Mô hình truyền thông Lasswell là gì mà trở nên phổ biến như vậy?

Theo dõi viecday365 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả viecday365.com Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Truyền thông luôn là một lĩnh vực được coi trọng và phổ biến, vì trong cuộc sống, luôn cần những người truyền đạt thông tin. Không phải làm chú bé Lượm với đôi chân thoăn thoắt nữa mà ngày nay công nghệ đưa tin đã trở nên rất hiện đại. Để có thể truyền thông một cách hiệu quả, rất nhiều nơi đã tham khảo đến mô hình truyền thông Lasswell để phân tích. Vậy đây là mô hình gì thì hãy cùng viecday365.com đi khám phá và tìm hiểu.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giới thiệu về mô hình truyền thông Lasswell

1.1. Mô hình truyền thông Lasswell là gì?

Harold Lasswell là một nhà xã hội người Mỹ đã phát minh ra một mô hình cho phép con người hiểu quá trình giao tiếp trong xã hội vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 20. Thông qua việc nghiên cứu rất kỹ các kênh, ông phát hiện ra rằng, những cuộc giao tiếp, truyền tải thông điệp đều qua những thiết bị khác nhau, kể từ đó mà xã hội được đắm chìm trong sự đa nguyên của nhiều đối tượng. Ông cũng nhận ra rằng, khán giả là người có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn các kênh giao tiếp.

Mô hình của ông rất dễ hiểu, dễ nhớ và nó trở nên phổ biến kể từ năm 1948, thế nhưng ông không được cấp bằng sáng chế hay được tự tuyên bố đó là sản phẩm trí tuệ của riêng mình. Thế nhưng người đời đều coi Lasswell chính là người cha của lĩnh vực tâm lý học chính trị đã góp phần củng cố nghiên cứu về truyền thông đại chúng. Nội dung của mô hình cũng đã được trình bày trong tờ báo “Cấu trúc và chức năng của truyền thông trong xã hội” đã giúp phổ biến thông tin này đến nhiều người hơn.

Mô hình truyền thông Lasswell
Mô hình truyền thông Lasswell

Ngày nay, mô hình truyền thông của Lasswell không chỉ được dùng để phân tích các yếu tố đơn giản mà nó còn dùng để phân tích giao tiếp giữa cá nhân vào nhóm. Về nguyên tắc thì mục tiêu của mô hình này nghiên cứu là giao tiếp hiệu quả nên nó thường tập trung vào các yếu tố của truyền thông và một số biến ảnh hưởng mà quá trình truyền thông tạo nên.

Tuy nhiên, mô hình này không có sự phản hồi của người nhận mà chỉ xem xét cách thức giao tiếp, tập trung vào các chủ đề truyền thông, các động cơ sau đó theo các tuyến tính hay đơn hướng.

Xem thêm: Ấn phẩm truyền thông là gì? Tìm hiểu chung về ấn phẩm truyền thông

1.2. Các lý do để truyền thông là gì?

Theo Lasswell, có ba lý do cơ bản dẫn đến cần phải truyền thông đó là:

1.2.1. Giám sát môi trường

Môi trường là yếu tố luôn có sự thay đổi theo thời gian, từ những tác động của thời tiết, những chuyển biến của xã hội, văn hóa của các quốc gia, các hội nghị, sự kiện….Tất cả mọi thứ sẽ có sự thay đổi theo từng giờ, từng ngày, từng tháng và từng năm. Chính vì thế con người cần phải biết được những gì xảy ra quanh họ để lường trước được những vấn đề có thể xảy ra, được hiểu biết trong môi trường mình đang sống.

Giám sát môi trường
Giám sát môi trường

Chính vì thế, truyền thông ở đây là đưa những tin tức được cập nhật theo theo từng thời điểm đến rộng rãi công chúng. Đây là lý do rất cần thiết để truyền thông.

1.2.2. Sự tương tác trong xã hội

Sống trong một tập thể xã hội, con người có sự giao tiếp, truyền tải thông điệp lẫn nhau để tạo nên những giá trị của cuộc sống. Có rất nhiều các tương tác với nhau có thể truyền tải thông điệp.

Sự tương tác trong xã hội
Sự tương tác trong xã hội

Lấy một ví dụ đơn giản để dễ hình dung hơn về vấn đề này. Ngày nay mô hình này vẫn đúng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khi các công cụ truyền thông công nghệ số được đẩy mạnh. Những bài đăng cập nhật số lượng người mắc Covid - 19 trong thời gian vừa qua trên rất nhiều Fanpage đã nhận được đông đảo sự quan tâm của người dân. bên cạnh đó, những người cùng comment bài viết có thể tương tác lại lẫn nhau.

1.2.3. Truyền tải văn hóa

Văn hóa là nét đẹp ở bất cứ địa điểm nào cũng có, có thể là vùng, miền, tỉnh, đất nước….Những giá trị này sẽ bị mai một nếu như không có sự truyền đạt lại. Lúc này cần đến sự truyền thông đến công chúng để học biết đến nhiều người. Hoặc đơn giản là khi có sự giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia cũng cần có sự truyền tải văn hóa để có thể hòa nhập. 

Bằng những công cụ rất đơn giản như hình ảnh, video, phóng sự, bài báo…. cũng là các phương tiện để truyền tải thông điệp.

Truyền tải văn hóa
Truyền tải văn hóa

1.3. Những thành phần trong mô hình truyền thông Lasswell

Trong mô hình truyền thông Lasswell có 5 yếu tố cơ bản:

Những thành phần trong mô hình truyền thông Lasswell
Những thành phần trong mô hình truyền thông Lasswell

S - Source: Nguồn, người khởi xướng hay người cung cấp. Ví dụ như nguồn cung cấp các tờ báo là tòa soạn báo. 

M - Message: Thông điệp, nội dung truyền tải đến người nhận tin. Mỗi sản phẩm truyền thông đều mang một ý nghĩa thông điệp riêng, đến ngay cả những câu nói cơ bản hàng ngày cũng cần mang ý nghĩa nào đó để có thể trao đổi với người nhận thông tin đó.

C - Channel: Kênh được dùng để truyền tải thông điệp. Đây là một phần rất quan trọng trong truyền thông vì nó giải quyết được vấn đề “ truyền tải thông điệp bằng cách nào”. Lựa chọn kênh phù hợp cũng không phải quá đơn giản, nó còn phụ thuộc vào hành vi của người nhận tin, họ thường sử dụng những kênh truyền thông nào để từ đó xác định và lựa chọn kênh cho phù hợp. Kênh truyền thông cũng phải đạt được hiệu quả nhận định của truyền thông như giúp cho công chúng nhận tin biết đến, cảm nhận được, tiếp nhận được.

R - Receiver: Người nhận tin. Đây là đối tượng cần được truyền tải những thông điệp trên.

E - Effect: Hiệu quả và những kết quả đạt được của quá trình truyền thông. Trong các thời điểm khác nhau sẽ mang đến những hiệu quả truyền thông nhất định.

Khi nghiên cứu truyền thông có sử dụng mô hình này, người ta cũng phân tích theo các yếu tố trên.

Xem thêm: Tìm hiểu xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu

2. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình truyền thông Lasswell

2.1. Ưu điểm của mô hình truyền thông Lasswell

Có thể nhận thấy dễ dàng một số ưu điểm có thể khiến cho mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong truyền thông đó là:

Mô hình truyền thông Lasswell là một mô hình khá đơn giản nên khá dễ hiểu. Nó chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự giao tiếp trong xã hội.

Mô hình này có thể phù hợp cho bất cứ loại hình giao tiếp nào, bất cứ phương tiện, thông điệp nào và kể cả người nhận là ai đi chăng nữa.

Mô hình truyền thông Lasswell tập trung vào nghiên cứu các yếu tố trong cuộc giao tiếp và những hiệu ứng tác động của nó.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình

2.2. Nhược điểm của mô hình truyền thông Lasswell

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, ở mô hình truyền thông Lasswell vẫn có những nhược điểm làm hạn chế hiệu quả của mô hình đó là: Không có sự phản hồi lại cảm nhận, đánh giá, quan điểm của người nhận về các thông điệp. Không có sự đề cập đến những tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng đến quá truyền truyền thông, mà rủi ro là điều khó có thể tránh khỏi ở trong truyền thông. 

Vậy là viecday365.com đang truyền thông đến bạn những kiến thức liên quan đến mô hình truyền thông Lasswell. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho bạn hiểu biết được nhiều hơn, có căn cứ để xây dựng những kế hoạch truyền thông.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1785 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT