[Ngành học lương cao] Giải đáp ngành Bất động sản ra làm gì?
Theo dõi viecday365 tạiCó thể khẳng định, một trong những động lực thôi thúc phát triển kinh tế lớn nhất hiện nay chính là kinh doanh Bất động sản. Mặc dù là ngành tồn tại nhiều thử thách, cơ chế đào thải nhân sự vô cùng khắc nghiệt. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những lựa chọn ngành học được ưu tiên trong nhận thức của các sĩ tử ngày nay. Mối quan tâm về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của ngành Bất động sản sẽ được giải đáp qua bài viết sau!
1. Bất động sản - Giới thiệu chung về ngành học
Bất động sản dường như đã quá quen thuộc với cuộc sống xung quanh ta. Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, chỉ các khu vực đất đai và toàn bộ vật thể, tài sản gắn liền với khu vực đất đai đó một cách vĩnh viễn. Những vật thể và tài sản đó có thể là: nhà sở, công trình kiến trúc,... trên bề mặt đất và khoáng sản, tài nguyên dầu mỏ,... ở dưới bề mặt đất.
Từ lâu, Bất động sản đã trở thành một yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Tại sao lại khẳng định như thế? Bởi vì, trên thực tế nó là yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thị trường nhà ở cũng tác động đến người tiêu dùng vì khả năng sở hữu cũng như cho thuê nhà ảnh hưởng đến tỷ lệ giàu có của một xã hội.
Ngày nay, bất động sản hay còn được hiểu là lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Là việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế vào thị trường bất động sản. Điều này bị ảnh hưởng bởi những chủ thể liên quan trong quá trình này, chẳng hạn như chủ sở hữu, các nhà đầu tư, môi giới cũng như các lực lượng kinh tế vĩ mô như cung và cầu. Cụ thể, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhân khẩu học, lãi suất, chính sách của chính phủ và nền kinh tế nói chung.
2. Ngành Bất động sản và mục tiêu trong giáo dục
Tất cả hệ thống hoạt động như đầu tư, góp vốn,... nhằm mục đích xây dựng, chuyển nhượng để bán, mua, cho thuê lại, tư vấn giao dịch, môi giới, quản lý bất động sản, sàn giao dịch bất động sản,... để kiếm lợi nhuận thì đều được hiểu là kinh doanh Bất động sản.
Với tầm quan trọng của lĩnh vực này trong quá trình thúc đẩy động lực phát triển quốc gia. Ngành Bất động sản đã trở thành một khối kiến thức chuyên môn, cần được đào tạo trong hệ thống giáo dục. Mặc dù không được giảng dạy phổ biến ở quá nhiều cơ sở, tuy nhiên chuyên ngành này vẫn trở thành một điểm đến thu hút các bạn trẻ tham gia, đặc biệt là những bạn trẻ mong muốn có chuyên môn vững chắc, thực sự am hiểu thấu đáo về thị trường bất động sản trong nước, để có đủ năng lực tham gia vào nhiều hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.
Mục tiêu mà chuyên ngành này hướng đến trong giáo dục là gì? Đó chính là hệ thống hóa các kiến thức về kinh tế nói chung, kinh tế bất động sản nói riêng, các kiến thức từ cơ bản đến phức tạp về các khía cạnh như đầu tư, quy hoạch, pháp luật về bất động sản, tài chính,... cho các bạn sinh viên. Đồng thời, trang bị cho sinh viên những khối kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về đầu tư, kỹ thuật môi giới, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản và một số hoạt động liên quan khác.
Những kỹ năng chính mà sinh viên Bất động sản sẽ được tiếp cận, đó là các kỹ năng: Tổng hợp thông tin và phân tích những thông tin về thị trường bất động sản nhiều phân cấp; Triển khai các dịch vụ tư vấn, môi giới và tổ chức sàn giao dịch bất động sản; Kỹ năng quản lý bất động sản và thẩm định giá,...
Việc làm kinh doanh bất động sản
3. Học Bất động sản là học những gì?
Mùa tuyển sinh gần kề, cũng là lúc các sĩ tử loay hoay trong cuộc chiến tìm kiếm và xác định ngành học, trường học, để đặt những viên gạch vững chắc cho con đường sự nghiệp mà mình mong muốn. Chứng kiến sự bứt phá trong thị trường bất động sản tại nước ta, hàng loạt nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực này ra đời, mang lại những giá trị vô cùng tích cực cho xã hội. Trong đó, diễn biến thực tế là một phần yếu tố, đã tác động đến nhận thức và tầm nhìn học tập của các bạn học sinh.
Đó là lý do Bất động sản trở thành ngành học thú vị dưới cái nhìn của nhiều bạn trẻ ngày nay. Việc tìm hiểu và nắm bắt rõ những thông tin về ngành học này, bao gồm cả nội dung học tập trong chương trình đào tạo. Cũng như việc xem xét các yếu tố về địa điểm đào tạo, cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường,... sẽ giúp các sĩ tử của chúng ta tự tin hơn, chủ động hơn trong quá trình đặt nền móng kiến thức cho riêng mình. Vậy học Bất động sản là học gì? Đó là chủ đề nên được đề cập đầu tiên trong bài viết này.
Khung chương trình đào tạo sẽ không thực sự giống nhau, vì nó còn tùy thuộc vào thiết kế của mỗi trường, mỗi cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, tựu chung, xét về mục tiêu trong giáo dục, ngành học này xoay quanh các hệ thống kiến thức từ cơ bản đến nâng cao như: Kinh tế bất động sản; Phát triển bất động sản; Quy hoạch sử dụng đất; Thẩm định giá; Kinh tế đô thị; Phân tích tài chính; Đầu tư tài chính; Quản lý tòa nhà; Quản lý tài sản bất động sản; Định giá đầu tư; Quy hoạch xây dựng; Đầu tư và tài trợ bất động sản; Hệ thống thông tin quản lý; Phân tích thị trường bất động sản.
Chung quy mà nói, nội dung học tập của chuyên ngành này chủ yếu là sự kết hợp và nói lên tính liên kết cũng như mối quan hệ giữa không gian địa lý về quy hoạch và các thuộc tính về tài chính, kinh tế của bất động sản nói chung. Để bạn đọc có thể tham khảo một cách chi tiết hơn về chương trình đào tạo Bất động sản, viecday365.com thông tin đến bạn một khung chương trình của ngành này ở Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh như sau:
+ Khối kiến thức giáo dục đại cương: Bao gồm những học phần đại cương bắt buộc, dành cho tất cả các chuyên ngành đào tạo. Cung cấp cho sinh viên nền tảng ban đầu để thuận lợi hơn trong quá trình hệ thống hóa và tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành về sau.
+ Khối kiến thức ngành: Bao gồm những học phần có tính cơ sở ngành ban đầu, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận được những kiến thức cơ bản về kinh tế bất động sản. Một số học phần như: Kinh tế vĩ mô, Kế toán quản trị, Kinh tế môi trường, Thẩm định dự án, Chiến lược và kế hoạch kinh doanh,....
+ Khối kiến thức chuyên ngành: Sau khối kiến thức ngành, đây là khối kiến thức giúp sinh viên định hình rõ nét hơn về thị trường, tài chính và luật pháp liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Chẳng hạn như: Kinh tế bất động sản, Luật về bất động sản, Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, Thẩm định giá bất động sản,...
+ Khối kiến thức chuyên sâu về Tài chính và đầu tư bất động sản, song song với Quy hoạch và phát triển bất động sản.
Năm cuối, sinh viên Bất động sản cũng được tham gia các học phần thực tập và thực hiện khóa luận. Các trường sẽ chủ động trong việc liên hệ và kết nối vớ những doanh nghiệp đầu ngành trong khu vực để thuận tiện trong việc sinh viên có thể thực tập đúng chuyên môn của mình. Ngoài ra, nếu sinh viên có nhu cầu xin vào thực tập ở một doanh nghiệp bất kỳ, cũng có thể xin giấy giới thiệu của khoa, trường và đến thực tập để học hỏi.
Xem thêm: Ngành quản lý đất đai ra làm gì?
4. Cánh cửa nghề nghiệp rộng mở cho những ai học Bất động sản
Đặc thù của thị trường việc làm ngành Bất động sản là gì? Đó chính là sự hiện diện của vô vàn những thách thức cũng như cơ chế tự đào thải nhân sự không hề nhỏ, tính cạnh tranh cao, đòi hỏi sức bật cá nhân,... Mặc dù khá khó khăn, tuy nhiên không thể phủ định Bất động sản là một trong những ngành có nhu cầu về nhân lực lớn nhất hiện nay, được nhiều người tìm việc quan tâm và ứng tuyển.
4.1. Bất động sản là ngành hấp dẫn nhân sự trẻ
Thực vậy, đây là một ngành học, đồng thời cũng là ngành nghề hấp dẫn các bạn trẻ. Những ai không ngại sự va chạm và sự thử thách. Tại sao lại nói như vậy? Vì trên thực tế, sự thành công của những cá nhân tham gia vào ngành nghề này, đã và đang trở thành một hình tượng để các bạn trẻ theo đuổi. Họ đều là những người giàu có bậc nhất ở tuổi đời còn trẻ, họ có bề ngoài chỉn chu và chuyên nghiệp, họ biết cách thu phục lòng người và được nhiều người xung quan phải ngước nhìn.
Thu nhập là một trong những lý do đầu tiên, có thể nói là quyết định đến quá trình chọn nghề của các bạn trẻ. Bất động sản tuy khó, nhưng đổi lại là sự giàu có và vô cùng thịnh vượng. Thứ hai, các công việc của ngành đều chú trọng ở tính chủ động của các cá nhân. Đó chính là sự linh hoạt về thời gian, sự linh động về cách tiếp cận công việc. Ngoài ra, nghề Bất động sản thu hút các bạn trẻ vì tính năng động, công bằng trong phương pháp “ăn chia thu nhập”, môi trường làm việc trẻ trung, chuyên nghiệp, dễ học hỏi và phát huy được năng lực cũng như sự hiểu biết của bản thân.
4.2. Nhu cầu nhân sự không giới hạn
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường rất rộng mở, đó là một sự thật không cần bàn cãi khi nói về Bất động sản. Theo thống kê của tin tuyển dụng viecday365.com, có đến hơn 50% trong tổng số tin tuyển dụng hướng về lĩnh vực kinh doanh, và chủ yếu là kinh doanh bất động sản. Số lượng các doanh nghiệp trung gian, cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới, thẩm định hay các công ty phân phối sản phẩm bất động sản của các nhà đầu tư,... mọc lên ngày càng nhiều.
Tuyển dụng bất động sản có các đặc trưng như: xuất hiện thường xuyên, không theo định kỳ, tuyển dụng nhân sự với số lượng đông (trung bình từ 20 - 100 người một lần tuyển), mức thu nhập cạnh tranh, tỷ lệ chốt hoa hồng cao,... Cơ chế về thị trường việc làm cùng với sự phát triển của lĩnh vực bất động sản hiện nay, không chỉ ngày nay mà ở tương lai, dự báo số lượng cử nhân Bất động sản ra trường vẫn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu nhân sự của ngành.
Việc làm kinh doanh bất động sản tại Hà Nội
4.3. Các vị trí việc làm hấp dẫn
Vì vậy, hãy nắm bắt chính cơ hội của bạn ngay hôm nay với tấm bằng cử nhân Bất động sản. Trên thực tế, những cá nhân học chuyên ngành này có cơ hội và được ưu tiên nhiều hơn những cá nhân khác. Vì những nghề trong phạm vi ngành Bất động sản thường tuyển dụng với yêu cầu thấp, cho phép nhiều chuyên ngành tham gia, đặc biệt là ở nghề môi giới hay nghề kinh doanh bất động sản. Đó chính là lý do bạn nên tận dụng bằng cấp, sự am hiểu về chuyên môn và sự thành thạo trong kỹ năng của mình để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng.
Cụ thể hơn, những cá nhân học chuyên ngành này sau khi ra trường, sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động nghề nghiệp như sau:
+ Nhân viên kinh doanh bất động sản: Đây là một công việc được tuyển dụng thường xuyên nhất trên thị trường việc làm. Các nhân viên bất động sản có nhiệm vụ hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ môi giới, tư vấn, bán hàng cho các doanh nghiệp hay nhà đầu tư, nhằm thúc đầy sự phát triển trên thị trường, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và chủ thể sở hữu bất động sản.
+ Chuyên viên môi giới bất động sản, chuyên viên dịch vụ khách hàng, chuyên viên phòng kế hoạch dự án, chuyên viên tại các sàn giao dịch bất động sản.
+ Giám sát và đào tạo nhân viên bán hàng
+ Quản lý văn phòng đại diện của các doanh nghiệp bất động sản
+ Chuyên viên thẩm định giá bất động sản
+ Chuyên viên phát triển thị trường và kế hoạch kinh doanh
+ Trợ lý giám đốc dự án
+ Nhà đầu tư bất động sản
+ Nhà phát triển và quản lý hệ thống bất động sản
+ ....
Đây là những công việc mà một sinh viên có bằng cấp Bất động sản có thể hoàn toàn tìm thấy ở những doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh, phân phối và đầu tư bất động sản. Hay có thể làm việc trong môi trường Nhà nước với các lựa chọn làm ở phòng ban ở các Sở, Bộ về lĩnh vực Xây dựng, Quản lý đất đai, Tài nguyên môi trường,... Cuối cùng, những ai muốn theo nghiệp sư phạm, có thể thử sức với nghề giảng viên tại các cơ sở giáo dục có ngành học này.
Việc làm bất động sản tại Hồ Chí Minh
4.4. Cơ hội chinh phục mọi đỉnh cao thu nhập
Như đã đề cập, học ngành Bất động sản hoàn toàn giúp bạn có một môi trường và điều kiện hoàn hảo để chinh phục mọi đỉnh cao trong thu nhập. Đặc biệt là với những nghề liên quan đến kinh doanh, môi giới, bán hàng,.... Vì ngoài mức lương cố định, các cá nhân tham gia nghề Bất động sản thường chủ yếu kiếm được tiền nhờ vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu công việc. Với tỷ lệ hoa hồng sau mỗi hợp đồng chốt được, bạn có thể có cơ hội mang về mức thu nhập lên đến cả chục triệu, thậm chí là cả trăm triệu một tháng.
Bạn có thể tham khảo mức lương cố định phổ biến trong lĩnh vực Bất động sản là từ 5 - 6 triệu, tùy vào đơn vị làm việc. Đối với các cá nhân đã có kinh nghiệm hoặc ở những vị trí như Leader, giám sát,... sẽ có mức lương cao hơn.
5. Trường nào đào tạo ngành Bất động sản?
Nếu nói về đích danh ngành Bất động sản, thì chỉ có những cơ sở giáo dục sau bạn có thể tham khảo. Đó là: ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Tài chính Marketing, ĐH Nông lâm Thái Nguyên, ĐH Nông lâm Huế. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo các chuyên ngành tương động hoặc liên quan đến lĩnh vực này ở các đơn vị giáo dục khác. Chẳng hạn như:
+ Bộ môn Quản lý thị trường Bất động sản tại Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
+ Ngành Kinh tế Bất động sản ở ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
+ Ngành Quản trị Kinh doanh Bất động sản tại ĐH Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh.
Một số tổ hợp môn xét tuyển cho chuyên ngành này như sau:
+ Khối A00: Toán - Hóa - Lý
+ Khối A01: Toán - Anh - Lý
+ Khối C04: Toán - Địa lý - Văn
+ Khối C00: Văn - Địa lý - Lịch sử
+ Khối D01: Anh văn - Văn học - Toán
+ Khối D07: Toán - Anh - Hóa học
+ Khối D10: Toán - Đía lý - Anh
+ Khối D96: KHXH - Toán - Tiếng Anh
Có khá nhiều tố chất giúp bạn tự nhận định rằng mình có phù hợp với Bất động sản hay không. Chẳng hạn như: Giao tiếp tốt, có kỹ năng quan sát, ham học hỏi, kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng tổng hợp, phân tích và nhận định đánh giá thị trường, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ngoại ngữ và tin học văn phòng...
Nhìn chung, ngành Bất động sản thích hợp cho những cá nhân có đam mê, không ngại thử thách, kiên trì với nghề và đặc biệt là giỏi giao tiếp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tham khảo trong quá trình chọn ngành!
6828 0