Giải đáp toàn bộ thắc mắc về chiến dịch truyền thông là gì?

Theo dõi viecday365 tại
Phùng Hà tác giả viecday365.com Tác giả: Phùng Hà

Với việc làn sóng công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ đã kéo theo đó là sự phát triển của các chiến dịch quảng cáo, chiến dịch truyền thông. Vậy câu hỏi đặt ra chiến dịch truyền thông là gì và để xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả thì cần làm gì? Hãy cùng mình đi đến bài viết dưới đây để cùng tìm câu trả lời xác đáng nhất cho vấn đề này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về chiến dịch truyền thông hiện nay

1.1. Khái niệm cụ thể của chiến dịch truyền thông hiện nay

Với những người làm marketing, đặc biệt là ở mảng truyền thông thì chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với khái niệm của chiến dịch truyền thông nữa. Tuy nhiên thì không phải ai cũng đã nắm rõ được cụ thể khái niệm của chiến dịch truyền thông. Chiến dịch truyền thông có thể được hiểu là sự nỗ lực của doanh nghiệp, hay những người làm marketing cố gắng, nỗ lực ở trong quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của họ bằng cách sử dụng những nền tảng truyền thông xã hội.

Chiến dịch truyền thông là gì?
Chiến dịch truyền thông là gì?

Chiến dịch truyền thông sẽ khác hơn so với những hoạt động truyền thông hàng ngày đơn giản bởi vì chiến dịch truyền thông hoàn toàn có thể đo lường được và có mục tiêu, định hướng truyền thông. Các chiến dịch truyền thông có thể là các sự kiện, hoạt động xã hội hay thậm chí là cả các bài đăng trên trang mạng xã hội có chung một chủ đề, ... và mục đích của những việc này chính là để hướng tới mục tiêu truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng.

Ngoài ra, nếu như xét về lợi ích dài hạn, thì các chiến lược truyền thông có thể khiến cho doanh nghiệp thu hút được một số lượng lớn khách hàng tiềm năng và cả những khách hàng trung thành với họ, qua đó sẽ giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu của họ mà không cần mất đồng nào cho việc quảng cáo.

Xem thêm: Tìm hiểu về các phương tiện truyền thông quảng cáo hiệu quả cao

1.2. Mục tiêu của các chiến dịch truyền thông hiện nay

Thông thường thì các chiến dịch truyền sẽ gồm có hai mục tiêu chính đó là: Hình thành các nhu cầu sản phẩm dành cho khách hàng và giảm bớt chu kỳ bán hàng của các doanh nghiệp.

Mục tiêu của chiến dịch truyền thông
Mục tiêu của chiến dịch truyền thông

Mục tiêu đầu tiên đó là hình thành các nhu cầu sản phẩm dành cho khách hàng thì việc để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng sẽ là cả quá trình của một sự cố gắng, nỗ lực trong thời gian dài. Qua quá trình này, những khách hàng tiềm năng sẽ có thể nhận ra được sự có mặt hình ảnh của thương hiệu cũng như sản phẩm/dịch vụ tại thị trường kinh doanh. Tuy nhiên thì những sự nỗ lực định vị và thiết lập vị trí thương hiệu sẽ cần thời gian cũng như là sự nhất quán ở những chiến dịch truyền thông.

Mục tiêu tiếp theo đó là rút ngắn chu kỳ bán hàng của các doanh nghiệp. Thông thường thì các chiến dịch truyền thông sẽ định hình giúp cho các nhân viên kinh doanh cùng với các đối tác trong nền móng kênh phân phối, đồng thời cũng giúp họ có thể thu hút thêm được một lượng khách hàng tiềm năng, qua đó làm giảm bớt chu kỳ bán hàng cho các doanh nghiệp hiện nay.

1.3. Những lợi ích mà các chiến dịch truyền thông đem lại cho doanh nghiệp

Trước tiên thì các chiến dịch truyền thông sẽ đưa thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng gần hơn, từ đó thì các doanh nghiệp sẽ tạo thêm được một lượng khách hàng tiềm năng, giúp nâng cao doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp. Đồng thời thì các chiến dịch truyền thông cũng sẽ tạo nên tính cạnh tranh mạnh mẽ, bền vững ở trên thị trường kinh doanh hiện nay.

Lợi ích của chiến dịch truyền thông
Lợi ích của chiến dịch truyền thông

Bên cạnh đó ngoài những lợi ích thiết thực mà các chiến dịch truyền thông mang tới cho doanh nghiệp thì chúng còn có tác dụng giúp gắn kết, cổ vũ cho nội bộ trong công ty, qua đó giúp nâng cao tinh thần của nhân viên. Ngoài ra, để có thể đảm bảo sự nhất quán trong chiến dịch này cần các thành viên nội bộ trong công ty phải có sự gắn kết với nhau, qua đó giúp quá trình này có thể được vận hành được trơn tru hơn. Đồng thời thì sau mỗi một chiến dịch truyền thông thành công, sự hứng khởi hay là những năng lượng tích cực của nhân viên nội bộ sẽ được tăng lên, qua đó họ sẽ có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp, công ty.

