy móc nhằm tiết kiệm thời gian cũng như nguồn lực cần thiết trong sản xuất và gia công.
- Kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công và các hệ thống sản xuất: Điều này sẽ giúp các kỹ sư cơ khí giám sát cũng như quản lý quá trình sản xuất trong dây chuyền để có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nhất.
- Kỹ năng vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị: Trong sản xuất, việc vận hành cũng như bảo quản, bảo dưỡng các máy móc và thiết bị đều không thể tách rời nhau. Có kế hoạch cũng như có biện pháp giữ gìn các máy móc thiết bị là điều kiện cho việc sản xuất lâu dài và đều đặn.
- Kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và công cụ hỗ trợ: Điều này là vô cùng cần thiết đối với các kỹ sư cơ khí chế tạo để cải tiến các loại máy móc, dịch vụ đã lỗi thời cũng như tìm ra giải pháp để thực hiện công việc hiệu quả hơn.
3. Những công việc dành cho sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy khi ra trường
Với những kiến thức và kỹ năng liên quan đến cơ khí chế tạo máy đã được đào tạo tại bậc đại học cũng như các kinh nghiệm mà sinh viên tự tích lũy được cho bản thân, có rất nhiều công việc mà các sinh viên ngành cơ khí chế tạo có thể đảm đương sau khi ra trường. Những công việc đó thường được chia làm 4 loại khác nhau ứng với các kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất của sinh viên. Các vị trí công việc đó bao gồm:
- Làm việc ở nhà máy sản xuất: Tại đây, các kỹ sư chế tạo sẽ trực tiếp tham gia vào những hoạt động liên quan đến sản xuất sản phẩm trong các ngành nghề khác nhau. Một số công việc cho kỹ sư ở nhà máy sản xuất bao gồm: Kỹ sư lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất, kiểm tra bản thiết kế, gia công chi tiết máy, khai thác, bảo dưỡng máy móc, theo dõi quá trình sản xuất và lập báo cáo.
- Làm việc tại phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật là nơi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khác nhau về công nghệ. Qua đó, cải tiến và tăng hiệu quả làm việc cho máy móc. Công việc của kỹ sư cơ khí ở đây bao gồm: phân tích, thiết kế chi tiết máy, lập quy trình công nghệ, thiết kế mẫu khuôn cơ khí, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật.
- Vị trí giám sát lắp đặt, sửa chữa máy móc: Đây là một công việc tương đối linh hoạt, không có nơi làm việc cụ thể. Vai trò chính của kỹ sư cơ khí chính là giám sát việc lắp đặt các thiết bị cơ khí tại nhà máy, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, tổ chức quản lý thi công theo yêu cầu của khách hàng.
- Vị trí vận hành dây chuyền: Đây là vị trí yêu cầu tính chuyên môn cao nhằm giám sát hoạt động sản xuất tại các nhà máy, cơ sở như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất công nghiệp và dịch vụ tiêu dùng.
4. Những cơ sở đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy
Do đặc thù về yêu cầu công việc cũng như giảng dạy, ngành cơ khí chế tạo máy không được dạy phổ biến ở nhiều trường đại học cũng như cao đẳng. Chỉ có một số trường đại học và cao đẳng đáp ứng đủ yêu cầu về cơ sở vật chất mới được phép đưa ngành cơ khí chế tạo máy vào giảng dạy. Những trường tiêu biểu nhất ở ba miền bao gồm:
- Tại miền Bắc: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội,...
- Tại miền Trung: Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh,...
- Tại miền Nam: Đại học Bách khoa - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,...
Ngoài ra còn một số trường đại học và cao đẳng khác cũng đã đưa ngành cơ khí chế tạo và giảng dạy. Tuy nhiên, bạn sinh viên cần chú ý đến các yếu tố khác như chất lượng giảng dạy, học phí cũng như địa điểm học tập để đưa ra quyết định học tập cho mình.
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy
Hiện nay cũng như trong tương lai gần, ngành cơ khí chế tạo máy là một ngành được rất nhiều nơi săn đón. Chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cũng như tinh thần làm việc, các kỹ sư cơ khí chế tạo máy chắc chắn sẽ tìm cho mình được một công việc phù hợp.
Trước tình hình kinh tế xã hội toàn cầu như hiện nay, việc sở hữu những kỹ sư cơ khí chế tạo có tay nghề và chuyên môn cao là vô cùng quan trọng. Việt Nam là một trong những nước được đầu tư vào ngành chế tạo rất nhiều. Các cơ sở, nhà máy công nghiệp, chế tạo ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Đây chính là cơ hội lớn cho các kỹ sư cơ khí tìm được một công việc phù hợp cho mình.
6. Có nên học cơ khí chế tạo máy không?
Việc quyết định học cơ khí chế tạo máy hay không là nằm ở bản thân mỗi người chúng ta. Ngành cơ khí chế tạo máy là một ngành có mức lương tương đối cao. Tuy nhiên, đi kèm với đó là yêu cầu về kiến thức rộng cũng như cần cù, chịu khó và chịu đựng những môi trường làm việc tương đối khắc nghiệt. Để trở thành một kỹ sư cơ khí chế tạo cần rất nhiều quyết tâm và nỗ lực. Nếu bạn đã xác định trước cho mình những điều đó, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi đam mê với việc chế tạo máy. Với những bạn chưa có cho mình được sự quyết tâm đủ lớn, các bạn cần phải suy nghĩ thêm xem liệu những tính chất của ngành này có hợp với mình không trước khi đưa ra những quyết định về nghề mà bạn theo học.
Trên đây là những thông tin về ngành cơ khí chế tạo máy. Qua bài viết trên, viecday365.com hy vọng đã giải đáp những thắc mắc về ngành nghề vô cùng thú vị này.
3009 0