Hiểu ngành văn học ra làm gì? Để sẵn sàng cho sự nghiệp mai sau
Theo dõi viecday365 tạiVăn với nhiều người là bộ môn khó nhằn, buồn ngủ nhưng với những người khác lại là cả một bầu trời nghệ thuật. Ngành văn học chính là ngành để cho những nghệ sĩ họa cuộc sống bằng ngòi bút văn chương của mình. Vậy ngành văn học là gì? Ra trường làm công việc gì?
1. Ngành văn học và những thông tin bổ ích cho bạn
Ngành văn học là ngành đào tạo ra những cử nhân tương lai làm công tác nghiên cứu, bình luận, sáng tác, … đôi khi là cả giảng dạy văn học. Bằng việc cung cấp cho sinh viên khối kiến thức cơ bản, nền tảng về văn hóa, kiến thức về ngôn ngữ, về lý luận văn học, … và về các nền văn học trên thế giới. Khác với chuyên ngành sư phạm văn, ngành văn học chủ yếu thiên về công tác nghiên cứu, bình luận trong khi sư phạm văn lại thiên về sáng tác.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn như ngôn ngữ học, quy tắc viết, quy tắc sử dụng ngôn ngữ, quy tắc nói, nghiên cứu các tác phẩm văn học và cảm nhận các tác phẩm đó, … Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành này cũng được trang bị khả năng báo chí, biên tập nội dung, khả năng nói và những kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt khác.
Hiện tại rất nhiều trường đại học cao đẳng trên cả nước tuyển sinh và đào tạo nhân lực ngành văn học. Đây cũng là ngành tuyển sinh khối rất đa dạng trên nền trung là sườn các khối C và D. Cụ thể, thí sinh ứng tuyển chuyên ngành này có thể nộp hồ sơ xét tuyển các khối sau:
- Khối tuyển sinh: C00 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối tuyển sinh: C03 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- Khối tuyển sinh: C04 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ văn, Toán, Địa lí
- Khối tuyển sinh: C15 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- Khối tuyển sinh: D01với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối tuyển sinh: D02 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
- Khối tuyển sinh: D03 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp
- Khối tuyển sinh: D04 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung
- Khối tuyển sinh: D05 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức
- Khối tuyển sinh: D06 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật
- Khối tuyển sinh: D14 với tổ hợp tuyển sinh ba môn là Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- Khối tuyển sinh: với tổ hợp tuyển sinh ba môn là D15 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- Khối tuyển sinh: với tổ hợp tuyển sinh ba môn là D78 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- Khối tuyển sinh: với tổ hợp tuyển sinh ba môn là D79 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- Khối tuyển sinh: với tổ hợp tuyển sinh ba môn là D80 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
- Khối tuyển sinh: với tổ hợp tuyển sinh ba môn là D81 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
- Khối tuyển sinh: với tổ hợp tuyển sinh ba môn là D82 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- Khối tuyển sinh: với tổ hợp tuyển sinh ba môn là D83(Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
Ngành văn học hiện tại có mã tuyển sinh là 7229030. Là một ngành học hấp dẫn, thu hút rất nhiều học sinh nộp hồ sơ ứng tuyển nhưng ngành nghề này lạ không có mức điểm xét tuyển quá cao. Trung bình mức điểm xét tuyển này giao động từ 13 đến 21 điểm. Với điểm xét tuyển học bạ trung học phổ thông thì ngành văn học có mức điểm từ 26 đến 29 điểm.
2. Ngành văn học và cơ hội việc làm sau khi ra trường
Vốn dĩ là ngành nghề về ngôn ngữ rất linh động, ngành văn học cũng vì thế được đánh giá là công việc với đa dạng việc làm, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Cụ thể những cử nhân văn học có thể làm các công việc tiêu biểu như sau:
2.1. Nhà văn - nhà phê bình văn học
Nhà văn hay nhà phê bình văn học là công việc được nhiều cử nhân chuyên ngành văn học mong muốn. Những nhà văn, nhà phê bình văn học là người đọc, nghiên cứu và thẩm định các tác phẩm. Họ cũng là những người trực tiếp viết ra các tác phẩm thể hiện sự thẩm định của mình hay sáng tác những câu chuyện, thơ, kịch bản phim, … Nhà văn hay nhà phê bình văn học thường làm việc trong các tổ chức văn học, văn hóa, trong các viện nghiên cứu hay làm việc tự do.
Nổi bật trong đó phải kể tới những nhà văn tự do, học có thể ngồi ở nhà nghiên cứu viết ra các cuốn sách, viết tiểu thuyết, chuyện thu hút người đọc. Học cũng có thể xuất bản các tác phẩm của mình thành sách hoặc chia sẻ chúng trên các blog cá nhân, các trang mạng xã hội, … Hiện nay, ngôn tình và truyện ma đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ tìm đọc, ngoài ra còn là những sách về cuộc sống, triết lý cuộc đời, sách kinh doanh, … Trước những xu hướng này các nhà văn sáng tác rất đa dạng phục vụ cho người đọc, các fan hâm mộ của chính mình.
Viết và xuất bản sách hiện nay là công việc hấp dẫn không chỉ với nhà văn mà còn với rất nhiều những người yêu thích văn chương khác. Điển hình trong số đó phải kể tới các nhà kinh tế, nhà chính trị học, nhà triết học, nhà tâm lý học, những doanh nhân, … học có thể viết sách về kinh nghiệm của chính mình, những bài học cuộc sống, các kiến thức chuyên ngành mình thu thập được, … để xuất bản thành sách. Nổi bật trong số đó ta có thể kể đến như Phạm Nhật Vượng, Donald Trump, …
Những nhà văn tự do có thu nhập cũng tương đối linh động tùy vào số lượng đầu sách mà họ bán ra cũng như số lượng đầu sách mà họ sáng tác được.
2.2. Biên tập viên nội dung - biên kịch
Công việc thứ hai rất phù hợp với các cử nhân ngành văn học là trở thành một biên tập nội dung, những người viết ra các kịch bản phỏng vấn, các kịch bản để quay TVC quảng cáo hay các kịch bản phim.
Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều đẩy mạnh hoạt động marketing doanh nghiệp bởi vậy những biên tập nội dung, những content marketing hay những biên kịch được tuyển dụng rất nhiều. Họ là những người sử dụng ngôn ngữ văn chương và khả năng nói, viết, quy tắc đặt câu, … của mình để viết ra các kịch bản hấp dẫn, các chương trình lý thú hay các bài content marketing thu hút người xem.
Biên tập viên nội dung hiện có mức lương rất hấp dẫn, trung bình con số này khoảng 8 triệu đồng, nó sẽ cao hơn nếu bạn là người tài năng với những tác phẩm kịch bản tạo ấn tượng sâu sắc với khán giả.
2.3. Nhà báo, phóng viên truyền hình
Kỹ năng viết, khả năng hành văn sẽ là công cụ hỗ trợ đặc biệt cho bạn trở thành một nhà báo. Hiện có rất nhiều các trang báo điện tử thường xuyên tuyển dụng cộng tác viên. Bạn có thể trở thành cộng tác viên báo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trước.
Tuy nhiên, để chính thức trở thành một nhà báo, có thẻ ngành bạn sẽ cần học tối thiểu là nghiệp vụ báo chí. Ngoài ra, bạn cũng phải học và nghiên cứu chuyên sâu chuyên ngành này hơn nhất là khi bạn muốn ứng tuyển vào các tạp chí, các trang tin tức quốc gia.
Ngoài ra, một số trang báo tự nhiên, tự do cũng không đòi hỏi cao về thẻ ngành ngày nghiệp vụ mà quan trọng hơn cả là khả năng viết, cách hàng văn, cách chọn lọc và nắm bắt thông tin của bạn. Những trang báo này thường là những trang giải trí, những tra mang tính chất bắt trend, nắm bắt các tin tức xã hội cơ bản.
Song song với việc trở thành nhà báo bạn cũng có thể trở thành các phóng viên truyền hình, khả năng viết và nói sẽ giúp bạn tự tin, diễn đạt thu hút, khoa học, thông minh. Những nhà báo và phóng viên hiện có mức lương linh động khoảng 12 triệu đồng. Ngoài ra, nhà báo còn được nhận % hoa hồng theo bài viết đăng tin của mình.
2.4. Giáo viên dạy ngữ văn
Ngành văn học không phải là ngành ngữ văn, mà văn học được ví là chị em ruột của sư phạm văn. Vì lẽ, trong một số trường đại học thì văn học và sư phạm văn đều là chuyên ngành thuộc khoa văn. Những giáo viên sư phạm văn có thể làm các công việc của một nhà văn học, nhưng nhà văn học muốn là giáo viên dạy văn học bắt buộc phải học thêm nghiệp vụ sư phạm cho mình. Đây sẽ là chứng chỉ hành nghề cơ bản phải có trong ngành.
Giáo viên dạy ngữ văn là một công việc hấp dẫn được tuyển dụng đa dạng hơn cả trong top ngành sư phạm. Giáo viên ngữ văn được tuyển tại các trường cấp 2, cấp 3, tại các trường đào tạo nghề hay các trung tâm luyện thi. Mức lương của giáo viên dạy văn tại các trường công lập không cao nhưng tại các trường tư thục, trường quốc tế lại rất hấp dẫn. Con số này ước tính có thể lên tới trên dưới 15 triệu đồng.
Ngoài ra, giáo viên dạy văn còn có thể dạy tại các trung tâm luyện thi đại học, trung tâm ôn thi hay gia tư tại nhà với mức lương vô cùng hấp dẫn. Bởi vậy đây là ngành học hấp dẫn hứa hẹn công việc lý thú cho sinh viên ngành văn học.
2.5. Công tác lưu trữ thư viện
Cử nhân chuyên ngành văn học cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí trong thư viện, các trung tâm xử lý dữ liệu, xử lý thông, … Với kỹ năng lưu trữ thông tin thông qua những môn học của mình, công tác lưu trữ thư viện sẽ là sự lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn cho bạn.
Phạm vi ngày càng mở rộng của các tạp chí trực tuyến, sách điện tử và các dự án số hóa đại chúng sẽ có tác động mạnh mẽ đến các bộ sưu sách trong các thư viện, đồng thời định hình việc sử dụng tài nguyên học thuật và các biện pháp phân loại sách để đảm bảo lưu trữ thông tin thư viện cho mình. Tóm lại, các thư viện học thuật và nghiên cứu tạo nên một mạng lưới các kho lưu trữ phân tán có khả năng duy trì nhiều phương pháp và tài liệu nghiên cứu đa dạng. Nhìn chung những nhân viên văn thư thư viện có vai trò quan trọng trong việc: cung cấp các điều kiện môi trường được thiết kế để bảo quản lâu dài các vật liệu vật lý; cung cấp dịch vụ giao hàng hỗ trợ truy cập hiệu quả vào các tài liệu được lưu trữ.; hỗ trợ tìm kiếm đầu sách và các thủ tục liên quan đến mượn sách thư viện, …
Nhân viên thực hiện công tác lưu trữ thư viện hiện có mức lương trung bình khoảng 7 triệu đồng.
2.6. Các vị trí hành chính văn phòng
Hành chính văn phòng cũng là công việc hấp dẫn được nhiều cử nhân chuyên ngành văn học chọn lựa. Với đặc điểm chuyên ngành gồm những môn liên quan với hành chính văn phòng, cùng khả năng soạn thảo văn bản đây là công việc rất phù hợp với cử nhân văn học. Họ có thể làm đa dạng các công việc văn phòng từ vị trí nhân viên đến vị trí quản lý hay giám đốc nhân sự.
Quản lý hành chính chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường văn phòng hấp dẫn và tương tác tích cực với tất cả khách và nhân viên. Các nhân viên quản lý hành chính hoạt động trong và thực hiện các quy trình của để giám sát các hoạt động hành chính hàng ngày. Giám đốc hành chính làm việc tích cực từ công tác nội bộ cho tới bên ngoài với các nhà cung cấp bên ngoài để đảm bảo rằng các nhu cầu về tài chính, CNTT và nhân sự của tổ chức đều được đáp ứng. Giám đốc hành chính hỗ trợ chuẩn bị bảng lương và quản trị nhân sự. Giám đốc hành chính hỗ trợ chủ tịch & giám đốc điều hành chuẩn bị cho hội đồng quản trị và các cuộc họp quản trị khác. Cuối cùng, giám đốc hành chính có trách nhiệm đảm bảo rằng tổ chức có sự hỗ trợ hành chính cần thiết để tiến hành kinh doanh và hoàn thành nhiệm vụ:
- Thực hiện và giám sát các hoạt động chung của văn phòng, như chào hỏi khách, nộp hồ sơ, sao chụp, fax, xử lý thư đến và đi, định tuyến và sàng lọc tất cả các cuộc gọi đến và phân phối tin nhắn cho các thành viên nhóm thích hợp.
- Đảm bảo rằng phòng hội nghị, phòng họp và khu vực tiếp tân đã sẵn sàng cho các cuộc họp.
- Giám sát việc chuẩn bị, phân tích, đàm phán và xem xét các hợp đồng liên quan đến việc mua nguyên liệu, vật tư, sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Cung cấp hoặc giám sát các hoạt động tập trung và thủ tục dịch vụ cho cơ quan.
- Lập kế hoạch và phối hợp phát triển nhân viên và các cuộc họp nhân viên toàn cơ quan hàng tháng.
- Tạo và duy trì kiểm soát nội bộ hiệu quả cho kho thiết bị.
- Duy trì và bảo vệ hồ sơ của cơ quan.
- Quản lý tổ chức văn phòng và không gian lưu trữ. Thực hiện liên lạc với các nhà cung cấp khác nhau, cùng cấp bảo trì, bảo mật và các dịch vụ, …
Xem thêm: Học giỏi Văn nên học ngành gì?
Ngành văn học hiện có cơ hội việc làm rất đa dạng. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã nắm rõ thông tin về ngành văn học cũng như những công việc sau khi ra trường của chuyên ngành hấp dẫn này.
6261 0