2. Các bước để xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

2.1. Thực hiện nghiên cứu và phân tích các chiến dịch truyền thông cho thương hiệu của doanh nghiệp

Bước đầu tiên để có thể xây dựng một chiến dịch truyền thông tốt đó chính là thực hiện nghiên cứu, phân tích để từ đó đánh giá được hiện trạng của thương hiệu, đồng thời xác định được những vấn đề hay là những mục tiêu truyền thông dành cho thương hiệu đó. Ngoài ra thì việc đánh giá những thông tin nghiên cứu sẽ chính là cơ sở để có thể triển khai được các chiến lược cụ thể tiếp của những kế hoạch truyền thông sau đó.

2.2. Thực hiện đề xuất các chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

Bước bước tiếp theo của quá trình xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp đó chính là phải đưa ra được những định hướng, giải pháp về một chiến dịch truyền thông cụ thể.

Đầu tiên đó là thiết kế thông điệp cho chiến dịch truyền thông: Chiến dịch truyền thông chính là cả một quá trình truyền tải thông điệp tới những đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, bạn cần phải sáng tạo, thiết kế một thông điệp truyền thông thực sự đem lại hiệu quả. Ngoài ra thì chiến dịch truyền thông cũng cần phải đáp ứng đủ được 4 tiêu chí dựa vào mô hình AIDA, đó là: Attention – tạo sự chú ý tới khách hàng; Interest - tạo sự quan tâm đến khách hàng; Desire – kích thích, khơi dậy mong muốn của khách hàng và Action - thúc đẩy quá trình hành. Trong quá trình xây dựng thông điệp thì đây cũng chính là quá trình nhằm giải quyết 4 câu hỏi, đó là: nói cái gì?, nói như thế nào cho hợp lý?, nói như thế nào cho diễn cảm?, ai nói cho tính thuyết phục?

Tiếp theo đó là lựa chọn phương tiện truyền thông. Thông thường thì các kênh truyền thông sẽ có thể được lựa chọn theo hai phương thức đó là kênh truyền thông trực tiếp hoặc là kênh truyền thông gián tiếp. Đối với các kênh trực tiếp thì đây là cách thức mà thông điệp sẽ được truyền tải bằng cách giao tiếp từ hai người trở lên. Một số kênh truyền thông trực tiếp tiêu biểu có thể kể đến như: Kênh tự giới thiệu, kênh chuyên viên, kênh xã hội, ...

Truyền thông trực tiếp
Truyền thông trực tiếp

Còn đối với các kênh truyền thông gián tiếp thì đây lại là các kênh để truyền tải thông điệp tới những đối tượng khách hàng mục tiêu mà không cần phải tiếp xúc hoặc là trao đổi trực tiếp với nhau. Những kênh truyền thông gián tiếp của các chiến dịch truyền thông tiêu biểu có thể kể đến như là những phương tiện truyền thông đại chúng (báo, tạp chí, bảng hiệu, áp phích, bằng ghi âm, ...), bầu không khí (môi trường cung cấp dịch vụ sạch sẽ, thái độ nhân viên tốt, ...), hay là các sự kiện (buổi họp báo, lễ khai trương, ...).

Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp

Xem thêm: Ấn phẩm truyền thông là gì? Tìm hiểu chung về ấn phẩm truyền thông

2.3. Xác định thời gian và nguồn lực hợp lý để thực hiện chiến dịch truyền thông

Bước cuối cùng để có thể xây dựng chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả đó chính là xác định thời gian và địa điểm để thực hiện chiến dịch. Việc lựa chọn thời điểm cũng như là phân bổ nguồn lực hợp lý cho chiến dịch truyền thông cũng là một điều cần thiết bởi vì những điều này có thể sẽ tác động tới hiệu quả chiến dịch truyền thông của thương hiệu.

Xác định thời gian và nguồn lực hợp lý
Xác định thời gian và nguồn lực hợp lý

Thời gian để có thể thực hiện được chiến dịch truyền thông sẽ còn phụ thuộc vào mục tiêu hay là nguồn lực của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì thời điểm để có thể thực hiện các chiến dịch này sẽ còn tùy thuộc vào nhu cầu của những sự kiện nhận được nhiều sự quan tâm trong một thời gian nhất định.

Thông thường, sẽ có 2 thời điểm để thương hiệu có thể thực hiện được những chiến dịch truyền thông, đó chính là dựa vào nhu cầu sản phẩm và truyền thông theo mùa. Đối với thời điểm để truyền thông theo nhu cầu sản phẩm thì trước tiên sẽ cần phải chú ý tới vòng đời của sản phẩm, đồng thời cũng sẽ phải để ý tới ngày phát hành của sản phẩm đó, hay là về những thành công hay sự thất bại của dòng sản phẩm đó ở trong quá khứ, ...

Còn đối với thời điểm truyền thông dựa theo mùa đó là cần phải kết hợp chiến dịch truyền thông cùng với những thời điểm quan trọng nhất trong năm, ví dụ như là các dịp lễ tết hay là những dịp lễ hội, kỳ nghỉ lớn, ...

Trên đây là những chia sẻ của viecday365 để giải đáp thắc mắc chiến dịch truyền thông là gì, đồng thời cũng giới thiệu đến bạn đọc những bước để có thể xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chiến dịch truyền thông.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem520 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT