Những lưu ý trong mẫu CV xin việc viết bánh bạn nên ghi nhớ
Theo dõi viecday365 tạiBạn cần viết mẫu CV xin việc bếp bánh hiệu quả để có thể thành công và làm việc trong một nhà hàng ưa thích? viecday365.com sẽ giúp bạn với bài viết dưới đây.
Bạn là đầu bếp bếp giỏi tài ba, một người mà có thể tạo ra một chiếc bánh ấn tượng với phong cách đẹp đẽ với từng miếng bánh ngọt ngào, hòa tan. Bạn có thể đảm bảo rằng mọi nguyên liệu bạn sử dụng đều có nguồn gốc chất lượng. Nhưng nếu muốn có một công việc bếp bánh tốt nhất, thì bạn cần chứng minh bản thân với nhà tuyển dụng.
Để làm được điều đó, bước đầu tiên bạn cần làm là có một CV xin việc bếp bánh chuyên hiệu quả. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây, viecday365.com sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV bếp bánh chuyên nghiệp, tán đổ mọi nhà tuyển dụng.
1. Chọn một định dạng CV thích hợp
Bếp bánh là công việc cần có kỹ năng và sự chuyên nghiệp trong việc chế tạo một loại bánh, có thể là bánh Á, Âu. CV của bếp bánh cần thể hiện ra trình độ làm bánh, trình bày và tạo kiểu dáng cho nó một cách thành thạo cũng như kỹ năng quản lý, lập ngân sách, danh mục nguyên liệu cho món ăn bạn làm.
Nên mục đích của CV bếp bánh là trình bày kỹ năng làm bánh của bạn một cách ấn tượng với các công ty tuyển dụng. Nó sẽ phải chứa các thông tin nhất định để nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Với CV bếp bánh, định dạng tốt nhất bạn nên chọn là định dạng thời gian, đây tuy là định dạng truyền thống nhưng giúp cho nhà tuyển dụng biết bạn đã làm việc và có kinh nghiệm nào trước đây.
Bạn cũng phải tạo một bố cục CV phù hợp, phân chia các phần rõ ràng, gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, giải thưởng và thành tích đạt được. Các thông tin nên được trình bày chỉ đủ độ dài, gọn gàng trong 1-2 tờ giấy A4. Việc chọn phông chữ cũng như chọn phông chữ menu bánh vậy, hãy dễ đọc và rõ ràng nhé.
Xem thêm: Việc làm nhân viên bếp bánh
2. Những điểm cần lưu ý trong quá trình viết CV của bạn
CV xin việc bếp bánh là một công việc vô cùng đặc thù đòi hỏi người ứng tuyển cần phải biết cách viết và trình bày CV một cách sáng tạo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ không nói đến những vấn đề liên quan đến những thông tin trong đề mục CV mà bạn cần viết. Thứ chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là việc những thông tin “không thể không có” trong CV xin việc bếp bánh của bạn.
2.1. Thông tin cá nhân - phần cơ bản không thể thiếu trong CV của bạn
Phần này là phần mở đầu, cơ bản và bắt buộc trong mỗi CV dù ở bất cứ ngành nghề nào. Tại phần này bạn chỉ cần liệt kê một số thông tin cơ bản về bản thân như: tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email cá nhân và địa chỉ nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn khi cần.
Thông tin cá nhân rất đơn giản nhưng có nhiều người ghi sai số điện thoại hay email, hãy tránh mắc sai lầm ngớ ngẩn này bằng cách kiểm tra kỹ càng nhé. Một ví dụ cho mục thông tin cá nhân bạn có thể tham khảo:
Họ và tên: Nguyễn Văn P
Ngày tháng năm sinh: 5/5/19XX
Email: [email protected]
Số điện thoại: 0XXXXXXXX1
Địa chỉ: ASD
2.2. Tập trung trình bày các kỹ năng làm bánh và trình độ chuyên môn của bạn
Đối với một người làm việc bếp bánh, kỹ năng gần như là tất cả, nó sẽ tạo nên thành công của bạn. Đồng thời hãy xác định ra những kỹ năng khác bên cạnh việc bạn nấu nướng, làm bánh giỏi như nào. Đầu tiên, hãy làm nổi bật những kỹ năng làm bánh mà bạn có, một số loại bánh là thế mạnh của bạn. Đó có thể là kỹ năng nướng bánh, trang trí bánh bằng kem và và những công cụ khác,...
Ngoài phần thông tin cá nhân của bạn thì điều mà bạn cần thêm vào trong quá trình apply công việc liên quan đến bếp bánh đó chính là kỹ năng. Kỹ năng chính là thứ quan trọng hàng đầu mà người phỏng vấn muốn thấy ở bạn.
Đối với những công việc tay chân như nghề bếp bánh, những người phỏng vấn sẽ không quá quan tâm đến trình độ và mục tiêu nghề nghiệp,..
Chính vì vậy, trong CV xin việc bếp bánh của bạn cần phải có hai thứ chiếm nhiều nội dung nhất, đó chính là những kỹ năng mà bạn có liên quan đến công việc bếp bánh và kinh nghiệm thực tiễn mà bạn đã làm ở vị trí có liên quan đến công việc bếp bánh.
Phần kỹ năng bạn cần phải biết chọn lựa giữa cái gì nên cho vào và cái gì thì không, những kỹ năng mà bạn đưa vào trong CV của mình cần thể hiện được mục đích mà bạn đưa vào đó.
Tất cả những kỹ năng bạn đưa vào đều sẽ có ích cho công việc sau này mà bạn làm việc cho nơi bạn ứng tuyển. Hãy cố gắng tập trung vào lĩnh vực chuyên môn là chính. Không nên quá dựa dẫm hay phụ thuộc vào quá nhiều những kỹ năng mà bạn thấy trên mạng nhưng bạn lại không có điều đó. Thể hiện kỹ năng là việc tốt nhưng cần trung thực vẫn sẽ là tốt nhất.
Sau đó, chọn ra những kỹ năng mềm khác quan trọng cho công việc bếp bánh. Nếu như bạn đang hướng tới vị trí bếp trưởng bếp bánh thì hãy cho thêm kỹ năng lập kế hoạch thực đơn, quản lý ngân sách, dự báo, kiểm soát chi phí, quản lý nhà cung cấp, quản lý hàng tồn kho và lựa chọn sản phẩm,...
2.3. Xin việc bếp bánh trong CV không thể thiếu kỹ thuật làm bánh
Nếu bạn đã thành thạo bất cứ một kỹ thuật làm bánh nào mà bạn cảm thấy tự tin và bạn đã làm nó rất nhiều lần, đừng ngại chi mà không đem nó vào CV của bạn, để nếu trong trường hợp bạn được tuyển dụng, người cấp trên sẽ cân nhắc cho bạn vào các vị trí mà kỹ năng của bạn được sử dụng nhiều hơn, từ đó thành thạo và bạn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
Bên cạnh đó, nếu bạn có những thành tích nổi bật gì trong quá trình làm bánh, bạn có thể thêm vào phần kỹ năng để giúp cho việc apply thuận buồm xuôi gió hơn nhé!
Xem thêm: [Update] Bản mô tả công việc đầu bếp chi tiết, đầy đủ nhất
2.4. Chăm hay không bằng tay quen, kinh nghiệm làm việc vẫn là quan trọng nhất
Đây là phần quan trọng nhất trong CV xin việc của bạn, không có gì làm bằng chứng tốt nhất về việc bạn thành thạo các kỹ năng làm bánh hay trang trí nó. Bạn có thể đặt công việc bếp bánh gần đây nhất của bạn nếu như công việc đó là công việc có vị trí trong bếp bánh bạn từng đạt được. Đối với mỗi vị trí, hãy bao gồm các các chức danh và tên công ty cũ, mô tả ngắn gọn về công việc đó và những gì bạn đạt được.
Bạn nên làm bật các những thành tựu có thể đo lường được, đừng chỉ liệt kê những nhiệm vụ của bạn. Nó không phải là nói những gì bạn đã làm, mà là chứng minh bạn đã làm nó tốt như thế nào. Hãy luôn để ý yêu cầu công việc trong bản mô tả nghề nghiệp để chắc chắn rằng những kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc sắp tới.
Ví dụ thu nhỏ về cách viết mục kinh nghiệm như sau:
“Bếp trưởng bếp bánh
Cửa hàng bánh ngọt UYZ
2/2024-10/2024
Được thiết kế lại menu của tiệm bánh ngọt, bổ sung vào đó thêm 7 món bánh ngọt, chiến thắng một trong vị trí trong giải “Những chiếc bánh ngon nhất dùng cho buổi chiều” trên tạp chí ẩm thực ABC.
Phụ trách đội ngũ bếp bánh 8 người nhằm thực hiện các công việc cung cấp bánh hàng ngày cho cửa hàng.
Giảm 10% chi phí nguyên vật liệu thông qua việc chọn và quản lý tốt hơn.”
Hoặc:
“Nhân viên bếp bánh
Nhà hàng Âu Laphe Indochi
1/2024-1/2024
Đảm nhiệm trực tiếp công việc làm bánh và sản xuất bánh ngọt tráng miệng phong cách châu Âu cho khách hàng như bánh Mousse, bánh táo, Pudding, Crème Brûlée,...
Tính toán lượng tinh bột, đường và khẩu phần ăn cho phù hợp với khách hàng.”
2.5. Những bằng chứng chứng minh năng lực làm bánh của bạn
Nếu bạn muốn làm nổi bật lên CV của mình trong mắt nhà tuyển dụng thì hãy thêm các chứng chỉ và thành tích liên quan đến bếp bánh, nấu ăn mà bạn có hoặc đó có thể là công việc nấu ăn tình nguyện. Đó có thể là chứng chỉ nấu ăn, chứng chỉ ngôn ngữ, các ấn phẩm ghi nhận thành tích trong việc làm bánh,... Ví dụ một số thành tích bạn có thể tham khảo:
- Chứng nhận An toàn Thực phẩm ServSafe
- Thành viên Hiệp hội làm bánh
- Tham gia tình nguyện làm bánh ngọt cho trẻ em nghèo dịp Tết.
3. Mẫu CV xin việc bếp bánh
Khi đã tạo dựng nội dung phù hợp, bạn có thể tham khảo mẫu CV xin việc bếp bánh dưới đây để biết cách trình bày nhé!
Bên trên là tất cả những thông tin và gợi ý cần thiết để các bạn có thể viết một mẫu cv xin việc bếp bánh đúng chuẩn, đảm bảo tán đổ nhà tuyển dụng trong nháy mắt. Mong rằng các bạn có thể làm việc tại vị trí bếp bánh phù hợp nhất cho bản thân nhé!
2554 0