Bật mí những mô tả công việc cầu thủ bóng đá – Họ là ai?
Theo dõi viecday365 tạiBóng đá là một môn thể thao phổ biến trên toàn hành tinh này, được rất nhiều người biết đến và hâm mộ. Môn thể thao này được xuất hiện từ những năm của thế kỷ 19 và bây giờ nó được mệnh danh là “môn thể thao vua” của mọi nhà. Và bạn đang có quyết tâm để trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Nếu bạn có niềm đam mê hoài bão như vậy thì còn chờ đợi gì mà không đi tìm hiểu những mô tả công việc cầu thủ bóng đá để có cái nhìn rõ nét hơn nhé!
1. Tổng quan về công việc cầu thủ bóng đá
1.1. Cầu thủ bóng đá là ai?
Cái tên khác của bóng đá là túc cầu, là một môn thể thao với hai đội chơi, bằng người và chơi chung một quả bóng tròn.
Cầu thủ là tên gọi chung cho những vận động viên thể thao có liên quan đến trái bóng như là cầu thủ bóng rổ, cầu thủ bóng đá, cầu thủ bóng ném, cầu thủ bóng bầu dục…
Cầu thủ bóng đá được chia ra làm nhiều loại hình khác nhau một cách đa dạng như là: bóng đá bãi biển, bóng đá mini, bóng đá sân cỏ, bóng đá trong nhà… hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng hơn 250 triệu cầu thủ bóng đá ở tất cả các hình thức khác nhau của bóng đá.
1.2. Trang phục của cầu thủ bóng đá
Về trang phục thi đấu chính thức của cầu thủ bóng đá, thông thường họ sẽ mặc áo phông, quần đùi, đeo găng tay (găng tay chuyên dụng dành cho cầu thủ đá bóng: găng tay cho thủ môn và găng tay cho cầu thủ khi mà thời tiết về lạnh), về tất họ sẽ đi tất cao đến tận đầu gối. đi giày thể thao (có thể là giày chuyên dùng cho đá bóng hoặc là không đều được). Khi thi đấu cầu thủ sẽ bị cấm đeo hoặc mang mặc những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho người khác cũng như là chính bản thân mình.
Ví dụ như là vòng tay, nhẫn, đồng hồ hay dây chuyền…Bởi đó là những vị trí dễ gây va chạm nên để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì các cầu thủ phải tháo bỏ hết chúng trước khi tham gia. Còn với thủ môn những thứ không được mang cũng tương tự như vậy, nhưng về phần trang phục thì có khác một chút, họ sẽ được trang bị kỹ hơn so với những cầu thủ thi đấu chạy trên sân, họ sẽ được mặc áo phông dài tay để có thể bảo vệ được phần khuỷu tay mỗi khi bắt bóng, và thêm vào đó họ sẽ được đeo bao tay chuyên dụng để bắt bóng trong khi thi đấu, trên sân.
2. Bản mô tả công việc cầu thủ bóng đá
Khi bước vào một trận đấu sẽ có hai đội thi đấu với nhau, mỗi đội sẽ cố gắng đưa quả bóng tròn vào trong khung thành của đối phương. Khung thành đó được tạo bởi hai cột dọc một xà ngang và một cái lưới khổ to bao phủ phía sau, khung thành thường được cấu tạo từ thép, nhưng cũng có một số nơi được làm từ gỗ. Và người duy nhất được thoải mái tự do với quả bóng trong khung thành đó chính là thủ môn - thủ môn là người duy nhất được cầm bóng bằng tay, nhưng tuy nhiên việc cầm bóng cũng chỉ được phép trong khu vực cấm địa của đội đó, do thủ môn trực tiếp trấn giữ. Và một điều khác biệt so với những cầu thủ trên sân đó là người thủ môn sẽ mặc áo khác màu so với toàn đội, thủ môn sẽ chỉ được di chuyển trong khu vực cấm địa mà mình trấn giữ đó để có thể bảo vệ khung thành một cách tuyệt đối cho đội mình.
Trên sân bóng thì có rất nhiều vị trí khác nhau nên vì thế mà toàn đội bóng mỗi cầu thủ sẽ có những tên gọi khác nhau như hậu vệ (hậu vệ bên cánh trái cánh phải, hậu vệ phòng thủ…); tiền đạo (phía cánh, phía tự do, phía cắm và tiền đạo tự do,..); ngoài ra thì cũng có một số vị trí khác nữa.
Ngoài những cầu thủ thi đấu trên sân thì phía trong còn có những cầu thủ dự bị để có thể thay thế khi có bất kỳ thay đổi hay sự cố gì. Và theo luật đá bóng khi bắt đầu vào trận đấu, mỗi đội sẽ chỉ có quyền thay người tối đa là 3 lần, một điều lưu ý đó là cầu thủ mà đã được thay ra rồi thì sẽ không được tiếp tục quay trở lại sân đấu.
Một trận đấu trọn vẹn thường sẽ kéo dài đến 90 phút, vì thế mà mỗi cầu thủ sẽ cần phải chuẩn bị cho mình một sức khỏe dẻo dai và bền bỉ để có thể theo nhịp được toàn trận, tùy theo từng vị trí mà họ canh giữ thì tổng quãng đường mà họ chạy di chuyển thi đấu khắp sân sẽ rơi vào tầm khoảng từ 6 – 11 km. Chạy đường dài như vậy với một cường độ không hề nhỏ vì vậy mà họ luôn bị đe dọa bởi những chấn thương, một trong những chấn thương hay gặp phải nhất đó là chấn thương ở phần chân như là trẹo chân, bong gân, giãn dây chằng và thậm chí có thể nặng hơn đó gãy chân, và điều xấu nhất cũng có thể xảy ra với họ đó chính là mất mạng, tuy khả năng xảy ra không cao nhưng không phải là không thể xảy ra, ví dụ tiêu biểu như là một cầu thủ nổi tiếng đó là Antonio Puerta đã qua đời bởi anh đã chịu liên tiếp hàng loạt các cơn đau tim và chấn thương. Thi đấu suốt 90p của trận đấu, sẽ tiêu tốn rất nhiều thể lực và chịu dưới sự đe dọa của bất cứ chấn thương có thể đến ngay lúc nào, vì thế mà mỗi cầu thủ sẽ phải có chiến thuật tập luyện, phân bổ sức lực một cách chính xác. Nhiều cầu thủ khi mà thi đấu trong suốt một thời gian dài thường sẽ bị đuối sức và họ thường nghĩ tới sử dụng doping – một chất cấm sử dụng trong thể thao giúp tăng cường sức khỏe và tốc độ của cơ bắp.
Tìm việc làm giáo viên thể dục
3. Những điều kiêng kỵ khi đá bóng
Có rất nhiều vấn đề cần kiêng kị, né tránh không được làm với một cầu thủ bóng đá: đó là không được sút bóng vào lưới nhà khi thi đấu, không được rời bỏ vị trí mà mình canh giữ đảm nhận nhiệm vụ trên sân quá xa, không được chơi xấu đồng đội cũng như đối thủ, không được chơi bóng bằng tay nếu như bạn không phải thủ môn, không được sử dụng các chất kích thích khi tham gia trận đấu…
Một số lỗi bị tước quyền thi đấu của cầu thủ:
Phạm lỗi một cách nghiêm trọng;
Có hành vi bạo lực trên sân: dù với bất kỳ ai dù là đối thủ, trọng tài, khán giả hay huấn luyện viên… thì đều sẽ bị tước bỏ quyền thi đấu ngay lập tức;
Nhổ nước bọt vào đối phương hay bất kỳ một ai khác ở đó;
Cố tình ngăn cản bàn thắng hay cơ hội ghi bàn của đối phương bằng cách cố tình chơi xấu sử dụng tay (trường hợp này không áp dụng với thủ môn trong khu phạt đền của đội mình);
Khi mà có hành động phạm lỗi để ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ ràng từ đội đối phương sẽ bị xử phạt bằng một quả phạt đền hay quả phạt;
Sử dụng những lời lẽ thiếu tôn trọng có sự xúc phạm đến người khác bằng cách lăng mạ, sỉ nhục, bôi nhọ…
Nhận hai thẻ vàng trong cùng một trận đấu.
Dù là cầu thủ hay là cầu thủ dự bị hay là cầu thủ đã bị thay thế mà bị phạt thẻ đỏ sẽ buộc phải rời khỏi khu vực thi đấu, khu vực gần thi đấu và khu vực kỹ thuật lùi vào trong phía hậu trường.
Xem thêm: Việc làm thể lực
4. Làm gì để trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp
Được mệnh danh là môn thể thao vua, theo đó nếu bạn muốn trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp thì bạn nên làm và thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
Thứ nhất: Có mục tiêu và tìm hiểu kỹ về môn thể thao này
Luôn có mục tiêu rõ ràng: trước tiên là bạn cần có một niềm đam mê với môn này. Chỉ khi có niềm yêu thích niềm đam mê tình yêu với bóng đá thì bạn mới có thể trở thành được một người cầu thủ chuyên nghiệp, bởi chỉ khi có tình yêu với một thứ gì đó thì bạn mới có thể sẵn sàng làm bất cứ thứ gì vì nó. Chỉ khi là niềm đam mê thì bạn mới có thể duy trì vượt qua những khó khăn thử thách mà trái bóng, sân cỏ mang lại.
Có kiến thức tìm hiểu về bộ môn này: khi bắt đầu làm bất cứ một thứ gì bạn cần phải có sự am hiểu nhất định về nó. Có một sự am hiểu vững chắc thì bạn sẽ thực hiện được chính xác và từ đó chính là điểm khởi đầu cho sự thành công sau này.
Thứ hai: Bắt đầu tập luyện sớm
Với môn thể thao này yêu cầu bạn phải có sự rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi còn nhỏ bạn hãy chọn cho mình một nhóm, một đội nào đó có chung sở thích với mình để bạn có được sự tập luyện thường xuyên. ở bước này bạn cần hướng tới những mục đích như sau:
Khi bắt đầu nên chơi với trẻ con, sau đó mới chuyển sang chơi cùng với lứa tuổi thanh thiếu niên để nâng cao trình độ dần dần.
Chơi với bạn bè, bố mẹ người lớn càng nhiều càng tốt để có thể rèn luyện được sự dẻo dai về thể lực.
Tiếp đó sẽ chuyển sang chơi với đội thanh niên, những đội có sức cạnh tranh hơn, để nâng cao được trình độ kỹ năng.
Đầu quân cho những đội bóng có tổ chức, những trung tâm tập luyện thể dục thể thao để có được sự đào tạo một cách chuyên nghiệp nhất. khi được tham gia vào những nơi huấn luyện như vậy với một cường độ tập luyện cao trong một thời gian ngắn bạn chắc chắn sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh so với những người khác.
Và cuối cùng bạn sẽ di chuyển tìm kiếm đến những chương trình huấn luyện chuyên nghiệp như là đội bóng trẻ cho các trường đại học, cho các câu lạc bộ nghiệp dư, dần dần trình độ của bạn sẽ đi lên
Thứ ba: Sự tập luyện hàng ngày
Để trở thành một cầu thủ giỏi chắc chắn bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian cho chúng, với cường độ tập luyện từ 5 – 6 ngày trên một tuần thì bạn mới có thể đảm bảo sức khỏe cho thi đấu. dù thời tiết có như thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn nên luyện tập một cách chăm chỉ, không thực hiện tập trên sân cỏ thì bạn có thể thay đổi địa điểm đến các phòng tập tập luyện những bài tập thể lực.
Bắt đầu chú trọng rèn luyện ở các kỹ năng: với điểm này bạn nên tìm đến những người huấn luyện viên hay người trực tiếp dạy bạn để có được đánh giá khách quan, chân thực nhất. Khi biết được điểm mạnh của bạn ở đâu rồi bạn hãy chú trọng dành thời gian luyện tập nhiều nhất cho nó để cải thiện lên một trình độ đỉnh cao nhất.
Thứ 4: Thể lực
Thể lực là một trong những điều tiên quyết đến việc rằng bạn có thể chơi bóng chuyên nghiệp hay không. Như cũng đã nêu ra ở phần trên thì việc bạn có đủ sức khỏe bạn mới có thể duy trì được nhịp độ suốt 90 phút của trận đấu.
Thứ 5: Là một người giao tiếp tốt
Thứ 6: Là một người có sự mạnh mẽ về tinh thần: bởi cuộc sống của một cầu thủ bóng đá không thể nói trước được điều gì, vì khi thi đấu chấn thương có thể ập đến bất kỳ lúc nào, nó khiến bạn không thể tiếp tục ra sân thi đấu được điều đó đồng nghĩa với việc bạn bị thay thế.
Bóng đá là một trong những môn thể thao hay nhất trên hành tinh và vì thế cầu thủ bóng đá là những người đáng được ngưỡng mộ. Ở bài viết trên chúng tôi đã đưa ra cho bạn những cái nhìn chân thực nhất về mô tả công việc cầu thủ bóng đá. Hy vọng rằng nó sẽ đem đến cho bạn những quan sát, những hiểu biết hữu ích nhất cho niềm đam mê sân cỏ.
Tải Bản mô tả công việc cẩu thủ bóng đá tại đây:
mo-ta-cong-viec-trong-tai-bong-da.doc
1543 0