Cập nhật bản mô tả công việc của quản lý khách sạn hay nhất
Theo dõi viecday365 tạiQuản lý khách sạn luôn là ngành nghề uy tín được nhiều ứng viên cạnh tranh ứng tuyển. Tuy nhiên, vị trí quản lý khách sạn cần phải thực hiện các nhiệm vụ công việc gì. Sau đây là bản mô tả công việc của quản lý khách sạn hay nhất mà các bạn có thể tham khảo, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
1. Giới thiệu vị trí quản lý khách sạn
Quản lý khách sạn (tên Tiếng Anh: Hotel Management) được hiểu là tổ chức có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của khách sạn một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Những người đảm nhận vị trí quản lý khách sạn sẽ lên kế hoạch về mọi quy tắc trong cách làm việc của các bộ phận trong khách sạn bao gồm lễ tân, phòng nghỉ, sự kiện, ẩm thực cho đến việc thiết lập báo cáo kết quả tài chính, hoạt động thu chi ngân sách của khách sạn.
Tuy nhiên, đối với quản lý khách sạn thì việc cai quản không phải là một khái niệm đơn lẻ mà chúng đều là các khái niệm chặt chẽ có sự liên kết cùng nhau. Rất khó để khẳng định bạn là người đã uyên thâm với công việc quản lý khách sạn hay không bởi ngành này có khá nhiều nghiệp vụ.
Các bạn cần có khả năng đối mặt với thách thức cũng như thích ứng nhạy bén là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một nhà quản lý khách sạn. Đồng thời bạn phải luôn xây dựng các chiến lược mới cũng như sở thích của khách du lịch, các công nghệ mới mà bạn đang theo dõi.
Các xu hướng mới trong khách sạn và ngành công nghiệp khách sạn dường như đang tạo nên sự tác động đến những người quản lý mô hình kinh doanh. Chính vì thế mà bạn nên bỏ công sức cũng như tiền bạc cho việc bắt kịp xu hướng này.
Xem thêm: Bộ phận F&B trong khách sạn là gì? Các hoạt động chính của F&B
2. Mô tả nhiệm vụ công việc quản lý khách sạn
2.1. Thiết lập và triển khai kế hoạch kinh doanh
Người thực hiện nhiệm vụ quản lý khách sạn phải thường xuyên phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng các chỉ tiêu cũng như định hướng để lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình hoạt động của khách sạn.
Tuy nhiên, cách để thiết lập và triển khai kế hoạch sao cho hiệu quả nhất để có thể mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận thì việc đạt được các chỉ tiêu đã đề ra đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết.
2.2. Quản lý mọi quá trình hoạt động trong khách sạn
Giống như tên gọi “quản lý khách sạn” thì nhiệm vụ chính của các bạn sẽ là cai quản toàn bộ hoạt động của khách sạn cũng như duy trì để đảm bảo mọi hoạt động trong khách sạn được diễn ra đúng kế hoạch.
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên về chất lượng phòng ốc trong khách sạn, công tác dọn vệ sinh sảnh và các lối đi trong và ngoài khách sạn.
- Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm trong quá trình phục vụ khách hàng.
- Quản lý nhân sự bằng cách giám sát thái độ làm việc cũng như chất lượng phục vụ của nhân viên đối với khách hàng để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất.
- Thực hiện công tác để đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất như bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp các trang thiết bị, tài sản của khách sạn một cách tối ưu nhất.
2.3. Theo dõi quy trình hoạt động của khách sạn đạt tiêu chuẩn
Người thực hiện công việc quản lý khách sạn cần phối hợp cùng các phòng ban liên quan để nghiên cứu, xây dựng các quy trình hoạt động trong khách sạn sao cho đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Đồng thời đảm bảo mọi nhân viên trong khách sạn phải đảm bảo thực hiện tiến độ công việc theo như cấp trên đã đề ra, nếu có xảy ra sai sót thì cần đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Không ngừng quan sát, tìm hiểu và thực hiện các điều chỉnh sửa đổi hợp lý. Tăng cường nâng cấp các quy trình để đảm bảo sự phù hợp cùng với các định hướng mới của khách sạn trong tương lai.
2.4. Một số nhiệm vụ liên quan
- Người quản lý khách sạn sẽ thực hiện nhiệm vụ đại diện cho khách sạn để công bố, thông báo với truyền thông cũng như các cơ quan báo chí về sản phẩm của khách sạn, hoạt động kinh doanh của khách sạn.
- Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là yếu tố rất quan trọng giúp giữ chân khách hàng. Đồng thời hợp tác mối quan hệ tốt với các nhà phân phối, các cấp chính quyền địa phương, …
- Là người đứng ra chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc phê duyệt cũng như phân tích thiết lập các kế hoạch công việc trong bộ phận thuộc thẩm quyền quản lý của khách sạn.
- Người quản lý khách sạn cần có sự phối hợp cùng với bộ phận truyền thông marketing để thống nhất về chiến dịch quảng bá, tiếp thị với mục tiêu xây dựng hình ảnh khách sạn đẹp nhất và uy tín nhất trên thị trường.
- Có thể liên hệ và phối hợp cùng các cấp trên để tăng cường xây dựng các giải pháp tốt nhất để cải thiện hiệu suất hoạt động và tăng thêm doanh thu cho khách sạn.
- Tham gia các buổi đào tạo nhân sự mới, huấn luyện nhân sự để tăng cường đóng góp thành công cho sự phát triển thịnh vượng của khách sạn.
- Là người đứng ra đại diện cấp trên chủ trì mọi cuộc họp định kỳ trong khách sạn.
- Thực hiện một số nhiệm vụ công việc mà cấp trên bàn giao
Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về bộ phận sale trong khách sạn là gì?
3. Các kỹ năng cần có trong vị trí quản lý khách sạn
3.1. Am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa - xã hội
Là nhà quản lý khách sạn tài ba thì việc am hiểu các kiến thức sâu rộng về văn hoá, ẩm thực, phong tục truyền thống luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thậm chí so với các quốc gia khác nhau trên thế giới, việc thấu hiểu văn hoá xã hội là yếu tố cần thiết miễn là phù hợp với khách hàng mục tiêu mà khách sạn đang hướng đến.
Bởi khi có các yếu tố này thì các bạn mới có thể tự tin đảm nhận vị trí công việc cũng như dễ dàng hiểu được tâm lý khách hàng một cách hiệu quả. Đồng thời, các bạn có thể tư vấn các dịch vụ phù hợp với khách hàng để giúp họ chọn được dịch vụ phù hợp cũng như giúp họ cảm thấy hài lòng nhất.
3.2. Năng động và nhiệt tình
Bất cứ một nhà lãnh đạo nào thì hầu hết phải hội tụ đầy đủ các yếu tố này: nhiệt tình, năng động, nhạy bén và tự tin giao tiếp. Bởi hiện nay hầu hết công việc của nhà quản lý khách sạn sẽ phải giao tiếp trực tiếp với nhiều đối tượng khách hàng trong ngày chưa kể đến đồng nghiệp, cấp trên.
Đặc thù nhiệm vụ công việc quản lý khách sạn đòi hỏi các bạn phải nắm bắt tốt tâm lý của đối phương, thân thiện và linh hoạt đối với việc xử lý tình huống, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ngoại lệ trong quá trình làm việc.
3.3. Tính chỉn chu, chu đáo và tỉ mỉ
Để trở thành một nhà quản lý khách sạn giỏi thì các bạn cần rèn luyện cho bản thân phẩm chất cẩn thận, chỉn chu, tỉ mỉ và khoa học. Bạn cần thấu hiểu mọi mong muốn của khách hàng trong việc bày trí, sắp xếp trong khách sạn như sảnh hay phòng ăn, phòng ở và các dịch vụ khác.
Thêm vào đó việc phục vụ khách hàng cần đến sự chu đáo, tận tình, khéo léo trong việc điều phối công việc hợp lý để mang lại cho khách sạn sự thoải mái, tiện nghi. Khi đáp ứng được các phẩm chất đó chắc chắn bạn sẽ thấy bản thân toát lên phong thái của người lãnh đạo trong việc phát triển dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng trên khắp mọi nơi.
3.4. Kỹ năng sắp xếp thời gian khoa học
Là một nhà quản lý khách sạn thì chắc chắn bạn cần phải có khả năng quản lý, sắp xếp thời gian cho các nhiệm vụ công việc một cách hợp lý. Bởi tần suất các công việc sẽ làm rất nhiều nên bạn cần đưa ra khung giờ hợp lý để hoàn tất đúng thời gian, đảm bảo phát huy đúng tiến độ công việc.
3.5. Trình độ giao tiếp ngoại ngữ
Là một nhà quản lý khách sạn bạn sẽ không chỉ phải trang bị các kiến thức chuyên môn về khách sạn mà còn phải tăng cường khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng anh. Thành thạo tiếng anh trong giao tiếp sẽ giúp bạn tự tin đi bất cứ đâu để thuận tiện cho việc truyền tải thông điệp, tư vấn đến mọi đối tượng khách hàng.
Trên đây là các thông tin cơ bản về công việc quản lý khách sạn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài đọc này sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều trải nghiệm giá trị và bổ ích. Đừng quên thường xuyên theo dõi và cập nhật các tin tức mới nhất về việc làm qua trang của viecday365.com bạn nhé.
501 0